Doanh số ôtô điện vượt mặt xe số sàn
Ít sản phẩm hơn, nhưng ôtô điện chiếm 1,6% trong tổng số 17,1 triệu xe bán ra trong 2019, trong khi dòng xe số sàn chỉ chiếm 1,1%.
Người Mỹ đang dần nói lời chia tay với ôtô số sàn (MT), chuyển sang dòng xe dùng động cơ điện. Xu hướng thể hiện qua thực tế, khi doanh số xe điện tăng 0,1%, trong khi xe MT giảm 0,5%, theo dữ liệu của Green Car Reports. Báo cáo cho biết thêm, doanh số xe điện vượt lên từ quý III/2019, và bán được gần 270.000 chiếc trong 2019.
Bảng điều khiển hộp số trên xe điện Nissan Leaf. Ảnh: Nissan
Theo Autoblog, xu hướng không gây ngạc nhiên, khi lượng xe số sàn bán ra giảm, trong khi phân khúc xe điện tăng trưởng đều đặn. Một số hãng sản xuất đã thay đổi theo nhu cầu khách hàng, như Subaru giới thiệu Impreza Sport đặc biệt với hộp số CVT cho phiên bản 2020, trong khi Hyundai Elantra và Veloster Turbo chỉ lắp hộp số tự động (AT). Mẫu xe thể thao Supra của Toyota cũng hồi sinh với hộp số AT.
Theo xu thế, các nhà sản xuất ôtô đang dành những khoản đầu tư khổng lồ để phát triển xe điện. Ford hợp tác vớ i Webasto để chế tạo chiếc Mustang EV công suất hơn 900 mã lực, mô-men xoắn cực đại 1.356 Nm.
Một mẫu xe điện tại một trạm sạc ở Houston, Mỹ. Ảnh: Wikimedia
Trong 2019, khoảng 50 dòng xe vẫn có phiên bản số sàn, và sẽ giảm chút ít trong 2020. Chính các đại lý cũng ngần ngại đặt xe số sàn do ngày càng ít khách hàng chọn mua. Còn xe điện có khoảng 18 mẫu đang bán tại Mỹ.
Video đang HOT
Lưới tản nhiệt ôtô điện - vô dụng nhưng khó từ bỏ
Khi mẫu xe điện Nissan Leaf thế hệ đầu tiên ra đời mà không có lưới tản nhiệt, nhiều người tỏ ra không vui.
Điểm khác biệt của Leaf khi ra mắt cách đây một thập kỷ rất dễ nhận biết. Xe không có lưới tản nhiệt - thiết kế hở phía đầu xe vốn để lấy gió vào làm mát động cơ đốt trong. Nhưng vì sử dụng pin, nên Leaf không cần bộ phận này. Một số khách hàng thích ngoại hình kiểu mới, nhưng những người khác thì không.
Mẫu xe điện Leaf thế hệ đầu tiên không có lưới tản nhiệt. Ảnh: Nissan
Francois Lafevre, giám đốc marketing phân khúc xe điện tại Nissan Canada nhận xét: "Thiết kế đúng là gây ra sự xung đột". Thực tế, một số tài xế xe điện thích kiểu khác biệt, trong khi những người khác vẫn chuộng thiết kế truyền thống hơn.
Cuối cùng thì truyền thống giành phần thắng. Sau khi khảo sát hơn 300.000 chủ xe Leaf từ 2011, Nissan đặt một lưới tản nhiệt giả phía đầu mẫu Leaf thế hệ thứ hai, vào năm 2018, và cả mẫu mới nhất 2020. Thiết kế được đặt tên "V-motion" với đường viền dạng chữ V cùng bề mặt kính nền xanh lam. Nhiều người tỏ ra thích kiểu lưới tản nhiệt mới.
Trên thị trường hiện nay, ở dòng xe dùng động cơ đốt trong, nhiều mẫu bán tải hiện đại (như Ram 1500) hay SUV (như Lexus RX) đều có lưới tản nhiệt cỡ lớn choán gần hết diện tích đầu xe. Ngay dòng xe sang như BMW cũng phát triển lưới tản nhiệt lớn dần theo thời gian.
Chức năng của lưới tản nhiệt trên dòng xe điện chủ yếu chỉ để trang trí. Trong một số trường hợp, thiết kế này phần nào phục vụ mục đích nhận diện thương hiệu ở riêng dòng xe điện. Vì thế nhiều hãng tỏ ra nghiêm túc trong việc tạo hình phần đầu xe của những sản phẩm tương lai.
Leaf thế hệ hiện hành với lưới tản nhiệt giả. Ảnh: Nissan
Liz Wetzel, đồng giám đốc chương trình thiết kế vận tải tại Đại học Công nghệ Lawrence ở Southfield, bang Michigan, cho biết: "Hình dáng, kết cấu và tỷ lệ của lưới tản nhiệt thực sự gắn với hình ảnh và cá tính thương hiệu".
