Doanh thu game lậu ngang ngửa game chính thống tại thị trường Việt Nam
Theo ước tính, doanh thu từ game phát hành chính thống tại Việt Nam hiện nay vào khoảng 325 triệu USD, tuy nhiên doanh thu game lậu cũng gần ngang ngửa con số này.
Thông tin trên được ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (PTTH&TTĐT) – Bộ TT&TT, đưa ra tại hội thảo Đánh giá hoạt động Thông tin Điện tử năm 2020 và định hướng năm 2021 được tổ chức tại Tp.HCM vào sáng 27/11.
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT phát biểu tại hội thảo.
Theo ông Do, game lậu ở đây là những game do doanh nghiệp hoặc cá nhân phát hành không xin phép, không qua phê duyệt nội dung kịch bản… Điều này gây sự mất công bằng đối với các doanh nghiệp phát hành game chính thống trong nước, khi họ phải mua bản quyền game, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, nhưng game lậu thì không.
Để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong nước, Cục PTTH&TTĐT đã liên tục yêu cầu Apple, Google, Facebook và Tiktok tiến hành gỡ bỏ các quảng cáo, các game không phép này ra khỏi các kho ứng dụng. Kết quả, 121 game không phép, game cờ bạc, bạo lực… đã được gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng Apple, Google… Bên cạnh đó các đơn vị an ninh như A03, A05 cũng tập trung liên tục xử lý tình trạng game lậu này.
Theo số liệu từ Cục PTTH&TTĐT cho biết, tính đến 30/10/2020, đã có 193 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng, trong đó có 4 doanh nghiệp đã dừng hoạt động và 50 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép do không hoạt động, không làm các thủ tục cơ quan quản lý yêu cầu và cơ quan quản lý liên hệ cũng không được.
Số lượng trò chơi điện tử đã được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản là 878 trò chơi, trong đó có 625 trò chơi đang phát hành, 253 trò chơi đã thông báo dừng phát hành hành. Trong 10 tháng đầu năm 2020 cơ quan quản lý đã cấp 152 quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, tăng 39 quyết định so với năm 2019.
Số lượng doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký G2, G3, G4 là 106 doanh nghiệp với 8.332 trò chơi đã được cấp giấy thông báo phát hành.
Video đang HOT
Một điểm nóng trong vấn đề quản lý game online hiện nay cũng được Cục PTTH&TTĐT đưa ra là tình trạng tên đơn vị phát hành game trên các kho ứng dụng không phải là tên đơn vị được cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi.
Tình trạng này dẫn đến nguy cơ nhiều trường hợp nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng tên trong Quyết định nhưng không thực hiện được đầy đủ quyền và trách nhiệm quản lý, vận hành trò chơi theo quy định của pháp luật Việt Nam do đối tác nắm quyền quản lý. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn khi khó có thể xác định được game lậu hay game đã được cấp phép để xử lý theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề này, bên cạnh việc đề nghị các doanh nghiệp trong nước, Cục cũng đã có công văn đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chủ động rà soát, thực hiện việc hiển thị tên đơn vị cung cấp (phát hành) game trên các kho ứng dụng Apple Store, Google Play… là tên doanh nghiệp đã được Bộ TT&TT cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi G1 trên mạng.
Đồng thời rà soát thoả thuận uỷ quyền hợp tác phát hành trò chơi điện tử tại Việt Nam giữa doanh nghiệp và đối tác, bảo đảm doanh nghiệp có đầy đủ khả năng quản lý và cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Trường hợp, đối tác uỷ quyền cho phát hành game không hợp tác, chuyển giao đầy đủ công cụ và quyền quản lý game theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần xem xét tạm dừng hợp tác đến khi vi phạm được khắc phục.
