Doanh số điện thoại cao cấp đạt mức kỷ lục chưa từng có
Trên thế giới và tại Việt Nam, doanh số điện thoại cao cấp có một năm 2021 thăng hoa hơn bất kỳ giai đoạn nào.
Trên toàn cầu, doanh số bán điện thoại thông minh cao cấp (giá bán sỉ trên 400 USD) trong năm 2021 tăng 24% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay, theo báo cáo của Counterpoint Research. Mức tăng này hơn gấp 3 so với mức tăng trưởng 7% của điện thoại thông minh nói chung trong năm 2021. Riêng phân khúc cao cấp đã đóng góp đến 27% tổng doanh số smartphone, tỷ trọng lớn chưa từng có.
Báo cáo của Counterpoint dựa trên quy mô toàn cầu, song xu hướng này thể hiện khá rõ tại Việt Nam năm vừa qua. Chẳng hạn, dòng iPhone 13 đã góp phần lớn vào doanh thu trong quý 4/2021 của các nhà bán lẻ, đẩy mức doanh số lên mức cao kỷ lục.
Khách hàng đang trải nghiệm dòng iPhone 13 tại một cửa hàng điện thoại.
Tại Thế Giới Di Động, sau 1 tuần bán ra dòng iPhone 13 năm ngoái, chuỗi này ghi nhận doanh số 18.000 máy, đạt doanh thu 500 tỷ, tăng gấp 2,5 lần so với năm trước. Nhờ doanh số iPhone và tâm lý mua hàng mạnh mẽ sau giai đoạn mở của của Việt Nam tháng 10 năm ngoái, Thế Giới Di Động đạt doanh thu quý 4/2021 là 36.138 tỷ đồng – cao nhất từ trước đến nay.
Hưởng lợi từ dòng iPhone và tăng trưởng của Xiaomi, nhà phân phối Digiworld cũng kết thúc năm 2021 với doanh thu kỷ lục chưa từng đạt được trước đó – 7.922 tỷ đồng.
Nhờ tăng trưởng của smartphone cao cấp, các nhà bán lẻ đua nhau mở cửa hàng chuyên bán sản phẩm Apple tại Việt Nam. Song song đó, Samsung cũng hợp tác với các đối tác để mở những cửa hàng Samsung Premium Store trên cả nước.
Chuyên gia Counterpoint nhận định sự tăng trưởng của smartphone cao cấp trên toàn cầu trong năm vừa qua do nhiều yếu tố.
Đầu tiên, việc nâng cấp lên phân khúc cao cấp giá cả phải chăng ở các nền kinh tế mới nổi và nhu cầu thay thế thiết bị 5G ở các nền kinh tế tiên tiến thúc đẩy tăng trưởng chung.
Thêm vào đó, các nhà sản xuất bao gồm Apple, Oppo, Vivo và Xiaomi đã tích cực tận dụng khoảng trống thị trường cao cấp do Huawei để lại, đặc biệt là ở Trung Quốc và Tây Âu.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong bối cảnh khó khăn của chuỗi cung ứng, các công ty trong hệ sinh thái cũng ưu tiên các thiết bị thuộc phân khúc cao cấp do biên lợi nhuận và lợi nhuận tăng lên.
Cuối cùng, lịch ra mắt sản phẩm năm 2020 bị ảnh hưởng bởi đại dịch khiến sản phẩm dồn sang năm 2021 cũng là một nguyên nhân khiến smartphone cao cấp tăng trưởng.
Ở phân khúc cao cấp, Apple tiếp tục dẫn đầu thị trường, lần đầu tiên đạt mốc 60% thị phần kể từ năm 2017 nhờ nâng cấp mạnh mẽ 5G cho dòng iPhone 12 và iPhone 13. Việc các thiết bị Apple bị trì hoãn ra mắt vào năm 2020 cũng đẩy nhu cầu đến năm 2021. Apple, với sức mạnh thương hiệu mạnh, đang ở vị trí tốt nhất để thu hút người dùng điện thoại thông minh cao cấp của Huawei.
Điều này thể hiện rõ qua sự tăng trưởng của Apple tại Trung Quốc, nơi Apple đạt thị phần cao nhất từ trước đến nay vào quý 4 năm 2021. Apple là nhà sản xuất hàng đầu trong phân khúc cao cấp ở mọi khu vực vào năm 2021.
Đối với Samsung, doanh số bán hàng của hãng tăng 6% so với cùng kỳ năm trước trong phân khúc này. Dòng Galaxy S21 có doanh số tốt hơn S20 vốn ảnh hưởng bởi đại dịch. Dòng Galaxy Z Fold và Flip, được ra mắt vào nửa cuối năm 2021 cũng có kết quả tốt, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Bắc Mỹ và Tây Âu. Song lợi nhuận hãng này phần nào bị ảnh hưởng do thiếu dòng Note mới. Tình trạng thiếu linh kiện cũng ảnh hưởng đến nguồn cung của thương hiệu.