Các ví dụ điển hình là lưới tản nhiệt Panamericana của Mercedes, hay kiểu bảy thanh dọc của Jeep, hoặc hình quả thận của BMW. Các thương hiệu như Rolls-Royce và Bentley cũng được biết tới với thiết kế đặc trưng phần đầu xe.
Với dòng xe điện, một số sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng vẫn giữ kiểu lưới tản nhiệt như dòng xe động cơ đốt trong. Lưới tản nhiệt giả của Mercedes EQ có cùng thiết kế với các sản phẩm truyền thống của hãng.
Ở các hãng xe trẻ tuổi, như Tesla, vì chưa có di sản kế thừa, đang tỏ ra phiêu lưu với thiết kế phần đầu của dòng ôtô điện, theo Wetzel. Ví dụ là Model 3 và mẫu bán tải Cybertruck Tesla, cũng như mẫu bán tải R1T của startup Rivian (Mỹ), với các nhà đầu tư là Amazon và Ford.
Wetzel nhận xét: "Chúng ta đang chứng kiến những màn biểu diễn sáng tạo. Đó là cơ hội thực sự dành cho các nhà thiết kế nhằm tạo ra cá tính và gương mặt hoàn toàn mới của chiếc xe. Có những đối tượng khách hàng khác nhau, và với họ, các thương hiệu sẽ có những cách tiếp cận khác nhau".
Ford từng phát triển hai kiểu lưới tản nhiệt cho mẫu xe điện Mustang Mach-E. Một kiểu trông như có lỗ hổng lấy gió, và một kiểu mặt phẳng kín mít cùng màu thân xe. Joel Piaskowski, giám đốc thiết kế toàn cầu của Ford miêu tả kiểu thứ hai như một "chiếc móng ngựa nằm úp". Nhưng cả hai đều có logo hình chú ngựa đặc trưng của dòng Mustang.
Mustang Mach-E với hai kiểu lưới tản nhiệt: kín mít và tạo hình giả khe gió. Ảnh: Ford, Motor1
Piakowski cũng nói rằng, khu vực lưới tản nhiệt như một món đồ trang sức của chiếc xe, là nơi để Ford thể hiện sự khác biệt với các thương hiệu khác. Tuy nhiên, hãng xe Mỹ tiếp cận khách hàng theo từng bước, với mục tiêu vừa giữ khách hàng truyền thống, vừa thu hút người mới. Wetzel nhận xét: "Họ không muốn gây sốc và đang đưa ra thứ gì đó làm bàn đạp".
Mercedes cũng từng cân nhắc làm biết mất lưới tản nhiệt khi bắt đầu thiết kế mẫu xe điện EQ, theo Robert Lesnik, trưởng nhóm thiết kế ngoại thất của hãng tại Stuttgart, Đức. "Chúng tôi từng tự hỏi, rằng có nên xóa sạch thứ mà mình đã tạo nên từ vài thập kỷ qua và làm ra thứ gì đó không có gương mặt, hay vẫn trung thành với kiểu cũ", Lesnik nhớ lại.
Nhưng câu trả lời rất rõ ràng. Các nhà thiết kế và ban giám đốc đều muốn một thứ dễ nhận diện. Bộ mặt rất quan trọng với thương hiệu.
Từ đó, Mercedes tạo ra ra kiểu lưới tản nhiệt giả có khác đôi chút dành cho dòng EQ, và có logo ngôi sao ba cánh. Lesnik cho biết lưới tản nhiệt là thiết kế mang tính quyết định để khách hàng có thể nhận diện và kết nối cùng.
Và trong khi lưới tản nhiệt trên xe điện có thể không cùng tính năng với xe động cơ đốt trong, Lesnik nói rằng phiên bản mang tính trang trí vẫn có nhiều tiềm năng hữu dụng cho các công nghệ mới, như cảm biến, hay hệ thống đèn đặc biệt.
Như mẫu Mercedes Vision EQS concept sở hữu giao diện màu đen với đèn ánh sáng xanh gồm hàng trăm bóng đèn LED. Lesnik kết luận: "Dù không lấy gió vào, đó vẫn là một thứ công nghệ cao".
Nissan dường như cũng không muốn tạo sự thay đổi quyết liệt ở phần đầu xe Leaf trong vài năm tới. Hãng vẫn đang kết nối chiếc xe với khách hàng trung thành. Lefevre phát biểu: "Nếu thay đổi quá nhiều ở lưới tản nhiệt, chúng tôi sẽ đánh mất sự nhận diện của Nissan. Cần tôn trọng thiết kế thương hiệu".
Xe điện đầu tiên của Lexus giá từ 51.200 USD Mẫu UX 300e sử dụng pin 54,3 kWh, chạy được 400 km mỗi lần sạc đầy, giá bán 51.200-54.400 USD. So với phiên bản máy xăng, phiên bản động cơ điện có chữ "Electric" sát chắn bùn sau, chữ "UX 300e" phía đuôi xe và cổng sạc ở cả hai bên. Phần còn lại về thiết kết nội, ngoại thất gần như không...