Doanh số xe ô tô điện toàn cầu trong quý 1 năm 2021 tăng 140%
Doanh số xe ô tô điện bán ra trong quý 1 vừa qua trên phạm vi toàn cầu tăng tới 140%, trong đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất.
Một cửa hàng bán xe ô tô điện của Tesla tại Burbank, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Báo cáo Triển vọng xe điện toàn cầu năm 2021 mới được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố, trong quý 1, có khoảng 500.000 xe điện được bán ra tại Trung Quốc, kế đến là 450.000 chiếc tại thị trường châu Âu. Doanh số bán hàng tại Mỹ cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ, nhưng số giá trị tuyệt đối thấp hơn hai thị trường trên.
Đà tăng trưởng của xe điện được thúc đẩy từ việc chính phủ nhiều nước thực thi biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, theo đuổi mục tiêu cắt giảm khí thải xuống ngưỡng 0.
“Trước thời điểm đại dịch bùng phát, nhiều nước đã siết lại một số chính sách chủ chốt, như tiêu chuẩn khí thải CO2 hay quy định buộc khí thải của ô tô về ngưỡng 0. Đến cuối năm 2020, đã có 20 nước tuyên bố cấm bán xe hơi truyền thống, hoặc ra quy định khí thải ô tô phải về ngưỡng 0″ – báo cáo của IEA nêu rõ.
Năm 2020, chi tiêu dành cho xe điện cán mốc 120 tỉ USD, trong khi lượng tiêu thụ xe cũng tăng 41% bất chấp đại dịch. Tổng lượng xe hơi bán ra trong năm giảm 6%, nhưng riêng xe điện đã đạt 3 triệu chiếc, chiếm 4,6% tổng lượng xe ô tô bán ra trên toàn cầu.
Lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác tiêm caccine COVID-19
Chiều 19/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) chống dịch COVID-19 của Hà Nội, đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các Sở, ban, ngành và các quận, huyện.
Báo cáo của Sở Y tế tại phiên họp cho thấy, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và khu vực vẫn diễn biến phức tạp. Tại quốc gia láng giềng Thái Lan, tuần qua, hàng ngày đều ghi nhận trên 1.500 trường hợp mắc, con số cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát ở quốc gia này. Riêng tại Camphuchia, trung bình có trên 300 ca mắc mới/ ngày được ghi nhận.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng chỉ đạo tại cuộc họp.
Về việc tiêm vaccine phòng COVID-19, từ ngày 13-18/4/2021, Sở Y tế Hà Nội và các đơn vị liên quan đã tổ chức tiêm cho 167 người, nâng tổng số người được tiêm phòng COVID-19 lên 8.574 người, hiện tại các trường hợp này đều có sức khoẻ bình thường. Sở Y tế và các đơn vị đang triển khai tiêm vắc xin đợt II đối với lượng vaccine vừa được Bộ Y tế phân bổ cho Hà Nội là 53.350 liều.
Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng nhận định, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là của người dân và chính tâm lý chủ quan cũng đã xuất hiện ở Ban chỉ đạo phòng dịch các cấp.
Vì vậy, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng đề nghị các các quận huyện, sở, ngành tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố trong tình hình mới; yêu cầu rõ các đơn vị tiếp tục đổi mới, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền để người dân nắm được tình hình dịch bệnh và thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch, tránh sự chủ quan, lơ là.
Lãnh đạo Hà Nội đề nghị các địa phương cần phối hợp với ngành y tế triển khai thực hiện tiêm vaccine COVID-19. Trong đó, người đứng đầu địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác tiêm chủng; việc tiêm chủng cần đúng theo tiến độ, không để thừa vaccine, gây lãng phí.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch cũng đề nghị các Sở, ngành và các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo, tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng...
Thương mại điện tử B2B năm 2027 sẽ tăng hơn 70% Quy mô thương mại điện tử B2B được dự báo đạt 20,9 nghìn tỷ USD vào năm 2027, tăng 71,3% so với năm 2019, theo Sách trắng "Hướng dẫn về TMĐT B2B" mới công bố của DHL Express. Theo đó, đến năm 2025, 80% giao dịch mua bán giữa nhà cung cấp và người mua là doanh nghiệp (B2B) sẽ diễn ra trên...