“Độc chiêu” cho gà uống tỏi, xông chuồng với bồ kết mùa cúm gia cầm
Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N1 và A/H5N6 tại một số địa phương, để bảo vệ đàn gia cầm, nhiều chủ trang trại ở Hải Dương và Bắc Ninh đã áp dụng các “độc chiêu” trong phòng, chống dịch, kết hợp chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Tăng đề kháng cho gà bằng tỏi
Những ngày này, trang trại của anh Phạm Văn Tuân, trú tại xã Gia Lương, huyện Gia Lộc (Hải Dương) luôn “cửa đóng, then cài”, không đón khách lạ. Trang trại lại nằm cách xa khu dân cư, bao quanh là một lớp tường rào được xây kiên cố.
Bên con đường dẫn vào trang trại, anh Tuân trồng hàng trăm gốc chuối. Nếu là người lạ thì không thể biết bên trong hàng chuối xanh tốt đó lại là trang trại đang nuôi hàng nghìn con gà thương phẩm. Chả thế mà nhiều người ví, đây chính là pháo đài “thách thức dịch bệnh”.
Để có thể đến thăm trang trại, chúng tôi đã phải nhờ lãnh đạo Phòng NNPTNT huyện Gia Lộc giới thiệu, “bảo lãnh”, anh Tuân mới yên tâm cho chúng tôi qua cổng. Chia sẻ với phóng viên, anh Tuân cho biết: “Thời gian này chúng tôi đặc biệt hạn chế người ra vào, rắc vôi bột xung quanh chuồng trại, che chắn kỹ càng bốn phía để hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập”.
Trại chăn nuôi gà đẻ được đầu tư hệ thống máng ăn, máng uống hiện đại. (ảnh Minh Ngọc)
Từ sau Tết Nguyên đán, qua các kênh thông tin, anh Tuân biết được dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở một số địa phương, có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà, anh Tuân đã áp dụng nhiều biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Nhờ đó đến thời điểm này, đàn gà thương phẩm trên 5.000 con và gà giống 2.300 con của anh Tuân vẫn bình an vô sự.
Hàng ngày, anh Tuân thường xuyên cho đàn gà uống nước tỏi, xông chuồng bằng quả bồ kết. Anh Tuân cho biết, khi gà giống được 20 – 25 ngày tuổi thì bắt đầu cho uống nước tỏi. Tỏi ngâm trong nước khoảng 2 tiếng thì giã nát, hòa vào nước cho gà uống 2 tuần 1 lần. Với 2.300 con gà, trang trại cần khoảng 900g tỏi. Gà uống nước tỏi sẽ kháng được bệnh viêm ruột, cầu trùng và cúm.
Theo anh Tuân, nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi gà thịt, khi nhiệt độ và độ ẩm quá cao sẽ gây bất lợi cho đàn gà. Đối với đàn gà con, cần sưởi ấm trong 3 tuần đầu, sau đó nhiệt độ giảm dần. Ngoài ra, nước uống cho gà cũng luôn phải đảm bảo sạch sẽ.
Về thức ăn tinh cho đàn gà, anh Tuân cho biết, cám phải được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng. Hệ thống máng, chậu thức ăn phải luôn được rửa sạch trước khi cho gà ăn. “Sau mỗi lứa gà được xuất đi, tôi lại trồng một lớp cỏ mới thay thế nhằm tạo sân chơi cũng như đáp ứng nguồn thức ăn thô cho lứa gà mới”- anh Tuân nói.
Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, cộng thêm dịch Covid-19, giá gia cầm đã có nhiều biến động, sức mua giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi. Tuy nhiên nhờ áp dụng biện pháp chăn nuôi ATSH nên đàn gà của anh Tuân vẫn khỏe mạnh, tiêu thụ bình thường. Đặc biệt trong những ngày dịch Covid-19 phức tạp, liên tục có người gọi điện cho anh hỏi mua gà.
