Doanh số ô tô ở Brazil thấp nhất theo tháng kể từ năm 2005
Liên đoàn phân phối ô tô Brazil ( Fenabrave) cho biết doanh số bán ô tô tại quốc gia Nam Mỹ này chỉ đạt 123.579 chiếc trong tháng 7/2021, giảm 8,41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dây chuyền sản xuất xe ô tô ở khu công nghiệp của Nissan tại Resende, cách Rio de Janeiro, Brazil, khoảng 160km về phía Tây. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây cũng là doanh số thấp nhất theo tháng ghi nhận được kể từ năm 2005.
Theo Fenabrave, doanh số trong tháng 7/2021 cũng giảm 7,3% so với tháng trước đó.
Nguyên nhân chủ yếu do sự khan hiếm sản phẩm tại các đại lý phân phối trong bối cảnh một số nhà máy sản xuất bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu. Một số nhà máy tại Brazil đã phải cho nhân viên nghỉ việc tập thể do không thể tiếp tục sản xuất vì thiếu một số bộ phận thiết yếu.
Mặc dù doanh số giảm mạnh trong tháng vừa qua, mức tiêu thụ ô tô kể từ đầu năm đến nay tại Brazil vẫn tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 927.735 chiếc.
Brazil đã sản xuất 1.148.500 ô tô trong nửa đầu năm nay, với mức tăng trưởng 57,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, các nhà máy đã bắt đầu giảm sản lượng trong tháng 6/2021.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô quốc gia Brazil (Anfavea), sản lượng ô tô của nước này chỉ đạt 166.947 chiếc trong tháng 6/2021, giảm 13,4% so với tháng trước đó và là mức thấp nhất trong 12 tháng.
Chủ tịch của Anfavea Luiz Carlos Moraes thừa nhận, mặc dù ngành công nghiệp ô tô của Brazil đã có thể phục hồi ở mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát với khả năng sản xuất gần 200.000 xe mỗi tháng, nhưng trong tháng 6/2021, sản lượng đã sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của việc thiếu chất bán dẫn.
Vị lãnh đạo này cho biết, tình trạng này có thể sẽ kéo dài đến giữa năm sau, buộc Anfavea phải xem xét lại các dự báo sản xuất cho năm nay.
Sản lượng ô tô của Brazil đã giảm từ 2,95 triệu chiếc vào năm 2019 xuống còn 2,01 triệu chiếc vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đầu năm nay, các chuyên gia ước tính, với sự phục hồi của ngành công nghiệp ô tô tại Brazil, sản lượng sẽ tăng 25% lên 2,52 triệu chiếc vào năm 2021.
Video đang HOT
Dựa trên đánh giá về tình hình sản xuất trong thời gian gần đây, Anfavea đưa ra dự báo sản lượng ô tô của Brazil sẽ chỉ tăng 22% trong năm nay, đạt 2,46 triệu chiếc./.
Nhìn lại tình cảnh của Infiniti trước khi rời Việt Nam: 'Đuối sức' trên toàn thế giới
Trước khi ngừng kinh doanh tại Việt Nam, Infiniti đã rút khỏi thị trường châu Âu trong khi doanh số liên tục giảm ở các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc.
Sau những tin đồn về việc rút khỏi thị trường Việt Nam, Infiniti đã xác nhận thông tin này. Cụ thể, hãng xe sang Nhật Bản sẽ ngừng kinh doanh xe mới tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo hoạt động bảo trì, sửa chữa cho những xe đã bán ra.
Ngừng kinh doanh tại Việt Nam sau 7 năm nhạt nhòa
Việc Infiniti gián đoạn kinh doanh tại Việt Nam đến từ biến động về quyền phân phối. Trước đây, cả Nissan và Infiniti được phân phối bởi Tan Chong. Từ tháng 10/2020, quyền phân phối Nissan thuộc về Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Ôtô Việt Nam. Tuy nhiên, đơn vị này không đồng ý lấy thêm quyền phân phối Infiniti.
Sau 7 năm, Infiniti chỉ mang về thị trường Việt Nam 4 mẫu SUV.
Do đó, thương hiệu xe sang này trở nên bất định và đang chờ quyết định từ công ty mẹ. Nếu không tìm được nhà phân phối mới, Infiniti chắc chắn sẽ rời khỏi thị trường Việt Nam và không hẹn ngày quay lại.
Thực tế, không nhiều nhà phân phối cảm thấy mặn mà với Infiniti. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2014, hãng xe sang Nhật Bản không để lại dấu ấn đáng kể nào. Trong 7 năm, Infiniti chỉ mang về Việt Nam 4 mẫu xe và tất cả đều thuộc phân khúc SUV.
Dù không báo cáo doanh số, không khó để nhận ra sự mất hút của 4 mẫu xe Infiniti trên thị trường. Các mẫu xe của Infiniti có điểm chung là ngoại hình chưa thật sự nổi bật, nội thất lỗi thời và mức giá không cạnh tranh.
Infiniti rút khỏi châu Âu, doanh số liên tục giảm ở các thị trường trọng điểm
Khả năng Infiniti biến mất khởi Việt Nam là rất cao khi xét đến tình hình của hãng xe này trên toàn cầu.
Từ đầu năm 2020, Infiniti đã ngừng kinh doanh tại 13 thị trường châu Âu để dồn sức cho Mỹ và Trung Quốc - 2 thị trường được hãng xe Nhật xem trọng nhất. Hơn 70% doanh số của Infiniti toàn cầu đến từ Bắc Mỹ trong khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ ô tô hàng đầu thế giới.
