Doanh số Hyundai giảm mạnh nhưng riêng mẫu xe này vẫn bỏ xa đối thủ Toyota
Thiếu hụt nguồn cung khiến lượng xe bán ra trong tháng 6 của nhiều thương hiệu đều giảm, trong đó Toyota và Hyundai ghi nhận mức biến động lớn ở một số sản phẩm.
Báo cáo kinh doanh tháng 6 của TC Group ghi nhận doanh số xe Hyundai giảm tới 34% so với tháng trước. Trong đó, Accent tiếp tục là sản phẩm có sức bán tốt nhất của thương hiệu Hàn Quốc với 1.086 chiếc, giảm 40%. Kết quả này vẫn giúp Accent lọt top 10 xe bán chạy nhất tháng qua và dẫn đầu phân khúc.
Lũy kế nửa đầu năm 2022, Vios vẫn là mẫu xe bán chạy nhất tại Việt Nam.
Ở phía Toyota, mẫu Vios còn giảm mạnh hơn, gần 83%. Cụ thể, trong tháng 6 mẫu sedan hạng B của nhà sản xuất Nhật Bản chỉ bán ra 673 xe và không xuất hiện trong danh sách 10 xe bán chạy nhất Việt Nam tháng 6. Trong khi đó, doanh số tháng 5 của Toyota Vios cao kỷ lục với 3.887 xe.
Chiến thắng trong tháng 6 nhưng lũy kế nửa đầu năm 2022 thì Accent vẫn xếp sau Vios. Doanh số với mẫu ô tô của Hyundai là 10.240 chiếc, còn của Toyota là 11.938 xe. Khoảng cách hiện nay là không lớn và 6 tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian đủ để Accent bứt phá, ổn định nguồn cung xe.
Honda City có doanh số bám sát đối thủ Vios và Accent (Ảnh: Honda Phú Mỹ Hưng).
Video đang HOT
Ở phần còn lại của phân khúc sedan hạng B, Honda City cũng đã có nửa đầu năm kinh doanh khá thành công khi bán được 9.439 xe, riêng trong tháng 6 là 502 chiếc. Chênh lệch giữa City, Accent và Vios được thu hẹp lại, tạo thành cuộc cạnh tranh của nhóm ba sản phẩm thay vì “song mã” như những năm trước.
Mazda2 và Suzuki Ciaz là mẫu xe hiếm hoi trong phân khúc này nhận tăng trưởng, doanh số gần gấp đôi so với tháng 5. Tuy nhiên ở nhóm dưới, hai sản phẩm này cùng với Mitsubishi Attrage hay Kia Soluto đều có sức bán khá thấp và bị bỏ xa so với nhóm ba xe ở trên.
Kết quả kinh doanh tháng 7 của phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam được nhận định sẽ còn biến động và bị ảnh hưởng bởi nguồn cung xe. Từ đầu tháng này, Vios tăng giá bán thêm 5 triệu đồng cho tất cả các phiên bản. Cộng thêm lần điều chỉnh tăng 5 triệu đồng hồi tháng 5, như vậy mẫu xe của Toyota đã đắt hơn trước 11 triệu đồng.
Sản xuất ô tô 'ngấm đòn' do gián đoạn chuỗi cung ứng
Việc thiếu hụt linh kiện dẫn tới những ảnh hưởng cho quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm của nhiều ngành hàng, trong đó ngành ô tô cũng không phải một trường hợp ngoại lệ.
Trao đổi với VnBusiness, ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc công ty TNHH dịch vụ thương mại ô tô Minh Tuấn nói: "Đáng tiếc là sự khan hàng lại diễn ra khi tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đã được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng, trong đó có mua sắm ô tô của người dân đã quay trở lại, thậm chí tăng cao. Việc mất cân bằng cung cầu và chi phí đầu vào tăng sẽ đẩy giá các sản phẩm tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường nói chung và giá xe nói riêng".
Doanh số bán hàng của các "ông lớn" giảm mạnh
Số liệu mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy doanh số bán xe của các đơn vị thành viên trong tháng 6/2022 đạt 25.159 xe, giảm 42% so với tháng 5/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 201.840 xe các loại, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.
Tác động từ tình trạng thiếu hụt linh kiện diễn ra đã ảnh hưởng đến tất cả các sản phẩm Hyundai tại Việt Nam.
Dẫn đầu toàn thị trường ô tô Việt Nam về doanh số bán hàng trong tháng 6 vừa qua tiếp tục là Thaco đạt doanh số 8.066 xe. Doanh số này bao gồm 6 thương hiệu: 3.517 xe KIA, 1.931 xe Mazda, 698 xe Peugeot, 1.757 xe Thaco Truck và 83 xe Thaco Bus và 80 xe Thaco Premium BMW Mini.
