Doanh số máy bay tàng hình F-35 của Mỹ sụt giảm do COVID-19
Do tình hình COVID-19, tập đoàn Lockheed Martin chỉ sản xuất 123 máy bay chiến đấu F-35 trong năm 2020, thay vì 141 chiếc theo dự kiến.
Tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin cho biết, COVID-19 đã tác động vào các đơn hàng máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của Mỹ trong năm 2020. Đại dịch khiến việc cung cấp các thành phần chế tạo máy bay thế hệ thứ năm bị gián đoạn.
Theo báo cáo, thời gian lắp ráp F-35 bị chậm hơn so với kế hoạch, do tiến độ cung cấp thiết bị của các nhà thầu phụ sản xuất bị giảm sút. Do đó, chỉ có 123 máy bay chiến đấu F-35 đã được chuyển giao cho Lầu Năm Góc và các khách hàng nước ngoài trong năm 2020, thay vì 141 chiếc theo dự kiến.
Cụ thể kết thúc năm 2020, tập đoàn Lockheed Martin sản xuất 74 máy bay F-35 cho Bộ Quốc phòng Mỹ, thêm 31 chiếc cho các quốc gia đối tác và 18 chiếc cho khách hàng nước ngoài.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ.
” Để đối phó với tình trạng chậm trễ của nhà cung cấp liên quan đến COVID-19, mục tiêu cung cấp ban đầu đã được sửa đổi từ 141 máy bay thành 117-123 chiếc vào tháng 5/2020. Đây là cách để tránh việc giá thành tăng vọt có thể làm tăng chi phí sản xuất và gây ra sự chậm trễ, gián đoạn trong tương lai “, tập đoàn Lockheed Martin cho biết.
Gần đây, do dịch COVID-19, tỷ lệ lắp ráp máy bay chiến đấu F-35 giảm xuống còn 8-10 chiếc/tháng. Lockheed Martin đang cố gắng tăng sản lượng lên 14 chiếc/tháng. Tuy nhiên, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ sẽ chỉ đạt được sản lượng này vào năm 2023.
Năm 2019, Lầu Năm Góc và tập đoàn Lockheed Martin ký kết hợp đồng chế tạo 478 máy bay ném bom F-35 thế hệ thứ 5, trị giá 34 tỷ USD. Các máy bay chiến đấu F-35 hiện đại này sẽ phục vụ đa nhiệm cho lực lượng quân đội Mỹ trên toàn cầu.
Theo thông tin ban đầu, số lượng lớn máy bay chiến đấu F-35 của “siêu hợp đồng” này sẽ được cung cấp cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Video đang HOT
F-35 là máy bay chiến đấu đa năng, sử dụng công nghệ tiên tiến để tăng tầm quan sát và có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Dự án chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 này đã tiêu tốn khoảng 1,4 nghìn tỷ USD, cho kế hoạch chế tạo khoảng 2400 chiếc. F-35 được xem là dòng máy bay quân sự đắt nhất trong lịch sử thế giới.
Máy bay chiến đấu đa nhiệm F-35 có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Tập đoàn Lockheed Martin và các thành viên BAE Systems và Northrop Grumman là đơn vị thiết kế và chế tạo F-35. Dự án đắt đỏ này được nhiều quốc gia tham gia tài trợ (gồm Anh, Italy, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia và Canada).
Dòng máy bay này có ba biến thể F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như chiến đấu cơ thông thường, F-35B cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, F-35C được triển khai trên các tàu sân bay.
Mọi phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình, đạt tốc độ siêu thanh và gắn camera hiện đại giúp phi công quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất. Dự án F-35 được coi là trụ cột trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tương lai của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo Interfax , quân đội Mỹ hiện có 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là F-22 Raptor và F-35 Lightning II. Tại Mỹ, chúng thường xuyên được so sánh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga và đối thủ cạnh tranh J-20 của Trung Quốc.
Báo cáo sức mạnh quân sự Mỹ: Toàn chỉ số 'thường', 'yếu'
Hồi giữa tháng 11 vừa qua, Tổ chức nghiên cứu của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) đã công bố báo cáo hàng năm về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.
Sức mạnh quân sự Hoa Kỳ: Trung bình
Báo cáo của Heritage Foundation đánh giá, sức mạnh của quân đội Mỹ chỉ có khả năng ở mức "trung bình" ('thường') để bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Trong năm qua, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã đạt được rất ít thành tựu về gia tăng sức mạnh quân sự.
Như vậy, bản báo cáo cũng phản bác lại những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Donald Trump rằng ông đã "tái thiết hoàn toàn" các lực lượng vũ trang.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông đã xây dựng lại quân đội, cố gắng tạo ra sự tương phản giữa ngân sách quốc phòng dưới thời chính quyền của ông và chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama, nhấn mạnh sự hiệu quả trong chi tiêu quân sự dưới thời của ông.
Báo cáo "Đánh giá sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ" của Quỹ Di sản cho biết, tuyên bố của Trump rằng ông đã xây dựng lại quân đội chỉ là lời nói khoa trương rỗng tuếch. Trong một số lĩnh vực, quân đội Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn dưới thời Trump.
Hải quân Hoa Kỳ được Quỹ Di sản đánh giá ở mức "trung bình" nhưng "có xu hướng yếu đi"
Báo cáo của Quỹ Di sản xem xét từng lực lượng vũ trang (không bao gồm Lực lượng Không gian mới được thành lập), xếp hạng năng lực, khả năng và sự sẵn sàng của họ. Báo cáo tập trung đánh giá sức mạnh của Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân Lục chiến (Hải quân Đánh bộ) và các lực lượng hạt nhân của Hoa Kỳ.
Kết quả, Quỹ đã đưa ra một bức tranh về một quân đội "vẫn chưa tan rã, nhưng cũng không được xây dựng lại hoàn toàn", như lời của Tổng thống Trump. Điều này cho thấy, Mỹ không sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình và tự vệ trước các mối đe dọa từ bên ngoài, đất nước hiện không có đủ sức mạnh để làm việc này.
Theo The Daily Signal, sau khi phân tích Chỉ số sức mạnh quân sự Hoa Kỳ năm 2021, giới chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng, trong tương lai gần, Washington sẽ chú trọng đến các chương trình xã hội chứ không phải nhu cầu quân sự. Như vậy, chiến lược về an ninh quốc gia sẽ không thực hiện được một cách đầy đủ, sức mạnh quân sự của đất nước sẽ ngày càng kém đi.
Các chỉ tiêu và đánh giá cụ thể
Mỗi lực lượng được đánh giá về năng lực ứng phó với các mối đe dọa, khả năng huấn luyện, khả năng đối phó và khả năng sẵn sàng triển khai ngay lập tức của các đơn vị như một lực lượng sẵn sàng chiến đấu.
Mặc dù trang bị cả chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 là F-22 Raptor và F-35 Lightning II nhưng Lực lượng không quân Mỹ được đánh giá ở mức "yếu" trong vài năm qua
Mỗi danh mục được đánh giá là "rất yếu", "yếu", "trung bình" ("thường"), "mạnh" và "rất mạnh". Báo cáo xếp hạng thiết bị chiến đấu theo thang điểm từ 1 đến 5, với 1 là "cũ nhất, yếu nhất" và 5 là "mới nhất và mạnh nhất".
Lục quân và Không quân về cơ bản không có gì thay đổi so với những năm trước, chỉ đạt mức "yếu". Hải quân, hiện đang ở trạng thái tổng thể "trung bình", nhưng "có xu hướng yếu đi". Điều đó cho thấy khả năng của Hải quân đối phó với các mối đe dọa ngày càng kém đi.
Duy nhất có một lực lượng trong hải quân đã được cải thiện so với năm ngoái đó là Thủy quân lục chiến. Lực lượng Hải quân Đánh bộ đã tăng cường sức mạnh từ "yếu" trong năm 2018 và 2019 thành "trung bình" vào năm 2020.
Các loại vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ mà lực lượng Hải quân và Không quân đang sử dụng, nhưng do Bộ Tư lệnh Chiến lược quản lý (ví dụ tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm, bom hạt nhân...), được đánh giá ở mức "trung bình" nhưng "có xu hướng mạnh lên".
Lục quân Mỹ cũng bị đánh giá là yếu, với kho vũ khí đã già cũ từ thời chiến tranh lạnh
Báo cáo cũng xem xét đánh giá các kho thiết bị quân sự lớn của Hoa Kỳ, xếp hạng chúng theo độ tuổi và tính năng từ "cũ nhất, kém khả năng nhất" (1) đến "mới nhất, có khả năng nhất" (5).
Phần lớn trang thiết bị của quân đội Hoa Kỳ về cơ bản còn sót lại từ Chiến tranh Lạnh, một xu hướng đặc biệt đáng chú ý là số vũ khí già cũ trong kho của Lục quân và Không quân.
Máy bay trung bình trong Không quân đã có tuổi đời 30 năm, còn xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của Lục quân cũng là những loại được trang bị vào những năm 1980, với những nâng cấp quan trọng để giữ chúng phù hợp trên chiến trường ngày nay, nhưng cơ bản vẫn không phải là những vũ khí thế hệ mới.
Tóm lại, Heritage Foundation đánh giá sức mạnh của Quân đội Hoa Kỳ chỉ đạt ở mức "thường" nhưng đây là báo cáo trên góc độ sự phát triển năng lực của quân đội so với ngân sách đầu tư, chứ không mang tính chất so sánh với các quân đội khác, còn về tổng thể, sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ vẫn được đánh giá là đứng đầu thế giới.
'Lợn béo' F-35 thích hợp nhất để châu Âu đương đầu Nga? RAND nhận định, trong tương lai gần loại vũ khí chính của châu Âu sẽ là máy bay chiến đấu chủ lực có nhiệm vụ chống Nga. Defense News dẫn báo cáo của tập đoàn RAND có trụ sở tại Mỹ cho hay, do có khả năng tàng hình khó nhận biết và trang bị nhiều loại cảm biến, chiến đấu cơ thế...