Doanh số thấp có thể sớm “kết liễu” tiêm kích F-16 và F-18
Với việc quân đội Mỹ đang hạn chế mua thêm F-18 và dừng hẳn mua F-16, 2 mẫu máy bay này chỉ còn cách dựa vào khách hàng quốc tế để giữ mình tồn tại.
Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon và Boeing F/A-18 Hornet đều xuất hiện vào những năm 1970 như một phiên bản chi phí thấp của F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Trải qua thời gian, cả 2 chiếc máy bay đã biến đổi không ngừng. F/A-18A Hornet chuyển mình thành mẫu F/A-18E/F Super Hornet lớn và mạnh hơn, trong khi F-16 thay đổi từ chiến đấu cơ cận chiến hạng nhẹ sang máy bay đa nhiệm phổ biến nhất trong không quân Mỹ. Tuy nhiên, cả 2 mẫu máy bay này đã đi đến cuối vòng đời của mình và chuẩn bị nhường bước cho sự xuất hiện của F-35 Joint Strike Fighter.
Chiến đấu cơ F-16
Hải quân Mỹ sẽ chỉ mua thêm một vài chiếc Super Hornet trong năm 2017 và 2018 còn F-16 đã bị ngừng mua bởi chínnh phủ từ lâu, điều này có nghĩa là nếu muốn tiếp tục được sản xuất, 2 mẫu máy bay này phải phụ thuộc lớn vào khách hàng nước ngoài.
Video đang HOT
Những khách hàng tiềm năng hiện nay của F-16 và F-18 bao gồm những nước ở Trung Đông hoặc quốc gia không đủ ngân sách cho máy bay F-35 mới. Lockheed Martin mới được chính phủ Mỹ cho phép bán 8 chiếc F-16 cho Pakistan và đang đàm phán để bán thêm cho Colombia, Bahrain và Indonesia. Trong khi đó, thoả thuận cung cấp 30 chiếc F-16E/F Block 61 cho Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE) vẫn đang đi vào bế tắc. Tuy nhiên, những hợp đồng nhỏ như vậy chỉ giữ được dây chuyền sản xuất hoạt động trong một thời gian ngắn.
Cả Lockheed Martin và Boeing đều đang ngắm tới thị trường Ấn Độ, quốc gia có nhu cầu nâng cấp toàn bộ phi đội MiG-21 lỗi thời hay những máy bay cũ khác. New Delhi không hứng thú với việc nhập khẩu máy bay nguyên chiếc mà yêu cầu được sản xuất nội địa. Lockheed Martin và Boeing đã cho thấy sự cởi mở trong vấn đề này, tuy nhiên, chính phủ Mỹ chưa chắc đã chấp thuận yêu cầu trên. Ngoài ra, hợp đồng béo bở với Ấn Độ chắc chắn sẽ luôn có sự cạnh tranh từ Nga hoặc chính đồng minh của Mỹ như Pháp và Đức.
Theo_An ninh thủ đô
Taliban nhận bắn hạ máy bay F-16 của Mỹ tại Afghanistan
Tháng 10/2015, một máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ tại Afghanistan đã từng bị cho là trúng hỏa lực của phiến quân Taliban.
Phiến quân Taliban ngày 30/3 lên tiếng nhận trách nhiệm trong vụ bắn hạ máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ tại Afghanistan.
Máy bay F-16 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik. (Ảnh minh họa: AP)
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc một máy bay chiến đấu F-16 của không quân Mỹ đã gặp nạn khi cất cánh làm nhiệm vụ từ căn cứ không quân Bagram - một căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan, cách thủ đô Kabul 50 km về phía Bắc.
Tuy nhiên, phi công của chiếc máy bay này đã kịp thời nhảy dù và thoát chết. Hiện, phi công này đang được điều trị tại 1 bệnh viện của Afghanistan.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Peter Cook cho biết, chiếc F-16 thuộc Phi đội Không vận 445 đã bị rơi vào lúc 20h30 (giờ địa phương, tức 23h30 đêm 29/3 theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, ông Peter Cook cho biết, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chiếc máy bay F-16 gặp nạn là do hành động phá hoại từ bên ngoài.
Tháng 10/2015, một máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ tại Afghanistan đã từng bị cho là trúng hỏa lực của phiến quân Taliban, tuy nhiên chiếc máy bay này vẫn kịp hạ cánh an toàn sau đó./.
Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ gặp nạn tại Afghanistan
VOV.VN - Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc Peter Cook cho biết, chiếc F-16 thuộc Phi đội Không vận 445 của Mỹ bị rơi vào lúc 20h30 (theo giờ địa phương).
Đình Nam Theo Skynewsarabia
Theo_VOV
Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ rơi ở Afghanistan Ngày 29/3, một chiếc máy bay chiến đấu F-16 của lực lượng Không quân Mỹ đã rơi sau khi cất cánh từ căn cứ Bagram, Afghanistan. Phi công đã kịp thời nhảy dù ra khỏi máy bay và chỉ bị thương. Sau tai nạn, phi công đã được cấp cứu và đánh giá tình trạng vết thương. Trong một thông báo bằng văn...