Doanh số xe mới tại Đức giảm 50% dù showroom đã mở cửa trở lại
Dù các showroom tại Đức đã mở cửa suốt tháng trước và thực hiện các biện pháp an toàn, khách hàng vẫn tránh thực hiện giao dịch mua xe.
Doanh số bán xe mới tại Đức trong tháng 5/2020 đã giảm 50%, chỉ tăng hơn một chút so với hồi tháng 4/2020. Có tổng cộng 168.148 đăng ký mua xe, theo dữ liệu được công bố bởi cơ quan vận tải KBA.
Trong khi đó, người đứng đầu hiệp hội nhập khẩu VDIK, Reinhard Zirpel cho biết, việc mở lại các đại lý “hầu như không có tác động tích cực đến nhu cầu mua. Tình trạng của thị trường xe chở khách vẫn còn rất tệ”.
Trong khi Đức đã tăng gấp đôi ưu đãi cho cả xe điện hoàn toàn cũng như xe plug-in hybrid, gói kích cầu không có lợi ích nào cho người mua xe chạy xăng hoặc diesel. Theo hiệp hội đại lý ZDK, gói này “chẳng bằng giọt nước trong đại dương” trong việc giúp bán xe mới – số lượng xe trị giá khoảng 15 tỷ euro tại các đại lý.
Video đang HOT
Doanh số bán xe mới tại Đức trong tháng trước đã giảm 50%, chỉ tăng hơn một chút so với hồi tháng Tư dù các showroom, đại lý mở cửa suốt tháng.
Riêng về các hãng xe, tất cả các nhà sản xuất ô tô Đức đều nhận thấy mức giảm, với BMW giảm 62%, Opel giảm 60%, VW giảm 52%, Audi giảm 46% và Mercedes giảm 43%. Với các thương hiệu nước ngoài, giảm mạnh nhất là Dacia 63%, theo sau là Seat giảm 61% và Ford giảm 57%, theo AutoNews Europe.
Ngay cả Tesla đã trải qua một tháng 4/2020 tốt đẹp, cũng đã phải nhận mức giảm 28% trong tháng 5/2020.
Tuy nhiên, có một số hãng xe đã thực sự thấy sự tăng trưởng doanh số, như Subaru và Fiat đều tăng 13%. Trong khi đó, doanh số bán xe điện hoàn toàn tăng 21% lên 5.578 xe cho khoảng 3,3% thị phần (tăng 1,4% so với tháng Năm 2019), và lượng đăng ký các mẫu PHEV tăng hơn gấp đôi lên 6.755 xe, với thị phần tăng lên 4% từ mức 1% năm trước.
Đối với các mẫu xe chạy xăng và diesel, doanh số giảm lần lượt 56% và 52%./.
Mitsubishi công bố lợi nhuận giảm sâu, trông chờ vào 'điểm sáng' ASEAN để hồi phục
Mitsubishi bất ngờ chọn khu vực ASEAN làm trọng tâm cho kế hoạch hồi phục hậu COVID-19.
Theo Reuters, Mitsubishi buộc phải cắt giảm chi phí cố định đi ít nhất 20% để cải thiện tính cạnh tranh, qua đó tự mình nắm lấy cơ hội đẩy nhanh tiến độ hồi phục.
Do diễn biến dịch COVID-19 trên toàn cầu làm ảnh hưởng mạnh tới kết quả quý I, lợi nhuận vận hành của thương hiệu xe lớn thứ 6 Nhật Bản đã giảm sâu tới 89% trong năm tài khóa 2019 - 2020 từ 111,8 tỉ yên xuống chỉ còn 12,8 tỉ yên. Cũng do biến động khó lường của nền kinh tế toàn cầu mà hãng từ chối đưa ra mục tiêu thường niên cho năm tới như thường lệ.
Trong 12 tháng qua, doanh số toàn cầu của Mitsubishi giảm không hề nhẹ (9%) với ảnh hưởng nặng nề từ quý I, đạt tổng cộng 1,13 triệu xe. Cả 2 thị trường lớn nhất của họ là Trung Quốc và Đông Nam Á đều tăng trưởng âm.
Outlander đời mới có thể ra mắt ngay trong năm nay dùng chung khung gầm Nissan X-Trail.
Xét tới tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á tới khả năng tăng trưởng lâu dài (hiện là khu vực đóng góp doanh số nhiều nhất cho Mitsubishi, chiếm hơn 1 phần 4 lượng xe bán ra), Mitsubishi đã quyết định sẽ dồn sức cho các dòng sản phẩm mới dành cho khu vực này. Không ít tên tuổi của thương hiệu Nhật đã hoặc đang làm mưa làm gió trên thị trường như Xpander.
Bên cạnh đó, cả Pajero và Outlander chuẩn bị trình làng phiên bản mới cuối năm nay hoặc đầu năm sau cũng hứa hẹn thu hút một lượng khách hàng không nhỏ trong khu vực.
Vì sao xe ế ẩm trong dịch COVID-19 nhưng Vios lại bán mạnh? Trong khi các thương hiệu xe khác ế ẩm thì chiếc xe chứa đựng đầy giá trị cốt lõi là Vios lại bán chạy, đây là đánh giá của Công ty Chứng khoán Bản Việt khi cho rằng dịch CCOVID-19 đang tác động mạnh đến hành vi tiêu dùng. Dựa theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt...