Doanh thu và lợi nhuận của Apple lần đầu sụt giảm trong 15 năm
Apple vừa ghi nhận doanh thu sụt giảm trong quý 2 năm 2016 lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua. Tuy nhiên, gã khổng lồ công nghệ này dự báo sẽ tăng trưởng trở lại trong quý III nhờ doanh số bán hàng tăng mạnh của iPhone 7 mới.
Apple đã phát triển thành công ty có giá trị nhất trên thế giới trong thập kỷ qua nhờ sự thành công to lớn của iPhone. Tuy nhiên, công thức đó đã chứng tỏ ít hiệu quả trong năm qua trong bối cảnh doanh thu của các model iPhone 6S và sự tăng trưởng chậm lại của doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, thị trường tăng trưởng lớn nhất của Apple trong những năm gần đây.
Kết thúc quý IV vào ngày 24/9, Apple thông báo kết quả doanh thu và lợi nhuận giảm lần thứ ba liên tiếp. Lợi nhuận ròng giảm 19% từ 11 tỷ USD (tương đương 1,96 USD một cổ phiếu) xuống 9 tỷ USD (tương đương 1,67 USD một cổ phiếu). Doanh thu giảm 9% xuống mức 46,9 tỷ USD, chủ yếu do người tiêu dùng trông đợi sự ra mắt của iPhone 7, được trình làng một tuần trước khi kết thúc quý.
Nhiều người chờ đợi bên ngoài Apple Store tại Singapore để mua iPhone 7. Ảnh: Channel News Asia
iPhone chiếm đến 63% doanh thu của Apple trong năm tài chính vừa kết thúc. Tuy nhiên, tăng trưởng thị trường điện thoại thông minh đã chậm lại và thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi. Trong quý IV, Apple đã bán 45,5 triệu chiếc iPhone, thấp hơn 2,5 triệu chiếc so với năm ngoái.
Tuy nhiên, Apple dự kiến doanh thu của hãng sẽ tăng từ 76 tỷ USD lên 78 tỷ USD trong quý này nhờ các kỳ nghỉ lễ cuối năm khi lượng mua sắm tăng lên cùng với việc bán iphone 7 mới. Đó sẽ là mức tăng từ 75,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Theo FactSet, trước khi Apple thông báo kết quả này, các nhà phân tích đã dự đoán doanh thu trong quý của hãng là 74,9 tỷ USD.
“Chúng tôi đã tăng trưởng trở lại trong quý này, bất chấp sự thiếu hụt nguồn cung hiện tại của chúng tôi,” Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook cho biết.
Ông Cook cũng đưa ra những cải tiến trong kinh doanh dịch vụ của công ty, trong đó bao gồm của Apple Music, iTunes và App Store, những sản phẩm tạo ra doanh thu tăng 24% so với năm trước. Theo Cook, doanh thu Apple Music tăng 22%, là “điểm nhấn rất lớn của Apple trong quý này.”
Apple cũng phải đối mặt với nhiều thách thức dường như làm tăng thêm sự thành công của iPhone. Doanh số bán máy tính Macintosh mà Apple dự kiến sẽ giới thiệu mẫu mới vào cuối tuần này, giảm 17% so với năm trước đó. Doanh số bán iPad cũng giảm trong những năm gần đây. Doanh thu các “sản phẩm khác” của Apple, bao gồm Apple Watch, giảm 22% so với năm trước. Và dự án ô tô bí mật của Apple vẫn có kết quả.
Tuy nhiên, Apple vẫn là công ty Mỹ sinh lời nhiều nhất với thu nhập ròng đạt 45,7 tỷ USD cho năm tài chính vừa kết thúc. Apple cho biết công ty hiện đang có 237,6 tỷ USD tiền mặt và các khoản đầu tư, tăng từ 231,5 tỷ USD so với ba tháng trước đó.
Apple cũng có thể được hưởng lợi từ quyết định của đối thủ Samsung Electronics Co ngừng sản xuất Galaxy Note 7 sau một loạt sự cố cháy pin.
