Doanh số ôtô một tháng ở Trung Quốc bằng cả năm ở Ấn Độ
Trong tháng 3 vừa qua, có 2,53 triệu ôtô bán ra tại Trung Quốc, trong khi ở Ấn Độ, doanh số cả năm 2020 là 2,43 triệu xe.
Số xe tiêu thụ đạt 2,53 triệu xe chỉ tính đến ngày 21/3, tức chưa hết tháng, tăng 74,9% so với cùng kỳ 2020, theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc (CAAM). Sức tăng cũng cho thấy thị trường này đang hồi phục sau dịch Covid-19.
Thậm chí, doanh số xe tháng 3 tại Trung Quốc được đánh giá quá ấn tượng. Để so sánh, doanh số ôtô cả năm 2020 tại Ấn Độ cũng chỉ ở mức 2,43 triệu xe. Tức ôtô bán ra ở Trung Quốc chỉ trong một tháng cao hơn ở Ấn Độ trong suốt một năm. Trong khi hai nước này có dân số ngang nhau, gần 1,4 tỷ người.
Haval H6 – mẫu SUV của hãng xe Trung Quốc Great Wall. Ảnh: GWM
Nếu tính trong quý I, doanh số xe con ở Trung Quốc tăng 69% so với cùng kỳ 2020, đạt 5,09 triệu xe, tức gần bằng với những gì mà thị trường này đạt được cách đây hai năm. Trong quý I/2018, có 5,67 xe bán ra.
Sự tăng trưởng ở thị trường ôtô tại quốc gia Đông Á còn được ghi nhận ở cả phân khúc xe thương mại, với mức tăng 77%, với 1,41 triệu xe.
Video đang HOT
Các báo cáo của CAAM cũng chỉ ra rằng sự tăng trưởng đặc biệt xuất hiện ở dòng xe năng lượng mới (NEV), gồm xe điện và plug-in hybrid (xe sạc điện). Doanh số tăng 239%, đạt 226.000 xe trong tháng 3, với cả quý là 515.000 xe tức mức tăng là 352%. Trong quý I/2020, doanh số xe là 114.000 chiếc.
Các hãng xe NEV nội địa như Nio và Xpeng, cùng với hãng xe Mỹ là Tesla, đang tăng sản lượng tại Trung Quốc. Tesla bán được 35.478 xe trong tháng 3. Tuy nhiên, CAAM nêu rằng việc thiếu linh kiện có thể gây bất lợi tới ngành sản xuất ôtô trong quý thứ hai.
General Motors (GM) bán được 780.000 xe trong quý I, tăng 69% so với cùng kỳ 2020. Trong đó gồm 57.400 chiếc Cadillac, và 224.700 chiếc Buick. Chevrolet cũng bán được 64.800 xe, tăng 27% và góp phần không nhỏ vào tăng trưởng của hãng mẹ.
Thành công của GM còn gồm cả doanh số của những thương hiệu thuộc liên doanh với các hãng nội địa như Wuling (347.100 xe) và Baojun (86.200 xe).
Phần lớn các thương hiệu còn lại cũng tăng trưởng trong quý I. BMW là 97%, Ford với 73,3%, Mercedes là 60% hay Geely với 37%.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, doanh số toàn thị trường trong quý đầu tiên, với 14 thương hiệu ôtô hoạt động tại đây, chỉ là 320.537 xe, tức chỉ bằng khoảng 12% so với sức bán tại Trung Quốc chỉ trong một tháng. Rất khiêm tốn so với thị trường láng giềng, nhưng số ôtô bán được trong quý I năm nay ở Ấn Độ đã tăng 127% so với cùng kỳ 2020, khi chỉ bán được 141.139 xe. Có nghĩa thị trường ôtô ở quốc gia Nam Á cũng đang đà hồi phục.
Thêm một tháng thảm bại của BEIJING X7 tại Trung Quốc
Tháng 2.2021, BEIJING X7 có doanh số chỉ 500 xe tại thị trường Trung Quốc, con số thấp nhất kể từ khi bán ra từ năm ngoái.