Cục PTTH&TTĐT cũng cảnh báo các doanh nghiệp trong nước về việc các công ty Trung Quốc cố tình vi phạm bằng chiêu thức cài cắm đường lưỡi bò trong game khi cập nhật, nâng cấp phiên bản trò chơi đã được doanh nghiệp mua bản quyền và phát hành tại Việt Nam. Cục yêu cầu các doanh nghiệp trong nước chủ động rà soát, kiểm tra nội dung, kịch bản game đã được cấp phép và đang phát hành trên thị trường, nhất là game có nguồn gốc nước ngoài.
Cũng tại hội thảo, trao đổi về việc một số doanh nghiệp cung cấp ví điện tử trong nước hỗ trợ thanh toán cho các game lậu đang được phát hành trên các kho ứng dụng như App Store hay Google Play, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết đã phát hiện ra vấn đề này và đang làm việc với Ngân hàng Nhà nước để tiến hành xử lý.
Ra mắt cổng thông tin chính thức về game online tại Việt Nam
Sáng nay (27/11), Cục PTTH&TTĐT cũng đã chính thức ra mắt cổng thông tin chính thức về game tại địa chỉ gameportal.gov.vn, gameportal.com.vn, gameportal.vn. Tại cổng thông tin này sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về game online tại Việt Nam, để giúp các sở Thông tin Truyền thông, cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người chơi tra cứu thông tin. Đồng thời đối với các game vi phạm các quy định pháp luật trong nước cũng sẽ được công khai trên cổng thông tin này.
Game lậu tại thị trường Việt Nam đã thoái trào
Từng có thời điểm, hàng chục máy chủ phát hành chui ra mắt ăn theo các tựa game chính thống.
Game lâu (bao gồm game không phép, phát hành chui, phát hành xuyên biên giới hoặc không sở hữu quyền phát hành) đa hinh thanh va phat triên như vu bao tai nhiêu quôc gia, vung lanh thô trên toan thê giơi va Viêt Nam cung không năm ngoai danh sach ây. Không nhưng thê, no con ăn sâu, vươn xa vao công đông game thu Viêt nhiêu hơn nhưng gi chung ta co thê đong đêm.
Võ Lâm Truyền Kỳ, Con Đường Tơ Lụa, MU Online từng là những tựa game bị làm lậu nhiều nhất khiến cách nhà phát hành phải đau đầu tìm cách xử lý
Thât vây, chi vơi sô tiên không đang la bao so vơi nhưng gi cân cô găng tai môt may chu chinh thông, lơi tưc tai cac may chu lâu luôn dôi dao hơn bao giơ hêt. Bên canh đo công sưc "cay cuôc" cua ngươi chơi bo ra cung it hơn thông thương khiên nhiêu game thu vi cai lơi trươc măt ma quên đi cai thiêt vê sau. Đa co kha nhiêu bai viêt phân tich thiêt hơn khi dân thân vao cac may chu lâu nhưng như thê vân la chưa đu đê ngươi chơi tinh ngô.
"Tiên mât tât mang" la nhưng gi co thê miêu ta vê thi trương game lâu. Môt khi đa lơi lai thâm chi "hôi vôn", cac NPH lâu se chăng may may suy nghi vê lơi ich cua ngươi chơi ma phui tay đong cưa game. Hoăc nêu may măn chon đươc môt may chu lâu "co tâm" thi liêu ai dam chăc may chu lâu đo se duy tri đươc bao lâu nêu không hut mau? Co vô sô hinh thưc moi tiên cua ngươi chơi tai cac may chu lâu môt cach bai ban.
Theo Thanh tra Bộ TT&TT, vào thời điểm 2018, trên thị trường còn tồn tại hàng trăm trò chơi không phép. Thực tế, doanh thu của các doanh nghiệp có game được cấp phép phát hành chỉ bằng 70% so với doanh thu thực tế của toàn ngành.
Như vậy, 30% doanh thu đang rơi vào doanh nghiệp cung cấp game lậu, đồng nghĩa với việc Nhà nước bị thất thu thuế khá lớn. Cung theo thông kê sơ bô năm 2014, game phát hành lậu trên máy tính chiếm đến 45%, game lậu trên thiết bị di động chiếm 40% tổng doanh thu.
