Doanh thu Gintama 2 live action cán mốc 3 tỉ yên
Có vẻ như sức hút từ phần live action thứ 2 của Gintama vẫn còn rất mạnh mẽ tại đất nước Nhật Bản. Bằng chứng là trên trang Twitter chính thức dành cho bộ phim Gintama 2: Luật Lệ Đặt Ra Để Bị Phá Vỡ (The Rule Is Surely There To Be Broken/Okite wa Yaburu Tame ni Koso Aru) đã thông báo vào ngày 14/9 rằng bộ phim đã xuất sắc đạt được doanh thu 3 tỉ yên tại thị trường trong nước và tổng số vé bán ra của cả 2 phần live action cũng đã vượt qua con số 5.2 triệu. Dự kiến đây sẽ là live action đầu tiên đạt mốc 3.84 tỉ yên doanh thu phòng vé vào cuối tháng này.
Đoạn video hậu trường mới nhất:
Trong khi đó, chương trình truyền hình của bộ phim thứ 2 mang tên Gintama 2: Yo nimo Kimyouna Gintama-chan (The Strange and Unusual Gintama-chan) đã trở thành chương trình có lượng view cao nhất từng được phát trên kênh truyền hình trực tiếp dTV của NTT DoCoMo, vượt kỉ lục về lượng người theo dõi từng được lập nên bởi drama đầu tiên: Gintama Mitsuba-hen (Mitsuba chapter) được sản xuất vào năm 2017. Tổng số lượt xem của cả hai series đã đạt mức 20 triệu views.
Thống kê tổng số lượt view của các tập phim:
Tập 1 Nemurenaiaru-hen – 5.6 triệu lượt xem.Tập 2 Hijikata Kin’en-hen – 2.65 triệu lượt xem.Tập 3 Ikutsu ni Nattemo Haisha wa Iya-hen – 1.3 lượt xem.Trailer Dragon Ball parody – 3.55 triêu lượt xem Mitsuba-nen: Tập 1 – 7.25 triệu lượt xem
Đoạn video mở đầu của tập 1:
Theo movek.com
Đề xuất về chế độ tài chính đối với AMC
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC).
Về sử dụng vốn, tài sản, dự thảo nêu rõ: AMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của AMC.
AMC được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn, một số nội dung cụ thể như sau:
AMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của AMC để mua các khoản nợ của các tổ chức tín dụng khác, của các AMC của các ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật. AMC thực hiện theo dõi và hạch toán các khoản nợ mua theo quy định của pháp luật.
AMC được chủ động sử dụng nguồn vốn của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản đã được AMC thu nợ nhằm mục đích gia tăng giá trị, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Những hoạt động đầu tư sửa chữa, nâng cấp tài sản thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
AMC không được dùng vốn của mình để mua các khoản nợ từ ngân hàng mẹ; đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng mẹ và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà ngân hàng mẹ góp vốn, mua cổ phần.
Việc trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản nợ AMC đã mua được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp.
Doanh thu và chi phí
Theo dự thảo một số khoản doanh thu của AMC được thực hiện như sau: Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả; tiền thu từ bán nợ, tài sản đảm bảo khoản nợ; doanh thu từ cho thuê, khai thác tài sản; thu lãi từ các khoản nợ đã mua; doanh thu từ xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm cho ngân hàng mẹ (là số tiền mà AMC được hưởng khi thực hiện xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm do ngân hàng mẹ ủy quyền cho AMC thực hiện); doanh thu từ việc được chia cổ tức, lợi nhuận còn lại... đối với các khoản nợ AMC đã mua thực hiện chuyển đổi nợ thành vốn góp, cổ phần.
Chi phí của AMC là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của AMC; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. AMC không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Khánh Linh
Theo Trí Thức Trẻ
HSC dự báo PVS lãi 736 tỷ đồng trong năm 2018 (ĐTCK) Báo cáo phân tích về Tổng CTCP Kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC (PVS) của CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC) dự báo, trong năm nay, PVS đạt 14.714 tỷ đồng doanh thu và 736 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tương ứng 12% và 8% so với kết quả năm 2017. Nhìn nhận về triển vọng năm 2019,...