“Trước tết, tôi xuất bán trên 2 tấn gà với mức giá 90.000 đồng/kg, từ sau tết đến nay giá giảm dần. Hiện giá gà xuất chuồng đạt 70.000 – 75.000 đồng/kg, nhưng cũng không còn nhiều gà để bán”- anh Tuân nói.
Video đang HOT
Vịt, ngan được chăm sóc đặc biệt
Cũng giống như anh Tuân, từ khi bắt tay vào nghề chăn nuôi gia cầm, anh Phạm Xuân Hùng, trú tại thị trấn Thứa (huyện Lương Tài, Bắc Ninh) đã áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Theo đó, anh phân bố thời gian, khẩu phần ăn cho đàn vịt, ngan đẻ hợp lý; máng ăn luôn được rửa sạch, khô thoáng. Ngoài ra, ngan, vịt còn được bổ sung các loại rau xanh…
Hiện trang trại của anh Hùng đang nuôi 1.000 vịt đẻ, 1.500 ngan đẻ và 2.500 vịt hậu bị. Để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, trên diện tích trang trại rộng 1,5ha, anh Hùng xây dựng chuồng trại khép kín với hệ thống quạt thông gió, lót gạch nền, xung quanh bao lưới B40, sân phơi, bể tắm, hệ thống nước tắm và hệ thống máng ăn cho vịt, ngan.
Theo anh Hùng, nuôi vịt, ngan theo hướng này tỷ lệ hao hụt rất thấp, vịt khỏe, ít bệnh, chất lượng trứng cao. “Đặc biệt có thể kiểm soát tốt tình hình bệnh cúm gia cầm, không tốn nhiều công chăm sóc như nuôi nhỏ lẻ”- anh Hùng nói.
Để dễ quản lý đàn vịt, anh Hùng nhốt trong trang trại và phân loại theo độ tuổi, cho ăn thức ăn công nghiệp, nước uống đảm bảo là nước sạch, vệ sinh chuồng trại 2 lần/ngày, vịt được cán bộ thú y tiêm phòng vaccine đúng định kỳ. Sau 5 tháng thả nuôi, vịt bắt đầu cho trứng và sau 7 tháng sẽ cho trứng chất lượng, ổn định.
Anh Hùng cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, kết hợp giá cám tăng, đầu ra gặp khó khăn nên nhiều người đã không còn mặn mà với chăn nuôi gà, vịt, khiến việc tiêu thụ con giống của trang trại bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, để chăn nuôi lâu dài, bền vững, anh Hùng vẫn quyết tâm đầu tư 600 triệu đồng để tậu thêm 4 dàn ấp trứng mới, nâng tổng số dàn ấp lên con số 11. Qua đó, con giống gia cầm được đảm bảo chất lượng, giá thành giảm nhiều so với ấp nở thủ công.
Minh Ngọc
Nuôi hơn 7.000 gà lai chọi ở ruộng từng bỏ hoang, thu 600 triệu/năm
Anh Phạm Văn Tuân đã mua lại ruộng thuộc diện trũng, lầy quanh năm không thể cày cấy của hàng chục hộ dân trong thôn, sau đó xin chuyển làm trang trại nuôi gà thả vườn. Đến nay anh Tuân đã nâng quy mô đàn gà thả vườn lên đến hàng ngàn con tại xã Gia Lương, huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) cho thu nhập 600 triệu đồng mỗi năm.
Để được trực tiếp vào thăm trang trại nuôi gà thả vườn của anh Tuân, chúng tôi đã phải "nhờ" Phòng NNPTNN huyện Gia Lộc liên hệ, giới thiệu, nên anh Tuân mới yên tâm đồng ý.
"Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, từ đầu năm đến nay trang trại đã phải hạn chế người ra vào, thường xuyên rắc vôi bột trong cũng như lối dẫn vào trang trại, che chắn chuồng kỹ càng nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của dịch bệnh..." - anh Tuân nói.