Từng có thời điểm, hàng chục máy chủ phát hành chui ra mắt ăn theo các tựa game chính thống. Có thể kể đến như Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online, Con Đường Tơ Lụa, Thiên Long Bát Bộ, Gunbound... là những game PC bị làm lậu nhiều nhất.
Rồi đến giai đoạn webgame (game trên trình duyệt) với Kiếm Tung 3D, Vấn Tiên, Hoành Tảo Thiên Hạ... cho tới những game trên mobile như Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile, Tru Tiên Thanh Vân Chí, Đao Phong Vô Song... Đó là những cái tên dễ dàng điểm thấy trong làn sóng game phát hành không chính thống từng khiến không ít doanh nghiệp phải đau đầu tìm cách xử lý.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới tình trạng game phát hành xuyên biên giới, có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt dù đặt máy chủ ở nước ngoài, đi kèm với đó là các hình thức thanh toán khó kiểm soát.
Tuy nhiên, đó đã là quá khứ. Dù vẫn còn tồn tại nhưng do việc siết chặt kiểm soát từ các cơ quan chức năng, qua công cụ thanh toán hay các kho ứng dụng, cùng với thực tế không thể liên tục làm mới và ra mắt cập nhật, các tựa game lậu đang dần mất dấu trên thị trường Việt Nam.
Ngoại trừ một số sản phẩm của VNG bị làm lậu, đặc điểm chung trong số còn lại đều là những game đang hoạt động cầm chừng hoặc đã đóng cửa. Sau khi VNG và nhiều doanh nghiệp khác kiến nghị với Bộ TT&TT một số giải pháp về kỹ thuật, tài chính để siết chặt quản lý đối với game lậu, tình trạng này hiện đã thuyên giảm.
Ngoài ra, với việc hợp thức hóa trung gian phát hành, nới lỏng các thủ tục cấp phép và phê duyệt nội dung kịch bản, các doanh nghiệp trong nước đã được tạo điều kiện thuận lợi để vận hành sản phẩm một cách chính thống và dễ dàng hơn.
Chỉ trong khoảng 6 tháng tính từ hồi đầu năm 2020, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình đại dịch vẫn có những diễn biến phức tạp, thị trường game Việt vẫn liên tục đón nhận và ra mắt hàng loạt sản phẩm mới, không kém phần chất lượng. Trong khi đó, thị phần game lậu trong giai đoạn này ngày càng bị thu hẹp và đang có dấu hiệu thoái trào.
Dạo qua một số fanpage và diễn đàn thảo luận về game lậu, có thể thấy chỉ còn lại rất ít các đầu game. Đa số là các game H5 (nền tảng HTML5) và một số game mobile xong quy mô không lớn và chu kỳ hoạt động ngắn, vận hành một cách chụp giật, đó cũng chính là những lý do khiên cho người chơi quay lưng với game lậu.
Có thể nói, với việc thắt chặt quản lý từ các cơ quan chức năng và sự đào thải từ chính nhu cầu thực tế cũng như thị hiếu của người chơi, game lậu đang mất đi chỗ đứng trên thị trường. Dù thực trạng game phát hành xuyên biên giới vẫn còn tồn tại, nhưng với sự chung tay từ nhà chức trách cùng lựa chọn có trách nhiệm của người chơi, game lậu sẽ sớm được kiểm soát và loại bỏ một cách triệt để.
Cực nóng! Liên Minh: Tốc Chiến chính thức xác nhận thời điểm phát hành tại Việt Nam, thời gian là cực gần Mới đây, Riot đã chính thức lên tiếng xác nhận thời điểm sẽ phát hành Liên Minh: Tốc Chiến tại thị trường Việt Nam. Vào sáng ngày 15/10 vừa qua, Fanpage Liên Minh: Tốc Chiến tại thị trường Việt Nam bất ngờ có một sự cập nhật mới. Tuy chỉ là thay đổi hình ảnh đại diện và ảnh bìa, thế nhưng không...