Với Oppo và Vivo, doanh số tăng hơn gấp đôi trong phân khúc cao cấp vào năm 2021, lần lượt 116% và 103%, giúp hai hãng bắt đầu lấn sân sang mảng smartphone cao cấp ở một số khu vực. Việc đổi tên thương hiệu Reno vào đầu năm 2021 giúp Oppo nắm bắt được phân khúc cao cấp giá cả phải chăng ở Trung Quốc. Oppo cũng đang tăng trưởng ổn định tại thị trường châu Âu, nhằm lấp đầy khoảng trống mà Huawei để lại. Sự tăng trưởng của Vivo được thúc đẩy bởi dòng X60 và X50 ở Trung Quốc và Đông Nam Á.
Riêng Xiaomi có dòng Mi 11 giúp tăng doanh số ở mảng cao cấp. Xiaomi góp mặt trong danh sách năm hãng hàng đầu cho phân khúc cao cấp ở tất cả các khu vực mà hãng hoạt động. Asus đã đạt được thành công khi tập trung vào phân khúc chơi game thích hợp. Việc LG rút lui khỏi thị trường điện thoại thông minh giúp Motorola, Google và OnePlus giành được lợi thế ở thị trường Bắc Mỹ.
Về mạng di động, 5G đã trở thành một tiêu chuẩn phải có cho phân khúc cao cấp. Nhưng 4G vẫn tiếp tục được thúc đẩy bởi iPhone cũ hơn – như dòng 11 và SE 2020 và Samsung S20 FE. Tuy nhiên, khi các dòng sản phẩm này chuyển sang 5G vào năm 2022 và 5G bắt đầu thâm nhập vào các khu vực đang phát triển, tỷ lệ smartphone dùng 4G LTE sẽ giảm hơn nữa.
Nói về xu hướng sắp tới của dòng smartphone cao cấp, chuyên gia Counterpoint nhận định trong tương lai, phân khúc này được thúc đẩy bởi nhu cầu thay thế trên khắp các thị trường, có khả năng sẽ phát triển và vượt xa mức tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu.
Một cơ hội lớn khác để gia tăng phân khúc này là cơ sở người dùng Huawei ở Trung Quốc đang tiến đến chu kỳ thay thế
Việc tung ra các smartphone có thể gập lại với giá thấp hơn trước đây cũng là yếu tố tăng trưởng trong thị trường điện thoại cao cấp.
Chuỗi bán điện thoại, laptop tăng trưởng 150% sau giãn cách
Doanh số tại các đại lý bán lẻ mặt hàng điện tử ghi nhận mức tăng trưởng cao từ 150-200% so với trước giãn cách. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là mức tăng ngắn hạn.
Khoảng hơn 10 ngày sau khi TP.HCM được nới lỏng giãn cách, doanh số tại các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử dần hồi phục. Một số đại lý ghi nhận mức tăng trưởng 150% so với những tháng trước dịch. Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân sức mua tăng cao là do nhu cầu của người dùng bị dồn nén trong khoảng thời gian dài.
Tuy nhiên, đây có thể là tăng trưởng tạm thời. Nhiều nhà bán lẻ lo lắng sau giai đoạn này, sức mua sẽ giảm dần.
Doanh số tăng cao ở nhiều đại lý
"Khi quy định giãn cách được nới lỏng vào khoảng giữa tháng 9, các cửa hàng Thế Giới Di Động hoạt động trực tuyến, doanh số hồi phục khoảng 80% so với lúc trước dịch. Từ 1/10, chúng tôi mở cửa trở lại hơn 2.000 cửa hàng trên toàn quốc. Doanh số trong khoảng 10 ngày đầu tiên tăng khoảng 150% so với những tháng kinh doanh bình thường trước đây", ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động trả lời PV .
Nhu cầu tìm mua điện thoại, laptop của người dùng tăng cao sau khi quy định giãn cách được nới lỏng.
Theo ông Hiểu Em dự đoán, đến hết tháng 10 doanh số toàn chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh sẽ tăng khoảng 30-40% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, CEO Thế Giới Di Động cho biết sức mua tại đại lý đang cao hơn dịp Tết Nguyên Đán, giai đoạn bán hàng cao điểm trong năm.
Trao đổi với PV , ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trải nghiệm Khách hàng và Marketing của FPT Retail cho biết tình hình tăng trưởng của FPT Shop đạt mức khá tốt sau dịch, ngay từ 1/10.