Bằng các phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, hiện đàn gà thả vườn 7.000 con của anh Phạm Văn Tuân, trú tại xã Gia Lương, huyện Gia Lộc (Hải Dương) vẫn "bình an vô sự". Ảnh: Minh Ngọc
Xong cái bắt tay, anh Tuân lấy xe máy dẫn chúng tôi ra thăm trang trại nuôi gà thà vườn cách đó chừng 2km, nằm sát với cánh đồng lớn của thôn. Bên ngoài trang trại được bao quanh một lớp tường rào kiên cố, trồng xen lẫn là hàng trăm gốc chuối. Hết con đường chính của thôn rẽ vào con đường nhỏ dẫn vào trang trại được phủ trắng bởi vôi bột.
Tắt máy, xuống xe anh Tuân mở cánh cửa để dẫn chúng tôi vào trang trại, bất ngờ đầu tiên với chúng tôi đó là cách sắp xếp rất hợp lý giữa các chuồng trại, sân chơi cho đàn gà. Ở giữa trang trại anh Tuân còn thiết kế đào một ao nhỏ với mục đích cung cấp nguồn nước sạch cho đàn gà.
Vừa dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm trang trại, anh Tuân vừa chia sẻ, cách đây hơn 10 năm đây chỉ là vùng ruộng lầy, trũng quanh năm, bà con không thể cấy lúa. Năm đó, UBND xã lại có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những thửa ruộng khó canh tác, nên tôi bàn với gia đình quyết định mua lại toàn bộ diện tích đất của hơn chục hộ để làm trang trại.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, đàn gà luôn được anh Tuân "bảo vệ nghiêm ngặt". Ảnh: Minh Ngọc.
Theo anh Tuân, thời gian đầu cũng gặp không ít khó khăn, một phần cũng do vốn ít nên chỉ nuôi gần 100 con gà ta thả vườn, thả một ít cá giống. Gà đến kỳ được xuất bán thì cũng chỉ đem ra chợ huyện bán lẻ, còn đâu thì bán cho người làng.
Theo đó, chăn nuôi lâu dần, anh Tuân có nhiều kinh nghiệm nuôi gà thả vườn, mỗi năm anh mua thêm gà giống về để úm, tăng dần số lượng đàn gà nuôi mỗi lứa.
Anh Tuân vui vẻ nói, "Có khi thời gian tôi ở trang trại nuôi gà thả vườn còn nhiều hơn cả ở nhà". Sau hơn 10 năm lăn lộn, đến nay trang trại của anh Tuân đã có đàn gà thả vườn hơn 7.000 con, trong đó hơn 5.000 là gà trưởng thành và 2.300 con là gà giống. Đáng nói, 100% số gà anh nuôi đều là giống gà lai chọi.
"Chừng ấy thời gian, trải qua nhiều khó khăn, có năm gặp dịch bệnh đàn gà chết gần hết mà chẳng có cách nào cứu chữa, nghĩ thấy chán nản, hay bỏ không chăn nuôi nữa, về đi làm công nhân. Nhưng rồi được gia đình, bà xã động viên nên lại quyết tâm làm lại từ đầu" - anh Tuân bộc bạch.
Anh Tuân cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN được biết, từ sau Tết Nguyên đán, qua các kênh thông tin, biết được dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở một số địa phương, nguy cơ lây lan, xuất hiện những ổ dịch mới được Bộ NNPTNT cảnh báo. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà, anh đã áp dụng nhiều biện chăn nuôi an toàn sinh học...
Theo anh Tuân "Cám cho gà phải được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng. Sau khi nhập cám về phải đảm bảo nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp". Ảnh: Minh Ngọc.
Hàng ngày, anh Tuân cho đàn gà uống nước pha tỏi, xông chuồng bằng quả bồ kết. "Khi gà giống được 20 - 25 ngày thì bắt đầu cho uống nước tỏi. Tỏi ngâm trong nước khoảng 2 tiếng rồi giã nát, hòa vào nước cho gà uống, 2 tuần cho uống một lần", anh Tuân chia sẻ.
