Doanh thu của Huawei vẫn tăng mạnh bất chấp khó khăn bủa vây
Lệnh cấm vận từ Mỹ và COVID-19 không khác gì một gọng kìm khó khăn đang kẹp chặt Huawei.
Huawei Technologies mới đây cho biết doanh thu của nó tăng trưởng 13,1% so với cùng kì năm ngoái trong nửa đầu năm 2020 bất chấp những tác động tiêu cực từ COVID-19 và những lệnh cấm vận tiếp dẫn từ Chính phủ Mỹ, theo SCMP.
Cụ thể, công ty có trụ sở ở Thâm Quyến thu về 454 tỉ nhân dân tệ (64,8 tỉ USD) doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2020, tăng lên từ con số 401,3 tỉ USD của năm ngoái. Biên lợi nhuận ròng của Huawei trong khoảng thời gian này đạt 9,2%, tăng lên từ tỉ lệ 8,7% của cùng kì năm ngoái. Các mảng kinh doanh cốt lõi của Huawei là tiêu dùng, nhà mạng và doanh nghiệp lần lượt mang về doanh thu 255,8 tỉ nhân dân tệ, 159,6 tỉ nhân dân tệ và 36,3 tỉ nhân dân tệ. tất cả đều ghi nhận tăng trưởng dương.
Video đang HOT
“Trong khi các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi COVID-19, công nghệ thông tin và truyền thông không chỉ trở thành một công cụ quan trọng để chống virus và còn là một công cụ để thúc đẩy kinh tế phục hồi,” Huawei chia sẻ. Hãng này đồng thời nhấn mạnh cam kết sẽ tiếp tục hợp tác cùng các nhà mạng và đối tác để duy trì kết nối mạng ổn định, thúc đẩy chuyển đổi số và hỗ trợ các nỗ lực kiềm chế bệnh dịch lây lan ở địa phương và phục hồi kinh tế.
Kết quả kinh doanh của Huawei được công bố trong bối cảnh Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể sẽ sớm công bố thông tin cấm Huawei khỏi mạng 5G của Anh. Cụ thể, Uỷ ban An ninh Quốc gia Anh (NCSC), do ông Johnson là chủ tịch, sẽ gặp nhau vào hôm nay (14/7) để đàm phán với Huawei.
Hồi tháng 1, chính phủ Anh phê duyệt việc sử dụng một cách có hạn chế các thiết bị của Huawei trong hạ tầng 5G của quốc gia này. Dù vậy, Anh áp dụng trần tỉ lệ 35% dành cho “các đối tác rủi ro cao” đượ quyền tiếp xúc với các phần không nhạy cảm trong mạng lưới.
Thu nhập của các hãng chip Mỹ không ngừng tăng ở Trung Quốc
Các nhà sản xuất chip của Mỹ kinh doanh mạnh ở Trung Quốc với những khách hàng không phải của Huawei.
Ảnh: Reuters
Không ít người cho rằng lệnh trừng phạt thương mại của chính quyền Washington dành cho Huawei Technologies cũng sẽ là đòn nặng nề đối với các nhà cung cấp phần mềm thiết kế chip của Mỹ. Tuy nhiên, báo cáo thu nhập của các hãng chip Mỹ lại không cho thấy dấu hiệu chậm lại.
Synopsys và Cadence Design Systems, hai công ty Mỹ hình thành nên độc quyền toàn cầu ảo với đơn vị thiết kế điện tử Mentor Graphics của Siemens, đã đạt được thành công không ngừng ở Trung Quốc, với lượng lớn sản phẩm được bán ra cho các khách hàng không phải của Huawei.
"Tăng trưởng liên tục tốt ở Trung Quốc. Thực ra, chúng tôi tăng trưởng liên tục trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là ở Trung Quốc", Aart de Geus, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Synopsys, cho biết. Ông Aart de Geus cũng nói thêm rằng Synopsys đã "học được cách sống mà không có" các công ty bị liệt kê trong danh sách đen gọi là Danh sách Thực thể của Mỹ, một điều vốn tạo ra sự hạn chế trong kinh doanh với những công ty như Huawei.
Cadence đã báo cáo doanh thu 83,8 triệu USD tại thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm, con số này chiếm 13% tổng doanh thu của công ty và đánh dấu bước nhảy vọt 80% so với doanh thu cùng quý năm 2008. Theo Nikkei, Candence cũng đã ngừng giao thương với Huawei.
Phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) do Synopsys và Candence cung cấp là những công cụ không thể thiếu mà các nhà thiết kế chip phải dựa vào để tạo nên bản thiết kế cho bộ xử lý mới. Công nghệ tiên tiến của họ đã tạo nên một rào cản lớn cho các đối thủ và hiện không có nhà cung cấp nào từ Trung Quốc đủ khả năng thay thế.
Công ty con HiSilicon là chiến lược của Huawei trong kế hoạch phát triển chất bán dẫn cần thiết cho các thiết bị viễn thông 5G. Nhu cầu tự cung tự cấp của Huawei ngày càng trở nên rõ ràng sau khi Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) ngưng nhận đơn đặt hàng sản xuất chip của hãng viễn thông Trung Quốc, một trong những kết quả theo sau lệnh thắt chặt hạn chế mới đối với Huawei được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hồi giữa tháng 5.2020.
Bất chấp những rắc rối kéo theo liên quan đến Huawei, các nhà cung cấp phần mềm EDA của Mỹ cho đến nay vẫn hoạt động tốt. Nghiên cứu của Koki Inoue, nhà nghiên cứu chính tại Viện nghiên cứu kinh tế thuộc Hiệp hội thúc đẩy ngành công nghiệp máy móc Nhật Bản, cho thấy sự gia tăng đáng lưu ý trong việc mua phần mềm EDA của chính quyền địa phương Trung Quốc, sau đó được sử dụng bởi các nhà sản xuất không chuyên.
Các công ty đầu tư do chính quyền địa phương đứng đầu đã rót nhiều nguồn lực vào việc phát triển các nhà thiết kế phi sản xuất chất bán dẫn. Số lượng công ty dạng này trên toàn Trung Quốc ước tính đạt mức gần 500. Đối với Synopsys và Candence, điều này dường như là quá đủ để bù đắp cho việc mất doanh số vào tay HiSilicon.
Lãnh đạo Huawei lên tiếng đáp trả lại lệnh cấm vận mới của Mỹ Chủ tịch luân phiên Huawei thừa nhận các biện pháp cấm vận mới của Mỹ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn này, song tuyên bố sẽ có giải pháp vượt qua. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Chủ tịch luân phiên của Huawei, Guo Ping, đã lên tiếng đáp trả trước việc Mỹ kéo dài lệnh cấm vận và...