Không riêng 2 ông lớn Thế Giới Di Động và FPT Shop, ở các hệ thống nhỏ hơn cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh sau giãn cách. "Sau 10 ngày đầu mở cửa trở lại các cửa hàng ở khu vực miền Nam, doanh số có mức tăng trưởng tốt, ở mức 150% so với trước thời gian giãn cách xã hội, một số ngành hàng tăng 200%", ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện truyền thông chuỗi bán lẻ CellphoneS chia sẻ.
Theo ông Huy, nguyên nhân của sự tăng trưởng trong giai đoạn này đến từ việc nhu cầu mua sắm của người dùng bị kìm nén trong suốt khoảng thời gian dài.
Ngoài ra, dù quy định giãn cách đã được nới lỏng ở nhiều địa phương, nhưng học sinh, sinh viên vẫn học trực tuyến. Đây là nguyên nhân khiến máy tính xách tay cháy hàng ở một số đại lý.
Theo nhà bán lẻ, mặt hàng máy tính xách tay hiện có nhu cầu cao, tăng trưởng 200% so với trước dịch bệnh. Các mẫu laptop ở giá dưới 25 triệu đồng đang cháy hàng ở nhiều đại lý.
Bên cạnh mua sắm sản phẩm mới, nhu cầu sửa chữa thiết bị điện tử của người dùng cũng tăng lên sau giãn cách. Nhiều trung tâm sửa chữa quá tải trong những ngày này.
"Hầu hết nhân viên của trung tâm sửa chữa phải làm việc tăng ca để xử lý thiết bị nhanh nhất cho khách hàng. Với lượng máy đang sửa chữa, chúng tôi dự đoán khoảng hơn một tuần nữa nhu cầu mới giảm dần", đại diện trung tâm sửa chữa Điện thoại vui trả lời PV .
Tại hệ thống sửa chữa Viện Di Động, lượng khách hàng đến sửa chữa tăng gấp 3 lần ngày thường. "Thông thường, chúng tôi mất khoảng 1-2 ngày để thay pin, màn hình cho khách hàng. Hiện tại vì nhu cầu tăng cao, thời gian sửa chữa kéo dài 2-3 ngày", đại diện Viện Di Động cho biết.
Tăng trưởng trong ngắn hạn
Dù sức mua thị trường đang tốt, nhưng doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng điện tử vẫn lo lắng vì đây là tăng trưởng ngắn hạn. Các đại lý dự đoán sau giai đoạn này, doanh số chắc chắn sẽ giảm vì khả năng chi tiêu của người dùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
"Chúng tôi dự đoán sau hai tuần, sức mua của thị trường miền Nam sẽ giảm sút, thấp hơn trước dịch khoảng 20%. Điều này tương tự như những gì đã xảy ra ở khu vực miền Bắc trước đó", ông Nguyễn Lạc Huy trả lời PV .
Ngoài ra, một số đại lý tỏ ra đáng tiếc vì lượng hóa không đủ cung cấp cho thị trường trong giai đoạn này.
"Doanh số sau hai tuần đầu tháng 10 đã phục hồi ngang bằng thời điểm trước giãn cách. Tuy nhiên, vì lượng hàng về Việt Nam bị gián đoạn nên không đủ cung cấp cho khách hàng. Nếu lượng hàng iPhone, MacBook chính hãng dồi dào, mức tăng trưởng còn có thể cao hơn nữa", đại diễn chuỗi bán lẻ Minh Tuấn Mobile chia sẻ.
Bên cạnh đó, một số đại lý vẫn lạc quan về tình hình kinh doanh trong quý IV. "Tôi dự đoán việc tăng trưởng sẽ kéo dài đến hết tháng 10. Sang tháng 11 là thời điểm iPhone 13 series được bán ra, hứa hẹn đạt doanh số cao. Tháng 12 là bắt đầu của mùa mua sắm cuối năm", ông Đoàn Văn Hiểu Em nói. CEO Thế Giới Di Động kỳ vọng tăng trưởng trong quý IV sẽ giúp công ty bù đắp doanh số giảm sút trong giai đoạn giãn cách vì dịch bệnh.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp xem đây là thời điểm thích hợp để phát triển kênh bán hàng trực tuyến. "Sau thời gian dịch bệnh, khách hàng đã dần quen với hành vi mua sắm trực tuyến. Đây sẽ là kênh giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian tới", đại diện chuỗi bán lẻ Di Động Việt chia sẻ.
Điện thoại 'cục gạch' của Nokia bất ngờ bán chạy Doanh số điện thoại cơ bản tại Israel tăng trưởng sau tin đồn cảnh sát nước này dùng phần mềm gián điệp trên smartphone để theo dõi người dân. H.Y. Group, tập đoàn nhập khẩu điện thoại Nokia tại Israel cho biết doanh số các mẫu điện thoại cơ bản tại nước này tăng 200% trong tuần trước. Theo The Times of Israel,...