Doanh thu HP và Dell tăng nhờ doanh số PC mạnh mẽ
Các ông lớn trong ngành công nghiệp PC gồm HP và Dell vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2021, trong đó HP giảm sản lượng xuất xưởng và tăng doanh thu thì Dell đạt thị phần cao nhất mọi thời đại.
Theo GizChina, Dell đã tăng sản lượng PC xuất xưởng trong quý 3 lên 26,6% và thị phần của công ty đạt mức kỷ lục 17,4%, tăng 3%. Doanh thu hằng quý của ngành công nghiệp PC tăng 40%, lên 12,3 tỉ USD trong phân khúc doanh nghiệp và 21% lên 4,25 tỉ USD trong phân khúc tiêu dùng. Tổng doanh thu bộ phận này của Dell tăng 35%, với thu nhập hoạt động tăng 14% lên 1,1 tỉ USD và phá kỷ lục.
Doanh thu từ thị trường PC của Dell và HP đều tăng mạnh trong năm 2021
Video đang HOT
Lợi nhuận ròng của Dell nói chung trong năm đã tăng hơn 4 lần, lên 3,89 tỉ USD. Trong quý hiện tại, Dell dự kiến sẽ thu được từ 27 – 28 tỉ USD, cao hơn kỳ vọng của các nhà phân tích.
Trong khi đó, HP cũng có một quý tài chính tăng trưởng mạnh so với kỳ vọng của giới phân tích khi đạt tổng doanh thu tăng 9%, lên mức 16 tỉ USD. CEO Enrique Lores lưu ý nhu cầu đối với các sản phẩm của thương hiệu này đặc biệt mạnh trong phân khúc thương mại và các giải pháp tiêu dùng cao cấp. Công ty cho đến nay đã đảm bảo vấn đề tăng trưởng, cả về chi phí và giá thành sản xuất.
Việc cung cấp thông tin chi tiết hơn trong báo cáo của HP cho thấy mức tăng trưởng cho hệ thống máy tính cá nhân của công ty ra sao. Cụ thể, so với cùng kỳ năm ngoái, HP có doanh thu tăng 13% lên 11,8 tỉ USD và lợi nhuận hoạt động đạt 764 triệu USD. Bên cạnh đó, 71% doanh thu đến từ máy tính xách tay, trong khi máy tính để bàn chiếm không quá 21%. Trên thực tế, số lượng PC bán ra so với hằng năm thậm chí còn giảm 12%, vì vậy doanh thu tăng 13% chủ yếu đến từ các mẫu đắt tiền. Trước sự thiếu hụt các thành phần, HP muốn tập trung vào việc cung cấp máy tính xách tay vốn có lợi hơn.
Số lượng máy tính xuất xưởng đạt 83,6 triệu chiếc trong quý II năm 2021
Báo cáo của IDC cho thấy nhu cầu tăng vọt trên thị trường PC toàn cầu vẫn tiếp tục trong quý II.
Gần đây, IDC đã công bố báo cáo hiệu suất thị trường PC toàn cầu trong quý II năm nay cho thấy mặc dù thiếu các bộ phận trong chuỗi cung ứng, nhưng lượng xuất xưởng PC toàn cầu vẫn đạt 83,6 triệu chiếc, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí nhu cầu về máy tính để bàn còn nhỉnh hơn nhiều so với nhu cầu của với máy tính xách tay.
Giám đốc nghiên cứu Jitesh Ubrani của IDC cho biết: "Thị trường PC tiếp tục thúc đẩy các khoản đầu tư lớn từ phía nguồn cung, bao gồm sự gia nhập của các nhà cung cấp mới và sự phát triển của các công ty sản xuất ít tiếng tăm. Trong khi top 5 công ty hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng qua số lượng, các nhà cung cấp nhỏ hơn đã thúc đẩy tăng trưởng bằng cách cung cấp các tính năng độc đáo và thiết kế phù hợp trên sản phẩm."
Tăng trưởng hàng năm của PC vẫn đang ở mức khá cao. Nhưng tốc độ tăng trưởng 13,2% của quý II năm nay thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 55,9% trong quý I và tăng trưởng 25,8% trong quý IV năm ngoái. Neha Mahajan, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của IDC cho biết: "Thị trường phải đối mặt với những tín hiệu trái chiều liên quan đến nhu cầu. Với việc các doanh nghiệp mở cửa trở lại, tiềm năng nhu cầu đang đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng đang chậm lại khi mọi người thay đổi thói quen tiêu dùng sau gần một năm mua PC ".
Lenovo tiếp tục dẫn đầu thị trường khi mà trong quý II, hãng đã xuất xưởng 20 triệu chiếc, chiếm 23,9% thị phần, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua tốc độ tăng trưởng trung bình 13,2% của ngành. HP vẫn đứng 2 tuy tăng trưởng ít, chứng tỏ năm ngoái và năm nay đều bán được rất nhiều (hơn 18 triệu sản phẩm). Apple thì chỉ chiếm 7,4% thị phần trong Q2, thấp hơn năm ngoái một chút tuy có bán ra nhiều hơn với các sản phẩm Mac.
Ngoài ra, trong quý II các lô hàng PC đạt 83,98 triệu chiếc. Đây là con số ấn tượng hơn 55,2% so với quý I của năm 2020, khi lượng xuất xưởng chỉ là 54,12 triệu chiếc.
Microsoft tìm ra lỗi dẫn đến 'màn hình xanh' Microsoft chính thức xác nhận hai lỗi mới trên hệ điều hành Windows 11, trong đó có một lỗi nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng 'màn hình xanh' và tự khởi động lại máy tính. Microsoft xác nhận hai lỗi mới trên Windows 11 Cụ thể, hai lỗi này xuất hiện sau khi người dùng Windows 11 đã cài đặt bản cập nhật...