BEIJING X7 liên tục sụt giảm doanh số tại quê nhà
Đây là tháng thứ 6 liên tiếp chứng kiến doanh số BEIJING X7 sụt giảm tại thị trường quê nhà Trung Quốc. Nếu tháng 1.2021, hãng xe này bán ra 2.004 xe thì sang tháng 2.2021, con số này chỉ còn 500 xe, một kết quả không thấm tháp gì đối với thị trường tỉ dân. Như vậy có thể thấy, sau nhiều tháng tung ra thị trường, BEIJING X7 vẫn chưa thể chứng tỏ đây là mẫu xe đủ sức hấp dẫn với khách hàng trong nước.
Thời điểm BEIJING X7 thành công nhất từ tháng 8.2020, khi đó mẫu xe này đạt doanh số tới 4.687 xe. Tuy nhiên kể từ đó, doanh số xe sụt giảm theo từng tháng và chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Con số 500 xe như "hạt muối bỏ biển" khi các mẫu xe bán chạy hàng đầu tại thị trường Trung Quốc có doanh số lên tới vài chục ngàn xe bán ra trong một tháng.
BEIJING X7 được nhiều người Việt yêu thích bởi kiểu dáng và tiện nghi bên trong
Nếu tháng trước, BEIJING X7 xếp hạng 212 tại thị trường Trung Quốc thì tháng 3 này đã tụt xuống vị trí thứ 265. Tình trạng doanh số bán xe liên tục sụt giảm có thể khiến BEIJING X7 đứng trước nguy cơ bị khai tử giống như một số dòng xe trước đây từng bán ra thị trường Việt Nam như Zoyte Z8, BAIC Q7, Brilliance V7...
Đáng chú ý, một số mẫu xe quen thuộc và vẫn đang bán ra thị trường Việt Nam như BAIC Q7, Brillance V7 hay Zotye Z8 không còn thấy góp mặt trong bảng xếp hạng. Điều này cho thấy 3 mẫu xe này đã bị khai tử hoặc doanh số không bán được chiếc nào trong tháng vừa qua.
Tính trong cả năm 2020 vừa qua, với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, lượng xe bán ra thị trường Trung Quốc chỉ giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, thị trường ô tô tại quốc gia đông dân nhất thế giới đã gần như khôi phục đáng kể sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Nội thất BEIJING X7 nịnh mắt bằng loạt trang bị tiện nghi
Doanh số giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc nhưng BEIJING X7 vẫn thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Việt. Xe được một doanh nghiệp tư nhân tại Hải Phòng giới thiệu hồi đầu tháng 10.2020 với mức giá 528 - 668 triệu đồng, rẻ hơn các mẫu xe được cho là đối thủ như Hyundai Tucson (giá 799 - 940 triệu đồng), Honda CR-V (giá 998 - 1.118 triệu đồng).
Thực tế, BEIJING X7 có thể "cháy hàng" tại thị trường Việt Nam nhưng doanh số tại quê nhà lại liên tục sụt giảm. Tại Trung Quốc, mẫu xe này phải cạnh tranh với hàng trăm mẫu xe khác, bao gồm cả những mẫu xe nội địa hút khách hơn như Haval H6, Changan CS75, MG HS... hay các mẫu xe mang thương hiệu Nhật Bản như Honda CR-V và Toyota RAV4 với doanh số mỗi dòng xe đạt 30 - 50 ngàn xe mỗi tháng, cao gấp vài chục lần so với BEIJING X7.
Nước Ý bảo vệ di sản ô tô trước sự thâu tóm từ Trung Quốc Ý bắt đầu bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trước nguy cơ bị mua bán, sáp nhập và thâu tóm nhãn hiệu từ các hãng xe khổng lồ đến từ Trung Quốc. IVECO là nhà sản xuất xe tải và xe bus lớn nhất tại Ý và xếp thứ 4 tại Châu Âu Chính phủ Ý hiện đang tìm cách ngăn chặn...