Doanh trại quân sự nước ngoài lớn nhất của Mỹ sát sườn Triều Tiên
Được xem là doanh trại quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài với trị giá 11 tỷ USD, Humphreys được xem như một thành phố thu nhỏ của Mỹ tại Hàn Quốc và có thể trở thành “đại bản doanh” của quân đội Mỹ nếu xảy ra xung đột với Triều Tiên.
Hồi đầu tháng 11, Tổng thống Donald Trump đã tới thăm doanh trại Humphreys, căn cứ quân sự đồ sộ trị giá 11 tỷ USD và là doanh trại quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, tại Pyeongtaek, Hàn Quốc. Trong ảnh: Tổng thống Trump chụp ảnh cùng các sĩ quan quân sự thuộc Trung tâm Chỉ huy Tác chiến Lục quân số 8 tại Doanh trại Humphreys ngày 7/11. (Ảnh: AP)
Được xây dựng tại khu vực nông thôn ở thành phố Pyeongtaek, doanh trại Humphreys nằm cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 64 km về phía nam và cách Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ), nơi ngăn biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc và là khu vực được vũ trang dày đặc bậc nhất thế giới, khoảng 96 km. Doanh trại này giống một thành phố thu nhỏ của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Cuộc sống tại doanh trại Humphreys mang nhiều nét đặc trưng của đô thị Mỹ và việc xây dựng doanh trại này từng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều người dân địa phương. Chính phủ Mỹ đã phải đàm phán và đền bù cho người dân Hàn Quốc để có thể xây dựng doanh trại Humphreys. Trong ảnh: Người biểu tình phản đối dự án xây dựng doanh trại Humphreys tại Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap)
Trong hàng chục năm, quân đội Mỹ phải nỗ lực để di dời trụ sở của lực lượng này từ thủ đô Seoul xuống khu vực phía nam xa hơn nhằm tránh tầm bắn của pháo binh Triều Tiên. Đại tá Scott W. Mueller, chỉ huy doanh trại Humphreys, cho biết họ đã xây dựng toàn bộ khu vực này “từ con số không”. Hồi tháng 7, Đơn vị Lục quân số 8, trung đoàn giám sát tất cả các binh sĩ Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc, đã chuyển tới doanh trại Humphreys. (Ảnh: Business Insider)
Hiện có khoảng 25.000 người Mỹ đang sinh sống tại doanh trại Humphreys, bao gồm các binh sĩ, gia đình của các binh sĩ và các nhà thầu. Con số này dự kiến sẽ tăng lên tới 42.000 người vào năm 2020. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Nhiều công trình đã được xây dựng trong khuôn khổ doanh trại Humphreys, gồm các khu chung cư, sân thể thao, khu giải trí, quán ăn nhanh, sân golf, công viên nước,… Hồi tháng 10, doanh trại Humphreys tiếp tục khánh thành một trung tâm thú y, phòng khám nha khoa và khu vực bán đồ ăn cho binh sĩ. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Một trung tâm mua sắm trị giá 64 triệu USD rộng gần 30.000 m2 cũng đã được khai trương tại doanh trại Humphreys hồi đầu tháng 11, bày bán tất cả các mặt hàng từ thực phẩm tới tivi và thậm chí có cả quán cafe. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Trường phổ thông Humphreys nhận giảng dạy các học sinh từ lớp 9 đến lớp 12, đào tạo khoảng 360 học sinh là con của các quân nhân và các nhân viên làm việc tại doanh trại Humphreys. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Video đang HOT
Các khu vui chơi thể thao là nơi các binh sĩ Mỹ và những người sống tại doanh trại Humphreys có thể tới thư giãn sau giờ làm việc. (Ảnh: Anthony Langley)
Nhiều nhà thờ đã được xây dựng bên trọng doanh trại Humphreys. Dự kiến các nhà thờ mới vẫn sẽ tiếp tục được xây dựng trong thời gian tới. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Một cửa hàng ăn nhanh tại doanh trại Humphreys. (Ảnh: AP)
Trong thời gian rảnh rỗi, các binh sĩ có thể tới trung tâm hoạt động cộng đồng tại doanh trại Humphreys để tham gia các trò chơi. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Doanh trại Humphreys cũng có rạp chiếu phim, trung tâm thể hình và bể bơi. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Là một doanh trại quân sự nên Humphreys cũng có các khu vực huấn luyện và trường bắn. Doanh trại này cũng được xây dựng kiên cố để đối phó với nguy cơ tấn công từ Triều Tiên. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Doanh trại Humphreys là nơi luyện tập của nhiều tân binh trong quân đội Mỹ. Theo Đại tá Julius A. Rigoe Jr., mục tiêu huấn luyện tại doanh trại này để giúp các binh sĩ trẻ hiểu rằng “vào bất kỳ thời điểm nào Triều Tiên cũng có thể vượt qua lằn ranh, do vậy việc chuẩn bị sẵn sàng tinh thần tác chiến sẽ quyết định việc họ có thể sống hay chết”. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Các binh sĩ có thể sử dụng chính các tòa nhà trong doanh trại Humphreys để làm nơi tập luyện, ví dụ như phòng tập thể hình trong doanh trại có thể biến thành nơi diễn tập giải cứu con tin. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Doanh trại Humphreys cũng là nơi diễn ra các cuộc họp giữa các quan chức quân sự của Mỹ và Hàn Quốc. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Thành Đạt
Theo Dantri
Ngoại giao trang phục ấn tượng của Đệ nhất phu nhân Mỹ khi tới châu Á
Tháp tùng Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến công du tới 3 nước châu Á, Đệ nhất phu nhân Melania Trump gây ấn tượng với phong cách thời trang sang trọng và tinh tế.
