Doanh số ôtô tại Anh xuống thấp nhất trong 26 năm
Đây là tháng 6 tồi tệ nhất của doanh số ôtô mới tại Anh kể từ năm 1996. Nguyên nhân vẫn đến từ tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên phạm vi toàn cầu.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh ôtô (SMMT), tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên phạm vi toàn cầu đã đẩy doanh số xe mới được bán ra trong tháng vừa qua tại Anh chạm đáy lần đầu tiên kể từ thời điểm năm 1996.
Các hạn chế liên quan Covid-19 tại Trung Quốc càng làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn, qua đó cản trở khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các nhà sản xuất xe.
Theo báo cáo từ SMMT, chỉ có 140.958 ôtô mới được đăng ký trong tháng vừa rồi, ít hơn 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, đội ngũ bán hàng của các tập đoàn lớn cũng báo cáo doanh số sụt giảm đến 27,6%, trong khi mức tiêu dùng tư nhân đã giảm 21%.
Tính đến thời điểm hiện tại, Anh chỉ ghi nhận 802.079 lượt ôtô đăng ký mới, giảm gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực trạng này đã khiến 2022 trở thành năm có thành tích bán hàng trong hai quý đầu tiên kém thứ hai trong vòng 30 năm qua tại xứ sở sương mù.
Tuy vậy, xe điện tiếp tục chứng minh sức hút đối với người tiêu dùng bằng mức tăng 14,6% doanh số bán hàng để đạt 22.737 xe trong tháng 6. Thị phần xe điện cũng chứng kiến mức tăng trưởng tốt lên 16,1% từ mức 10,7% vào năm 2021.
Tuy nhiên, doanh số của dòng Plug-in Hybrid (PHEV) lại giảm 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 7.714 chiếc, trong khi doanh số của các mẫu xe điện Hybrid cũng rơi mất 7,3%.
Video đang HOT
“Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đang ghìm chân thị trường ôtô mới với mức độ nghiêm trọng hơn cả đợt đóng cửa hồi năm ngoái. Nhu cầu xe điện tiếp tục là điểm sáng, nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp sản lượng tổng thể kém cỏi. Dẫu vậy, đây vẫn là tín hiệu tích cực đối với nỗ lực cắt giảm carbon từ khí thải ôtô”, ông Mike Hawes – CEO của SMMT – chia sẻ.
Ông Hawes cũng cho rằng chi phí nhiên liệu ngày càng tăng sẽ là động lực khiến người tiêu dùng có xu hướng nghiêng về sử dụng ôtô điện. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành công nghiệp ôtô, khiến tất cả nhà sản xuất phải nỗ lực cải thiện nguồn cung cũng như ưu tiên mang công nghệ tiên tiến này đến người dùng với chi phí thấp nhất.
Chính phủ Anh gần đây đã loại bỏ khoản tài trợ dành cho dòng xe PHEV, khiến Anh Quốc trở thành thị trường lớn duy nhất ở châu Âu không tồn tại bất kỳ ưu đãi nào hỗ trợ các cá nhân mua xe điện.
Ông Jim Holder – chủ biên của tạp chí What Car? - cho rằng quyết định mua hàng của người tiêu dùng đang bị chi phối bởi quá nhiều vấn đề. Các đơn hàng mới luôn rơi vào trạng thái chờ khá dài, giá xe lại bị đội lên do chi phí năng lượng cao cũng như tình trạng thiếu linh kiện diễn ra trên phạm vi rộng lớn.
Nhu cầu xe điện tại Anh đang vượt quá nguồn cung. Ảnh: T he Guardian.
Còn theo ông Ben Nelmes – đồng sáng lập New AutoMotive - nhận định giá nhiên liệu tăng phi mã đang hướng sự quan tâm của người tiêu dùng sang ôtô điện. Tuy vậy, nguồn cung hiện tại đang không thể bắt kịp đà tăng nhanh của nhu cầu.
“Thời gian giao ôtô điện dao động từ 40 tuần đến một năm. Đây là rào cản lớn nhất trên hành trình xanh hóa đường phố tại Anh”, ông Nelmes chia sẻ.
Vị này cũng đề xuất nâng tỷ lệ 22% xe điện mà chính phủ Anh dự định bắt buộc các hãng xe phải cam kết đảm bảo trong danh sách sản phẩm từ năm 2024.
Theo mục tiêu trung hòa carbon trong khí thải xe vào năm 2050 do chính phủ Anh đặt ra, tất cả ôtô dùng động cơ xăng và diesel sẽ dừng bán mới ra thị trường nước này từ năm 2035.
Thị trường nào tiêu thụ ô tô nhiều nhất thế giới?