Đối với đàn gà trưởng thành, để tạo không gian và sân chơi cho đàn gà, anh Tuân đã nảy sinh ý tưởng trồng một lớp cỏ, dày chừng từ 5 - 7cm. Ngoài việc tạo ra sân chơi cho đàn gà, cỏ này cũng có thể làm thức ăn, bổ sung chất xơ và khoáng, giúp tăng sức đề kháng cho đàn gà.
"Sau mỗi lứa gà được xuất bán đi, tôi lại trồng một lớp cỏ mới để thay thế nhằm tạo sân chơi cũng như đáp ứng nguồn thức ăn xơ cho lứa gà mới" anh Tuân nói.
Về thức ăn tinh cho đàn gà, cám phải được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng. Sau khi nhập cám về phải đảm bảo nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp. Hệ thống máng, chậu thức ăn phải luôn được rửa sạch trước khi cho ăn.
Với việc anh Tuân đã áp dụng nhiều biện pháp chăn nuôi ATSH, nên đến nay mặc dù dịch cúm gia cầm vẫn phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhanh nhưng đàn gà vẫn rất khỏe mạnh.
"Qua nhiều người giới thiệu, biết được cách chăn nuôi gà an toàn sinh học của tôi nên các nhà hàng trong huyện và thành phố Hải Dương đều đã đặt mua gà lai chọi trước từ vài tháng. Mấy ngày hôm nay điện thoại của tôi rung lên liên tục vì có người hỏi mua gà. Nhưng cũng không có gà để bán, đành phải từ chối" - anh Tuân cho biết.
Với việc chăn nuôi gà an toàn sinh học, thời gian này rất nhiều nhà hàng ở Hải Dương, người mua lẻ cũng gọi điện hỏi mua gà tại trang trại của anh Tuân. "Nhiều người đã đặt trước cả vài tháng nên không có gà để bán, đành phải từ chối" - anh Tuân cho biết.
Với cách chăn nuôi gà theo kiểu "gối đầu", mỗi tháng trang trại của anh Tuân vào 1 lứa gà khoảng 2.000 - 2.500 con nên tháng nào cũng có gà để bán. Anh Tuân nhẩm tính, năm 2019 trang trại xuất bán trên 40 tấn gà, trừ tất cả các chi phí anh Tuân thu về 600 triệu đồng.
"Trước Tết tôi xuất bán trên 2 tấn gà với mức giá 90.000đ/kg, nhưng từ sau Tết đến do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch Covid-19 nên đã làm cho giá gia cầm nói chung, giá gà thả vườn có nhiều biến động, hiện giá gà thả vườn đã giảm xuống còn 60.000 - 65.000đ/kg", anh Tuân nói.
Anh Tuân chia sẻ thêm với phóng viên Báo điện từ DANVIET.VN, anh đang rất mong muốn tình hình dịch cúm gia cầm và dịch Covid-19 sẽ sớm qua đi, để người dân nói chung và những người chăn nuôi nói riêng như anh được yên tâm về dịch bệnh, giá cả được ổn định.
Dự định sắp tới của anh Tuân là sẽ tiếp tục tăng số lượng đàn gà thả vườn, bên cạnh đó đầu tư chuồng trại "tậu" thêm bò 3B về để nuôi, phát triển kinh tế gia đình cũng như hướng dẫn những hộ có nhu cầu chăn nuôi.
Theo Danviet
Giá gia cầm hôm nay 18/3: Nuôi gà vịt kiểu này, nông dân có lãi đều Cập nhật giá gia cầm hôm nay 18/3, tại thị trường miền Bắc giá gà ta thả vườn ở một số nơi đã nhích lên quanh mức 75.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi đã bắt đầu có lãi khá. Trong khi người nuôi vịt vẫn đang thua lỗ vì giá chỉ đạt 28.000-35.000 đồng/kg thì những người nuôi gà vịt an...