Doanh thu thu phí tại cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có đạt phương án tài chính?
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) cho biết, trong quý III/2022, các trạm thu phí dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 5 thu hơn 760 tỷ đồng.
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Ảnh tư liệu: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Cụ thể, đại diện VIDIFI cho hay, trong quý III, lưu lượng xe trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đạt hơn 4,2 triệu lượt xe, doanh thu từ 8 trạm thu phí trên tuyến đạt hơn 544 tỷ đồng. Tình hình an ninh và trật tự an toàn giao thông được đảm bảo, không xảy ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Tuy vậy, VIDIFI cho hay, dự án đường cao tốc Hà Hội – Hải Phòng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo doanh thu theo hợp đồng BOT do tuyến cao tốc này chưa được tăng giá phí theo phương án tài chính.
Cụ thể, theo phương án tài chính, dự kiến mỗi năm tăng giá phí 4%. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay chưa được tăng giá quy định tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Từ ngày 20/1/2022, mức giá vé trên tuyến đều giảm theo mức giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 8% đối với giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí.
Đại diện VIDIFI cho biết thêm, từ đầu tháng 6/2022, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng triển khai thí điểm chỉ áp dụng hình thức thu phí tự động không dừng. Sau gần 5 tháng thực hiện, hệ thống hoạt động ổn định, đáp ứng được yêu cầu của người tham gia giao thông.
Đối với việc khai thác, thu phí trên Quốc lộ 5, VIDIFI cho biết, trong quý III/2022, doanh thu thu phí đạt hơn 218 tỷ đồng. Công tác thu phí được đảm bảo tuân thủ quy định, giao thông qua 2 trạm thu phí trên tuyến được thông suốt. Việc quản lý thu phí tại 2 trạm thu phí trên tuyến được thực hiện minh bạch, đúng quy định.
Tuy nhiên, lãnh đạo VIDIFI cho biết, việc thu phí trên tuyến Quốc lộ 5 cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như, việc mở rộng trạm thu phí số 1 còn chậm, cơ sở vật chất trạm thu phí đã xuống cấp. Hai trạm thu phí trên Quốc lộ 5 nằm trên địa bàn tình hình an ninh trật tự phức tạp, đặc biệt là trạm thu phí số 2, nhiều chủ phương tiện kiên quyết không mua vé, gây ùn tắc giao thông, gây gổ, lăng mạ, làm mất an ninh trật tự. Nhiều người dân và cán bộ địa phương trong vùng giảm phí không đủ điều kiện, khi qua trạm vẫn yêu cầu được giảm phí. Khi không được giải quyết thì cự cãi, dừng đỗ lâu gây ùn tắc nên bắt buộc phải mở barie cho xe qua trạm. Bên cạnh đó, tình trạng phương tiện né trạm để trốn thu phí cũng khá phổ biến.
Video đang HOT
“Hai trạm thu phí cũng đã lắp đặt hệ thống thu tự động không dừng, tuy nhiên vẫn còn phát sinh nhiều lỗi như xử lý giao dịch lỗi thẻ, thẻ không có đủ tiền, dán 2 thẻ trên cùng 1 xe”, lãnh đạo VIDIFI cho hay.
Trong một diễn biến liên quan đến phương án tài chính của dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 vốn nước ngoài cho dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 vốn nước ngoài cho dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo chủ trương cho phép chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với giá trị là hơn 7.036,6 tỷ đồng.
Trong đó, số tiền dùng để hoàn trả vốn gốc khoản vay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc là hơn 4.699,6 tỷ đồng và hoàn trả vốn gốc khoản vay Ngân hàng Tái thiết Đức là 2.337 tỷ đồng.
Giá trị nêu trên được tính toán theo tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết 63/2022/QH15 và sẽ được chuẩn xác tại thời điểm hoạch toán chi phí vốn đầu tư đã thực hiện.
Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục đề xuất kế hoạch trung hạn cho dự án trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công (hiện dự án này mới có trong danh mục dự án trong nước trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công).
Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD). Dự án được đưa vào khai thác toàn tuyến vào cuối năm 2015. Tuyến đường có quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, mặt đường rộng từ 32,5 – 35m, tốc độ tối đa cho phép 120 km/h. Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua 4 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng với chiều dài 105,5 km.
Để đầu tư tuyến cao tốc này phần lớn vay vốn lãi suất thương mại dao động từ 10,5 – 11,4% trong thời gian 30 năm. Để hoàn vốn cho dự án này, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép VIDIFI được thu phí trên tuyến cao tốc và 2 trạm thu phí tại Quốc lộ 5.
