Doanh số xe sang ở Nga tăng mạnh giữa suy thoái kinh tế
Ngược lại với nền kinh tế suy thoái và đồng rúp cận mức thấp kỷ lục, doanh số xe sang tại Nga đang bùng nổ.
Ảnh: Bloomberg
Hãng Porsche lập kỷ lục mới ở Nga vào năm 2015 khi doanh số tăng 12,4% so với năm 2014. Rolls-Royce mới đây cũng thông báo họ đạt kỷ lục doanh số tại Nga trong năm ngoái. Với Lexus, doanh số tăng 6% và Bentley thì cho hay thị trường Nga đang “phát triển nhanh chóng”, theo CNN.
“Người giàu ở Nga đơn giản là có nhiều tiền hơn và tự tin hơn để mua xe”, nhà phân tích ô tô Tim Urquhart của hãng IHS nhận định.
Sự thành công của các hãng ô tô sang trọng là hoàn toàn tương phản với phần còn lại của thị trường Nga. Sau một thập niên tăng trưởng nhanh, doanh số ô tô ở nước này giảm gần 36% vào năm 2015, tương đương với việc thị trường tiêu thụ ít hơn 1,6 triệu chiếc xe.
Sự bùng nổ trong doanh số xe sang có thể là “phụ phẩm” của nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng vì giá dầu lao dốc và các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Đồng rúp yếu đi khiến hàng hóa ở Nga tương đối rẻ hơn đối với những người mua tài sản bằng đồng đô la Mỹ hay các ngoại tệ khác.
Video đang HOT
Rúp Nga (RUB) giảm xuống mức kỷ lục 82 RUB ngang giá 1 USD hồi tháng 1. Từ đó đến nay, đồng tiền này phục hồi một chút và đứng ở mốc 77 RUB ngang giá 1 USD. Đây là mức thấp hơn nhiều so với mức 45 RUB đổi được 1 USD khi kinh tế Nga chưa bước vào khủng hoảng.
Chuyện RUB giảm giá mạnh cũng thúc đẩy nhiều người Nga chi tiêu trước khi giá cả tăng thêm. Doanh nghiệp ngoại điều chỉnh giá bán theo tỷ giá hối đoái nhưng quá trình này cần phải kéo dài vài tháng và người mua hàng đã tận dụng điều này.
Một cơn sốt tương tự từng xảy ra vào tháng 12.2014, khi RUB bắt đầu đi xuống. Apple là một trong những công ty đầu tiên điều chỉnh giá sau khi nội tệ Nga yếu đi. Giá bán iPhone 6 đi từ mức 39.990 RUB lên 53.990 RUB, tăng 35% trong một tuần.
Tuy nhiên các nhà sản xuất xe sang vẫn chưa điều chỉnh giá. Đơn cử, dòng Lexus IS. Prices có giá khởi điểm từ 37.000 USD với người mua Mỹ nhưng tại Nga, họ chỉ phải trả ít hơn 2 triệu RUB, tương đương 25.000 USD, cho một chiếc xe.
Một số người Nga đang tìm cách bảo vệ tài sản của họ khi bản tệ mất giá. Những người có nhiều tiền mặt đổ tiền vào các tài sản vật chất bằng cách chuyển tiền vào loại xe sang phù hợp túi tiền.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Quân đội Nga trước nguy cơ 'thắt lưng buộc bụng' vì suy thoái kinh tế
Ngân sách quốc phòng của Nga thuộc dạng "khủng" trong các cường quốc quân sự, tuy nhiên Moscow được cho là đang buộc phải cắt giảm ngân sách này để cân bằng chi tiêu quốc gia.
Nga sẽ thắt lưng buộc bụng, cắt giảm ngân sách quốc phòng vì suy thoái kinh tế? - Ảnh minh họa: Reuters
Trong điều kiện kinh tế như hiện nay, ngân sách quốc phòng của Nga sẽ không thể tránh khỏi việc cắt giảm trong vài ba năm tới, cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexey Kudrin nói trong Diễn đàn kinh tế Gaidar tổ chức ở Moscow hôm 13.1, theo TASS.
"Cắt giảm chi tiêu quốc phòng là chuyện không thể tránh được. Nhiều người nói rằng trong tình hình địa chính trị hiện tại, chi tiêu quốc phòng sẽ khó có thể thực hiện... Chúng có thể được hoãn lại cho hai hoặc ba năm. Tôi không thấy có bất kỳ vấn đề nào trong lĩnh vực này và không nghĩ chi tiêu quốc phòng là bất khả xâm phạm", ông Kudrin nói với đài phát thanh News Service của Nga.
"Chi tiêu quốc phòng không phải để tham gia thay đổi tình hình địa phương hay địa chính trị hiện nay mà để tăng cường khả năng phòng thủ của nước Nga trước các mối dọa xung đột tiềm năng", cựu bộ trưởng Kudrin giải thích.
Chính phủ Nga chưa đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng cho ngân sách quốc gia vốn đang teo tóp vì giá dầu thô giảm và cấm vận kinh tế của phương Tây và Mỹ.
Báo cáo hàng năm của chuyên san quốc phòng IHS Jane's về ngân sách quốc phòng của các quốc gia trên thế giới cho biết Nga chi 54,1 tỉ USD cho quân đội trong năm 2015, tăng 21% so với năm trước và gấp 3 lần năm 2007. Nga đứng ở vị trí thứ 5 thế giới về chi tiêu cho quốc phòng sau Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp. Chi tiêu quốc phòng của Nga chiếm 4,3% GDP của nước này.
IHS Jane's nói gia tăng chi tiêu này là do nhiều cuộc tập trận tốn kém trong nước và chiến dịch quân sự ở Syria.
"Trong trung hạn, Syria không phải một gánh nặng siêu hạng", ông Kudrin nói. Theo ông này, chi tiêu ngân sách cho việc sáp nhập Crimea và hỗ trợ cho miền đông Ukraine đáng lo lắng hơn chiến dịch quân sự của Nga ở Syria.
IHS Jane's cũng cho rằng chi tiêu mạnh cho quốc phòng của Nga sẽ không kéo dài. "Cắt giảm là không thể tránh khỏi khi Moscow đang cố gắng giảm thâm hụt ngân sách trong tầm kiểm soát", ông Craig Caffrey, một nhà phân tích của IHSJane's nói trong báo cáo.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đâu là những mối đe dọa chính đến nền kinh tế Nga? Đối với nước Nga, 30 USD cho mỗi thùng dầu thô là mức giá đáng báo động. Giá dầu ở khoảng đó đe dọa hệ thống tài chính nước này nhiều hơn cả mối nguy đến từ địa chính trị hay giá trị đồng rúp. Nhà máy lọc dầu - Ảnh: AFP Theo Bloomberg, có đến 63% chuyên gia kinh tế được hỏi...