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn xem liệu vấn đề của Samsung ảnh hưởng tới triển vọng của Apple như thế nào, ông Cook cho biết, “Chúng tôi đã có một số lượng lớn các khách hàng dùng Android đang muốn tìm kiếm những trải nghiệm tốt hơn. Chúng tôi muốn cung cấp cho bất kỳ ai muốn có những trải nghiệm tuyệt vời. “
Video đang HOT
Kết thúc phiên giao dịch hôm 25/10, giá cổ phiếu Apple giảm 2,8%, sau khi tăng hơn 20% trong 3 tháng qua trong bối cảnh tăng trưởng lạc quan về iPhone 7 và sự khó nhọc của Samsung.
Toni Sacconaghi, nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co., cho biết các nhà đầu tư có thể đã thất vọng khi dự báo về tăng trưởng của Apple trong quý hiện tại thậm chí không tăng nhiều.
Ông Cybart, một nhà phân tích độc lập, cho biết doanh thu trong quý hiện tại cho thấy Apple dự kiến doanh số bán iPhone tăng hơn 5% so với năm trước đó.
Apple đang hết những thị trường lớn chưa được khai thác, nơi hãng có thể viết lại sự thành công chóng mặt của mình ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Doanh số bán hàng Hồng Kông và Đài Loan, đã giảm 30% xuống 8,8 tỷ USD trong quý gần đây. Trong cùng kỳ năm trước, doanh số của Apple tại khu vực này đã tăng 99%.
UBS Securities LLC cho biết 80% đến 90% số người mua dòng điện thoại thông minh cao cấp tiềm năng của Trung Quốc hiện đã sở hữu một chiếc điện thoại.
Ông Cook hy vọng Ấn Độ, nơi mà doanh số bán iPhone tăng trưởng hơn 50% trong năm gần đây, sẽ minh chứng là một thị trường khổng lồ. Apple tính cả thị trường Ấn Độ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương của mình cho biết doanh số bán hàng đạt 2,7 tỷ USD bắng so với mức năm trước.
Anh Thư
Theo Dantri
Điện thoại nắp gập trở lại thị trường
Sau thời kỳ suy tàn, nhiều thương hiệu cố gắng mang smartphone nắp gập trở lại. Chúng chủ yếu phục vụ nhóm khách hàng đặc trưng, không phải sự trỗi dậy của xu hướng cũ.
Thương hiệu di động Nhật FreeTel vừa trình làng mẫu điện thoại nắp gập Musashi tại Việt Nam. Đây được xem là model hàng hiếm trên thị trường. Trên các kệ hàng tại Việt Nam, khoảng 5 năm trở lại đây, điện thoại vỏ sò hay bàn phím QWERTY đang vắng bóng dần.
Điện thoại nắp gập từng là xu thế của làng di động. Đầu thế kỷ 21, thiết kế này được ưa thích bởi tính thời trang, bàn phím cứng, sự bền bỉ.
Thiết kế biểu tượng một thời
Năm 2004, Nokia từng xem điện thoại nắp gập là giải pháp để giành lại thị trường, họ tung một lúc 5 điện thoại nắp gập, với những mẫu huyền thoại một thời như 6170, 6620,... đáp ứng nhiều tính năng cao cấp thời kỳ đó, mặt khác, vẫn tập trung ổn định khả năng nghe gọi, nhắn tin.
Thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, nhiều chiếc điện thoại "vỏ sò" mang tính biểu tượng xuất hiện, Motorola với Razr V3, Samsung với E700...
Nokia 6260, biểu tượng thời trang và sức mạnh một thời.
Gần 10 năm phát triển, điện thoại nắp gập, cũng như các mẫu điện thoại cơ bản khác, đột ngột bị "bức tử" bởi trào lưu smartphone. Từ bị cạnh tranh ban đầu, xu hướng rẻ hóa di động thông minh dần khiến người dùng quay lưng nhanh chóng với những mẫu điện thoại khác biệt với số đông.
Năm 2009, công ty nghiên cứu Strategy Analytics công bố bảng khảo sát người dùng di động trước và sau khi iPhone ra mắt, cho thấy những kết quả khác biệt.
Theo đó, vào năm 2006, một năm trước khi iPhone ra mắt, thuật ngữ điện thoại phong cách "khối chữ nhật", với phong cách màn hình cảm ứng chiếm toàn bộ mặt trước, vẫn chưa được phổ biến. 80% người dùng khi đó cho biết họ muốn mua một thiết bị nắp gập.