Việc Infiniti "bỏ qua" thị trường châu Âu nằm trong kế hoạch "tái cơ cấu hoàn toàn" của hãng xe sang Nhật Bản.
Rút khỏi 13 thị trường châu Âu, Infiniti muốn tập trung cho Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: NetCarShow.
Dù vậy, tình hình kinh doanh của Infiniti tại Mỹ và Trung Quốc cũng không được như mong đợi. Tại Mỹ, doanh số của Infiniti liên tục giảm từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể, hãng này bán được 149.280 vào năm 2018, giảm 2,7% so với năm 2017. Các con số ở năm 2019 và 2020 lần lượt là 117.708 xe (giảm 21,15%) và 79.502 xe (giảm 32,46%).
Tại Trung Quốc, doanh số của Infiniti cũng giảm mạnh từ năm 2018. Theo số liệu của Statista , doanh số hãng xe sang Nhật Bản tăng liên tục trong giai đoạn 2012-2017. Đến năm 2018, doanh số của Infiniti giảm nghiêm trọng xuống còn 28.868 xe, từ mức 48.408 xe ở năm 2017. Sang năm 2019, tình hình có đôi chút khả quan khi hãng bán được hơn 35.000 xe. Sau đó, Infiniti lại tiếp tục đánh mất mình ở năm tiếp theo khi chỉ có 25.695 xe bán ra trong năm 2020, giảm 26,7% so với năm 2019.
Bê bối của lãnh đạo và sự bảo thủ khiến Infiniti đi xuống
Infiniti tiến vào thị trường Bắc Mỹ từ năm 1989 - cùng lúc với Lexus - với chiếc G20 (sedan cỡ nhỏ) và Q45 (sedan cỡ lớn). Tuy nhiên, Q45 dần đánh mất phong độ và chỉ còn G20 trụ được. Mẫu xe này lấy được lòng khách hàng Mỹ và trở thành đối trọng của BMW 3-Series ở phân khúc sedan hạng sang cỡ nhỏ. Sau đó, các phiên bản G35, G37 lần lượt ra mắt với đa dạng biến thể, từ sedan, coupe đến mui trần. Động cơ V6 mạnh mẽ, cho công suất hơn 300 mã lực đã làm si mê người Mỹ.
G35 là mẫu xe làm nên tên tuổi của Infiniti tại Mỹ. Ảnh: NetCarShow.
G35 là trở thành mẫu xe thành công nhất trong lịch sử của Infiniti. Đến nỗi, cứ 3 chiếc Infiniti được bán ra thì có một chiếc là G35. Năm 2016, hãng xe sang quyết định khai tử dòng G-series để tập trung phát triển Q-series. Và khó khăn bắt đầu xảy đến với hãng xe Nhật.
Dòng Q-series bị đánh giá là nhạt nhòa, không tạo được điểm nhấn như G-series. Do đó, dòng xe này trở nên mất hút trước đối thủ đồng hương Lexus hay các đại diện châu Âu như Mercedes-Benz, BMW. Dù vậy, Infiniti vẫn "sống tốt" khi tăng trưởng đều trong giai đoạn 2012-2017 nhờ các mẫu SUV.
Thời gian êm đềm không kéo dài được lâu khi cựu Chủ tịch Tập đoàn Nissan Carlos Ghosn bị bắt vào năm 2018. Dù bị bắt vì bê bối tài chính, Ghosn lại khá được lòng cấp dưới. Dưới thời của mình, Ghosn đã áp dụng nhiều chính sách thưởng hậu hĩnh cho nhân viên, qua đó thúc đẩy doanh số của Infiniti.
Bê bối gian lận tài chính của cựu Chủ tịch Tập đoàn Nissan Carlos Ghosn ảnh hưởng nghiêm trọng đến Infiniti. Ảnh: The Japan Times
Sang năm 2019, mất đi sự lèo lái của Ghosn, doanh số Infiniti liên tục sụt giảm. Theo Jalopnik , đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự đi xuống của Infiniti dù trước đó, các dòng xe của hãng này cũng không được đánh giá cao.
"Infiniti đã cố gắng tạo ra đột phá công nghệ bằng động cơ VC-Turbo nhưng chi phí phát triển, sản xuất quá cao trong khi doanh số bán ra không được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, động cơ tốt chẳng thể bù đắp cho thiết kế nhàm chán, nội thất lỗi thời của những mẫu xe Infiniti. Nội thất của chiếc QX60 đời 2020 chẳng khác gì mẫu xe của 10 năm về trước", trang Car & Driver nhận xét.
Kiểu dáng không có điểm nhấn, nội thất lỗi thời là những nguyên nhân khiến xe Infiniti không còn hấp dẫn. Ảnh: NetCarShow.
Một số tờ báo quốc tế khác cũng nhận định rằng cái mác "xe sang" vẫn còn quá rộng với Infiniti. Hãng xe Nhật chưa đủ tầm để đứng ngang hàng với Mercedes-Benz, Audi, BMW hay đối thủ "đồng hương" Lexus.
Thị trường xe hơi ở châu Âu dần phục hồi Theo số liệu do Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) công bố ngày 16/7, trong nửa đầu năm nay, doanh số xe mới tại châu Âu đã ghi nhận mức tăng dù vẫn ít hơn 1,5 triệu xe so với cùng kỳ năm 2019. Biểu tượng của Tập đoàn xe hơi Volkswagen. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, với 5,4...