Triển khai xây dựng tuyến cao tốc này, các đơn vị thi công đã huy động gần 70 triệu m3 đắp nền, gần 14 triệu m2 vải địa kỹ thuật. Một khối lượng công trình rất lớn đã được hoàn thành như: 9 cầu lớn vượt sông tổng chiều dài trên 4.500m; 55 cầu trung, cầu vượt tại các nút giao tổng chiều dài gần 9.000m. Dự án hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2015.
Hải Dương khởi công 3 công trình giao thông gần 2.220 tỷ đồng
Các công trình được kỳ vọng sẽ hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, giảm tải các tuyến đường có mật độ giao thông lớn, giảm hành trình đi từ khu vực phía Đông Nam thành phố Hải Dương đến Hưng Yên.
Đồng thời, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực giáp ranh các tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình.
Sáng 3/4, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức lễ khởi công dự án Đường trục Đông - Tây và 2 nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường tỉnh 390 và 392, tạo điều kiện thuận lợi kết nối liên vùng với tổng mức đầu tư gần 2.220 tỷ đồng.
Dự án xây dựng đường trục Đông - Tây tỉnh Hải Dương được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 2022 - 2024.
Dự án có chiều dài tuyến đường 36,5 km, quy hoạch 4 đến 6 làn xe, quy mô đường cấp III. Tuyến đường đi qua địa phận 3 huyện: Tứ Kỳ, Ninh Giang và Thanh Miện. Trong đó, xây dựng mới 21,76 km và cải tạo, nâng cấp 14,73 km đường hiện có.
Điểm đầu dự án (km0) giao cắt với đường tỉnh 392C tại km7 470, tiếp giáp và kết nối với đường dẫn cầu vượt sông Chanh (cầu vượt sông Chanh do tỉnh Hưng Yên đầu tư), thuộc địa phận xã Đoàn Kết (Thanh Miện); điểm cuối (km36 493) giao đường tỉnh 391 tại km24 600 thuộc địa phận xã Cộng Lạc (Tứ Kỳ).
Tuyến đường trục Đông - Tây nhằm kết nối các tuyến đường trục chính đã xây dựng: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, QL38B, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường trục Bắc - Nam tỉnh Hải Dương, QL37, QL10 và kết nối nhiều tuyến đường tỉnh của Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình.
Từ đó, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, giảm tải các tuyến đường có mật độ giao thông lớn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông, giảm hành trình đi từ khu vực phía Đông Nam thành phố Hải Dương đến Hưng Yên. Đồng thời, khai thác quỹ đất nông nghiệp hai bên tuyến; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực giáp ranh các tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình.
Trong khi đó, dự án nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường tỉnh 392 tại huyện Bình Giang, có tổng mức đầu tư 321 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tài trợ, còn Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) chịu trách nhiệm đầu tư hệ thống thu phí.
Điểm đầu nút giao tại Km9 080, đường tỉnh 392; điểm cuối đấu nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Km39 900. Quy mô dự án bao gồm toàn bộ phần còn lại của nút giao (không bao gồm những hạng mục VIDIFI đã đầu tư xây dựng). Nút giao gồm các hạng mục chính như 1 cầu vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 1 cống chui dân sinh và 3,6 km đường dẫn.
Còn dự án xây dựng nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường tỉnh 390 tại huyện Thanh Hà, tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng do Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc tài trợ, VIDIFI chịu trách nhiệm đầu tư hệ thống thu phí.
Điểm đầu của nút giao giao với đường tỉnh 390 tại km1 956; điểm cuối đấu nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại km70 660 (trùng với vị trí nút giao đã giải phóng mặt bằng của dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng). Quy mô công trình gồm các hạng mục chính như 1 cầu vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với chiều rộng 15,5 m; 1 cống chui dân sinh và 3 km đường.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, địa phương có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, để các công trình sớm hoàn thành đảm bảo yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật và chất lượng, đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện liên quan chủ động phối hợp với chủ đầu tư, nhà tài trợ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi công, đặc biệt là tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đường trục Đông - Tây.
Đề xuất bố trí hơn 7.000 tỷ đồng vốn nước ngoài cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn nước ngoài cho dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh tư liệu: Trung Nguyên/Báo Tin tức Theo đó, Bộ Giao thông...