Tuy vậy, đến năm 2008, con số đó rơi xuống 64%.
Xu hướng điện thoại nguyên khối, phẳng giết chết dần các thiết kế khác, mà điện thoại nắp gập là một ví dụ. Ảnh: Majahuse.
"Sự sụt giảm đến từ những xu hướng thiết kế khác, như điện thoại trượt với bàn phím QWERTY, và nhất là điện thoại hình khối chữ nhật, cơ bản là iPhone", Chris Schreiner, chuyên gia phân tích cao cấp tại công ty này cho biết.
Khi trào lưu smartphone, mạng xã hội được phát triển và nâng cấp không ngừng, điện thoại nắp gập dường như vẫn đứng yên tại chỗ và vừa lòng với các chức năng, kết nối cơ bản.
Sứ mệnh mới của smartphone nắp gập
Bên cạnh nhóm điện thoại nắp gập nhỏ lẻ, ít tên tuổi vẫn cố gắng duy trì sức sống trên thị trường, các nhà sản xuất lớn cũng cố gắng tìm lại hào quang một thời của thiết kế này.
Năm 2014, LG thử nghiệm với Wine Smart, điện thoại nắp gập chạy Android và thiết kế da khá đẹp mắt, trước đó, họ có mẫu Gentle với giá rẻ. Cuối năm ngoái, Samsung tung ra SM-G9198 có hai màn hình 3,9 inch, hỗ trợ 4G LTE và máy ảnh 16 MP tại Mỹ.
Đầu tháng 9, Samsung tiếp tục có Folder 2 sở hữu bàn phím vật lý kết hợp cùng màn hình công nghệ TFT LCD. Bên cạnh các tính năng cơ bản, sản phẩm này sẽ hỗ trợ các chuẩn kết nối, ứng dụng mạng xã hội cơ bản.
Năm nay, nhiều sản phẩm Samsung nắp gập liên tục rò rỉ thông tin, đầu tiên là sản phẩm tên mã "Veyron" được mệnh danh là Note 7 có bàn phím.
Các tên tuổi nhỏ hơn không nằm ngoài trào lưu nay, đầu năm, Gionee W909 xuất hiện, FreeTel cũng tung ra mẫu Musashi với thiết kế phong cách nắp gập.
Điểm chung của các sản phẩm này là cố gắng kết hợp trào lưu màn hình cảm ứng và thiết kế gập, hơn là tạo ra những sản phẩm nhỏ gọn, cơ bản.
Theo nghiên cứu từ một hãng điện thoại, lượng người dùng điện thoại cơ bản ở Việt Nam vẫn còn lớn. Họ thuộc lứa tuổi trung niên, có nhu cầu sử dụng máy chất lượng cao, tuy vậy đã quen với các thiết kế cũ, còn ngần ngại khi chuyển sang smartphone cảm ứng.
Nhóm người dùng khác ưa chuộng thiết bị này là những người hoài cổ, thích sản phẩm đặc biệt, muốn tạo ấn tượng với số đông.
Điện thoại nắp gập từ các nhà sản xuất đang trở lại thị trường. Ảnh: Khương Nha.
"Đó là thị trường ngách lớn và độc đáo, lượng người dùng trung niên vẫn giữ thói quen sử dụng điện thoại cũ, và thiết bị nắp gập cảm ứng sẽ giúp họ làm quen với smartphone trong khi vẫn giữ được thói quen cũ", ông Kaoru Masuda, CEO của FreeTel nói với Zing.vn trong một sự kiện ở Sài Gòn.
Nắm bắt điều đó, nhiều tên tuổi thừa nhận các sản phẩm nắp gập chỉ mang tính chất làm thương hiệu, không đặt nặng mục tiêu doanh số.
Còn sau đó, họ vẫn phải tung ra các thiết bị "màn hình phẳng", cấu hình cao theo nhu cầu thị trường.
Lê Phát
Theo Zing
iPhone đang ế ẩm Doanh số iPhone từ hàng mới cho đến loại qua sử dụng giảm đều trong vòng một tháng qua, trong khi giá bán chững lại. Theo nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Hà Nội và TP HCM, thị trường iPhone đang rơi vào thời điểm bán chậm nhất trong năm. Doanh số của một mẫu đời mới như iPhone 6s 16GB giảm...