Đại dịch, thiếu linh kiện, và xu hướng dịch chuyển sang xe điện đã làm thay đổi mạnh mẽ thị trường ô tô toàn cầu năm 2021. Trong năm 2021, doanh số ô tô toàn cầu tăng 5%, tương ứng khoảng 82,1 triệu xe (bao gồm cả xe du lịch, xe tải và xe thương mại hạng nhẹ ).
Tuy nhiên, không phải thị trường nào cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực. Nhìn vào thực tế, doanh số trong năm 2021 vẫn thấp hơn so với trước khi đại dịch xảy ra, là 89,6 triệu xe bán ra trong năm 2019.
Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về doanh số với 26,3 triệu xe, tăng 4% so với năm 2020 và 6% so với năm 2019. Khủng hoảng về sản xuất không ảnh hưởng quá nhiều đến Trung Quốc như các khu vực khác, do nước này khuyến khích phát triển xe điện và thị trường tràn ngập những mẫu xe nội địa giá rẻ.
Top 10 thị trường ôtô lớn nhất ở từng châu lục
Mặt khác, thị trường Mỹ mặc dù ghi nhận sự phục hồi nhẹ trong năm 2021 (tăng 4% so với năm 2020), nhưng con số 15 triệu chiếc bán ra vẫn kém xa so với con số 17 triệu chiếc vào năm 2019. Không giống như Trung Quốc và châu Âu, Mỹ vẫn chưa được hưởng lợi từ sự gia tăng doanh số bán xe điện. Năm 2021, xe điện thuần túy chỉ chiếm 3% thị trường, trong khi chúng chiếm 11% ở Trung Quốc và 10% trên toàn châu Âu.
Top 10 thị trường ôtô lớn nhất thế giới tính theo doanh số năm 2021
Sự bùng nổ xe điện vẫn không đủ để bù đắp những tác động tiêu cực trong vài năm qua. Minh chứng rõ ràng nhất là thị trường châu Âu. Cụ thể, đăng ký xe hạng nhẹ năm 2021 giảm 25%, tương đương 4,04 triệu chiếc so với năm 2019, đây là một sự sụt giảm lớn. Trước đây, thị trường xe châu Âu có quy mô tương tự như thị trường Mỹ. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi với khoảng cách tăng vọt từ 1,15 triệu chiếc vào năm 2019 lên 3,2 triệu chiếc vào năm ngoái.
Khó khăn tại các thị trường chính của Châu Âu là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này. Ví dụ, Ý trước đây nằm trong top 10 thị trường xe lớn nhất thế giới, năm ngoái đã tụt xuống trí thứ 12 sau Nga. Năm 2019, Ý đứng thứ 9 trên thị trường với gần 2,1 triệu chiếc, xếp sau Brazil với 2,68 triệu chiếc và xếp sau Canada với 1,93 triệu chiếc.
Tình trạng trên cũng xảy ra với Đức, Pháp, Vương quốc Anh và Tây Ban Nha, tất cả đều ghi nhận mức giảm từ 22% đến 31% từ năm 2019 đến năm 2021. Bất chấp những khó khăn, Đức, Pháp và Anh vẫn đứng trong top 10. Trong đó Đức là quốc gia hàng đầu của châu Âu với vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng Top 10 thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
Mặc dù chính phủ châu Âu đã đưa ra nhiều ưu đãi để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn xe điện, tuy nhiên việc đó chưa đủ để làm giảm giá xe, một trong những yếu tố quan trọng nhất để thay thế xe dùng động cơ đốt trong.
Ở các thị trường khác như Hàn Quốc, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn. Trên thực tế, Hàn Quốc đã hoán đổi vị trí với Ý trong hai năm qua, leo từ vị trí thứ 12 lên thứ 9. Chile có thể đối phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng vì nước này không có ngành công nghiệp địa phương; mọi thứ đều được nhập khẩu. Đây là lý do chính khiến quốc gia này vượt qua Argentina và trở thành thị trường lớn thứ hai ở Nam Mỹ. Trong khi đó Argentina có nhiều hơn Chile 2,4 triệu dân.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng hạng từ vị trí 25 trong năm 2019 lên vị trí thứ 18 vào năm ngoái, vượt qua Nam Phi, Hà Lan, Ả Rập Xê-út, Ba Lan, Bỉ và Thái Lan. Nguyên nhân do nước này coi xe là thứ tài sản giữ tiền tốt trước sự mất giá mạnh của đồng nội tệ.
Xe điện bình dân đến hạng sang đua nhau ra mắt thị trường ôtô Việt Nam Cùng với xu hướng điện hóa ôtô và giá xăng dầu liên tiếp lập kỷ lục mới thời gian gần đây, nhiều hãng xe đã đua nhau ra mắt nhiều mẫu xe điện tại thị trường Việt Nam. Khoảng hơn một năm nay, có ít nhất 6 hãng xe giới thiệu xe điện tại thị trường Việt Nam trải rộng từ phân khúc...