Xuất thân là cựu siêu mẫu nổi tiếng, Đệ nhất phu nhân Melania Trump luôn thu hút sự chú ý của truyền thông tại mỗi nơi bà xuất hiện với phong cách thời trang ấn tượng. Tháp tùng Tổng thống Trump trong chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản ngày 5/11, bà Melania đã chọn áo khoác len nhiều màu với điểm nhấn là những bông hoa. (Ảnh: Reuters)
Áo len của Đệ nhất phu nhân Mỹ là thiết kế của thương hiệu Fendi được bà Trump phối cùng đôi giày có cùng tông màu. Phu nhân Tổng thống Trump đã mặc trang phục này khi đi thăm một cửa hàng ngọc trai ở thủ đô Tokyo cùng phu nhân Thủ tướng Nhật Bản (Ảnh: AFP)
Trong bữa tối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và phu nhân Akie Abe tại nhà hàng Ginza Ukai Tei, bà Trump mặc áo khoác đen dài với thắt lưng. Bộ trang phục của bà Melania đồng màu với trang phục của bà Akie. (Ảnh: AFP)
Khi diện kiến Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tại Cung điện Hoàng gia, bà Melania chọn thiết kế màu xanh dương của thương hiệu nổi tiếng Dior và đi giày cùng tông màu. (Ảnh: NY Times)
Đệ nhất phu nhân Mỹ mặc váy màu xanh, cùng màu với trang phục của Đệ nhất phu nhân Nhật Bản và đồng phục của các học sinh tại trường tiểu học ở Tokyo - nơi bà ghé thăm và học viết thư pháp. (Ảnh: Reuters)
Sự xuất hiện của Đệ nhất phu nhân Melania tại bữa tiệc chiêu đãi chính thức do Thủ tướng Abe chủ trì đã thu hút sự chú ý của nhiều người khi bà chọn bộ váy đỏ quyến rũ khoe trọn vóc dáng của một cựu siêu mẫu. (Ảnh: Reuters)
Sau khi kết thúc chuyến thăm tới Nhật Bản, bà Melania cùng ông Trump tới Hàn Quốc. Trong ngày đầu tiên tại Hàn Quốc, Đệ nhất phu nhân Mỹ chọn áo khoác màu tràm với phần tay bồng. Đây là thiết kế của thương hiệu Tây Ban Nha Delpozo. (Ảnh: AFP)
Cận cảnh đôi giày cao gót màu xanh của bà Melania khi bà bước xuống từ chuyên cơ Không Lực Một tại căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek, Hàn Quốc ngày 7/11. (Ảnh: Reuters)
Tại quốc yến do Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chủ trì ở Nhà Xanh tại thủ đô Seoul, Đệ nhất phu nhân Mỹ mặc váy ren màu xanh thẫm (Ảnh: AFP)
Khi cùng Tổng thống Trump tới Khu tưởng niệm quốc gia ở Seoul hôm 8/11, bà Trump chọn trang phục màu đen và thắt lưng da. (Ảnh: EPA)
Bộ váy màu đen tiếp tục được Đệ nhất phu nhân Mỹ lựa chọn khi cùng Tổng thống Trump tới Bắc Kinh, Trung Quốc. Bà Melania cũng kết hợp đi giày cao gót cùng màu. (Ảnh: Reuters)
Trong lễ đón tiếp chính thức tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc ngày 9/11, bà Melania mặc váy hoa dài của nhà mốt Dolce & Gabbana. Bộ váy này giúp tôn lên vẻ thanh lịch của bà trong một sự kiện trang trọng. (Ảnh: Reuters)
Tại quốc yến do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc vào tối qua, bà Melania đã chọn bộ váy của Gucci lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Điểm nhấn đặc biệt của trang phục này là phần ống tay màu hồng, đồng màu với đôi giày cao gót của bà Melania. (Ảnh: AFP)
Đi cùng các em nhỏ Trung Quốc tới sở thủ Bắc Kinh ngày 10/11, Đệ nhất phu nhân Mỹ chọn bộ trang phục đơn giản với hai màu đen trắng. Bà Melania chọn đi giày bệt cho sự kiện ngoài trời này. (Ảnh: Reuters)
Thành Đạt
Theo Dantri
Tới Hàn Quốc, Tổng thống Trump nói sẽ giải quyết vấn đề Triều Tiên Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ sự lạc quan về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khi bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc hôm nay 7/11. Chuyên cơ Không Lực Một chở Tổng thống Donald Trump và phu nhân Melania sáng nay 7/11 đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek,...