Doanh thu của các thương hiệu thời trang xa xỉ bị khủng hoảng vì dịch COVID-19
Trong khi Gucci, Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Fenty có doanh thu đi vào lòng đất thì flagship Hermès ở Quảng Châu đạt 2,7 triệu đô la doanh thu trong một ngày.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận cuối cùng của một thương hiệu thời trang. Ví dụ như địa điểm, chiến lược marketing, sản phẩm, chính sách kinh doanh…Nhưng mọi yếu tố này đều phải chào thua sự càn quét của đại dịch COVID-19.
Lệnh cách ly toàn xã hội khiến tất cả các thương hiệu lớn bé, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại đều phải đóng cửa. Người tiêu dùng cũng không còn ưu tiên việc mua sắm quần áo, mà dùng tiền để mua các nhu yếu phẩm. Tất cả các công ty thời trang, dù là cây đa cây đề nhiều thập kỷ, đều đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Hôm qua, Kering – tập đoàn đa quốc gia của Pháp gồm các công ty con như Gucci, Bottega Veneta, Pomellato, Ulysse Nardin và Balenciaga, báo cáo doanh thu giảm 15,4% trong quý 1. Đối thủ lớn nhất của nó, tập đoàn LVMH, có các thương hiệu Louis Vuitton, Christian Dior, Bulgari, Fenty, và Givenchy, cũng công bố giảm 15%. Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm mạnh mẽ này là do khu vực châu Á – Thái Bình Dương (đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục), nơi tạo ra nhiều doanh thu nhất cho các công ty này, bị phong tỏa quá chặt. Các thương hiệu của Kering đã đóng cửa cửa hàng trong tháng 1 và tháng 2, đồng thời cắt giảm quảng cáo ở thị trường quan trọng nhất của mình.
Ông Francois-Henri Pinault, Giám đốc điều hành của Kering, cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất nặng nề cho hoạt động của chúng tôi trong quý đầu năm. Chúng tôi ngay lập tức triển khai các hành động chống dịch để bảo đảm sự an toàn, hạnh phúc của các nhân viên Kering và khách hàng. Ở những nơi có trụ sở, chúng tôi cũng hỗ trợ đáp ứng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế và bệnh viện”.
Bên cạnh những anh bạn lao dốc, nhiều thương hiệu vẫn hoạt động khỏe mạnh trong thời kỳ COVID-19. Bottega Veneta tăng 10% và flagship Hermès ở Quảng Châu đạt 2,7 triệu đô la doanh thu trong một ngày. Ngoài ra, công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, Capri Holdings (sở hữu Michael Kors, Versace và Jimmy Choo) cũng tăng trưởng 11,9% trong quý 1. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng không ổn định. Nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch quá sớm có thể gây ra làn sóng bùng dịch thứ 2 và lần này thì không có thương hiệu nào kịp chống đỡ.
Minh Minh
Công ty mẹ của Zara phát miễn phí khẩu trang và đồ bảo hộ
Không nằm ngoài "cuộc chiến", Inditex cũng bắt đầu huy động nguồn nhân lực ở Tây Ban Nha để sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ.
Trước diễn biến phức tạp của virus corona, nhiều thương hiệu thời trang đình đám trên thế giới cũng chung tay sản xuất sản phẩm cần thiết để chống dịch.
Theo thông tin mới nhất từ Vogue, Inditex - công ty mẹ của Zara có trụ sở tại Galicia, Tây Ban Nha - sẽ sản xuất đồ bảo hộ và khẩu trang cho các bệnh nhân và y, bác sĩ. Quá trình sản xuất được diễn ra tại nhà máy ở Tây Ban Nha.
Inditex tiến hành sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ để tặng miễn phí cho các cơ quan y tế. Ảnh: MDS.
"Chúng tôi sẽ giao hàng ít nhất một lần/tuần. Các vật liệu đều được chúng tôi mua trực tiếp. Ngoài ra, công ty cũng sẽ tặng 10.000 khẩu trang vào cuối tuần này. 300.000 mặt nạ phẫu thuật khác cũng sẽ được gửi đi", người đại diện Inditex tuyên bố.
Inditex không phải thương hiệu thời trang duy nhất góp sức vào công cuộc phòng chống Covid-19.
Mới đây, tập đoàn hàng xa xỉ LVMH - công ty mẹ của Louis Vuitton, Dior - cũng công bố sản xuất chất khử trùng tay để cung cấp miễn phí cho các cơ quan y tế Pháp.
Theo Guardian, 3 nhà máy nước hoa và mỹ phẩm của LVMH sẽ sản xuất 12 tấn nước rửa tay khô trong tuần này và chuyển giao miễn phí đến các cơ quan y tế Pháp, chủ yếu là 39 bệnh viện công ở thủ đô Paris.
Trước đó, 3 nhà máy này chủ yếu sản xuất nước hoa thương hiệu Christian Dior, Guerlain và Givenchy.
Người phát ngôn của hệ thống bệnh viện Paris cho biết các cơ sở y tế trong thành phố vẫn còn nước rửa tay khử trùng, nhưng nguồn cung bị hạn chế.
Trong khi đó, Miuccia Prada, Donatella Versace và Giorgio Armani thuộc danh sách những người quyên góp để giúp bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Theo news.zing.vn
Thời trang xa xỉ hậu Covid-19: Thảm hại hay tiềm ẩn cơn bão kỷ lục doanh thu? Bức tranh thời trang xa xỉ sau Covid-19 là thảm họa hay cú nhảy về doanh số hơn xưa? Có nhiều yếu tố góp phần vào lợi nhuận của một thương hiệu thời trang. Chúng bao gồm đúng địa điểm, tiếp thị chiến lược và quan trọng nhất là ổn định kinh tế thế giới. Tất cả những yếu tố này đã bị...