So với tháng trước, mặc dù vẫn đứng ở vị trí dẫn đầu song doanh số của Thaco đã giảm tới 50,3% (tương ứng 8.153 xe). Trong đó, thương hiệu Peugeot của Thaco là sụt giảm doanh số mạnh nhất tới 57% (tương đương 929 xe); KIA giảm tới 56,4% (tương đương 4.562 xe); Mazda giảm 56% (tương đương giảm 2.465 xe).
Tương tự, doanh số bán xe của Toyota cũng sụt giảm tới 51,1% so với tháng trước xuống còn 5.179 xe, Honda giảm 46,4% xuống 1.702 xe, cao hơn mức giảm chung 42% của toàn thị trường.
Cùng với mức giảm chung doanh số của toàn thị trường ô tô Việt Nam, trong tháng 6 vừa qua chỉ có 4 mẫu xe đạt doanh số trên 1.000, dẫn đầu là Toyota Corolla Cross khi tiêu thụ được 1.451 xe, tiếp đến Ford Ranger (1.410 xe), Toyota Veloz (1.317 xe) và Hyundai Accent 1.086 xe.
Đáng chú ý, mẫu Vios thường bán chạy nhất Toyota Việt Nam và toàn thị trường ô tô hàng tháng, nhưng trong tháng 6 vừa qua có doanh số bán khá khiêm tốn, chỉ ở mức 673 xe...
Vì sao doanh số bán ô tô tại Việt Nam giảm mạnh?
Với doanh số bán hàng giảm mạnh như trên, các doanh doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân chủ yếu do cơn sốt của khủng hoảng chuỗi cung ứng vẫn chưa hết nóng, khiến việc thiếu chip, linh kiện công nghệ cao ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mua ôtô. Nhiều mẫu xe tiếp tục khan hàng, khách mua xe phải chờ 2-3 tháng.
Các hãng xe cũng đã lên tiếng về thách thức "cung không đủ cầu". Đại diện TC Group cho biết, do tác động từ tình trạng thiếu hụt linh kiện diễn ra đã ảnh hưởng đến tất cả các sản phẩm Hyundai tại Việt Nam. Nhiều mẫu xe như SantaFe, Tucson ở tình trạng cầu vượt quá cung. Thậm chí, nhiều đại lý không có đủ xe để bán và thông báo tạm ngừng nhận đơn đặt hàng.
Ngay cả mẫu xe Hyundai Kona từng "bán chạy như tôm tươi" sau 4 năm tại thị trường Việt Nam, TC Motor - đơn vị lắp ráp, phân phối ôtô du lịch Hyundai tại Việt Nam - quyết định tạm dừng sản xuất, phân phối bắt đầu từ tháng 6/2022. Đáng chú ý, việc tạm dừng sản xuất mẫu xe này là do thiếu hụt nguồn cung ứng linh phụ kiện.
Honda Việt Nam cũng cho hay, do sự thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nói chung và gây ra sụt giảm sản lượng sản xuất.
Kéo dài từ năm 2021, sự gián đoạn về chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á đã khiến ngành sản xuất xe máy và ô tô Việt Nam chịu nhiều khó khăn, tổn thất. Có thể kể đến như vào tháng 4, Mitsubishi Việt Nam có văn bản thông báo đến các đại lý về việc thay đổi thời gian giao hàng. Suzuki cũng không giấu việc đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung cho thị trường Việt Nam.
Khó khăn này dẫn tới thị trường có nhiều mẫu xe mới ra nhưng thời gian giao xe kéo dài. Đối với xe nhập khẩu thay vì 2-3 tháng hiện thời gian đặt hàng đã bị kéo dài lên tới 6-7 tháng.
Có thể thấy đây là một thực tế mà cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều không mong muốn. Hiện các nhà sản xuất đều đang tìm nhiều giải pháp để khắc phục, tuy nhiên, khó khăn này khó có thể giải quyết trong "một sớm một chiều". Các khách hàng chỉ có thể hoặc chấp nhận một mức giá sản phẩm mới, cao hơn hoặc điều tiết nhu cầu tiêu dùng của mình.
Bên cạnh việc thiếu hụt linh kiện đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh xe, các chuyên gia cho rằng, chương trình giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đã kết thúc từ cuối tháng 5 nên nhiều người đã tận dụng mua xe trong khoảng thời gian này cũng có phần tác động đến doanh số của tháng 6 vừa qua giảm.
Honda City tăng mạnh doanh số, "vượt mặt" Vios và Accent Lượng xe bán ra trong tháng 4 tăng mạnh giúp Honda City vươn lên dẫn đầu toàn thị trường ô tô Việt Nam, qua đó tạo thành cuộc đua "tam mã" với hai đối thủ của Toyota và Hyundai. Với 3.013 xe bán được trong tháng 4/2022, Honda City không chỉ là sản phẩm bán chạy nhất phân khúc sedan hạng B tại...