Doanh số của Walmart đạt mức thấp nhất trong 35 năm qua
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart (Mỹ) vừa công bố thống kê cho thấy doanh số trong năm 2015 đạt mức thấp nhất trong 35 năm qua.
Tờ Financial Times cho hay, doanh số bán hàng của Walmart tính đến tháng 1/2016 đã sụt giảm 0,7% xuống còn 478,6 tỷ USD do phải cạnh tranh khốc liệt với đối thủ thương mại điện tử Amazon và đối mặt với sự đi lên của đồng bạc xanh.
Đây là con số hàng năm thấp nhất của Walmart kể từ năm 1980 bởi khách hàng của tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới này đang bị Amazon “lôi kéo”.
Giới phân tích và đầu tư đang tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trong những dịp lễ, tết để tăng doanh số bán hàng. (Ảnh minh họa: Reuters)
Video đang HOT
Hãng thương mại điện tử khổng lồ Amazon đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục theo quý, với mức tăng 26% bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn. Amazon đặt mục tiêu tăng trưởng 3-4% trong năm tài khóa 2016.
Greg Foran, quản lý chuỗi siêu thị Walmart tại Mỹ, cho hay, tập đoàn bán lẻ này đang thay đổi các cửa hiệu để biến chúng thành nơi mua sắm hấp dẫn hơn và triển khai các chương trình ưu đãi khách hàng để tăng doanh số.
Ngoài ra, Walmart cũng sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào thương mại điện tử để cạnh tranh với Amazon thông qua các ứng dụng mua hàng trên mobile và. Walmart cũng sẽ mở rộng dịch vụ trực tuyến để cung cấp thực phẩm trên khắp nước Mỹ.
Doanh số bán hàng của Walmart sụt giảm, một phần cũng là do tập đoàn này đã đóng cửa nhiều cửa hàng trong năm qua./.
Trần Ngọc Theo Financial Times
Theo_VOV
Dự báo ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm 2016
Năm 2016 được dự báo sẽ là một năm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu đề ra không dễ dàng đạt được.
Với một loạt Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết như Hiệp định FTA Việt Nam-EU, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội lớn về mở rộng năng lực sản xuất, thu hút dòng vốn đầu tư FDI và tăng nhanh giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2016 được dự báo sẽ là một năm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu đề ra không dễ dàng đạt được.
Các chuyên gia nhận định, các Hiệp định thương mại tự do này có độ trễ, chưa thể vận hành ngay được. Nền kinh tế thế giới chưa có tín hiệu phục hồi nên nhu cầu đối với mặt hàng dệt may cũng sẽ không tăng cao. Do vậy, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt từ 8 đến 10%, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt từ 29,5 đến 30 tỷ USD.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu có thể đạt từ 29,5 đến 30 tỷ USD trong năm 2016. (Ảnh: Internet)
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may đang khuyến khích doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tư sợi, dệt, nhuộm để chủ động nguồn cung nguyên liệu và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực thiết kế để phù hợp với bối cảnh hội nhập.
"Chính phủ phải có chiến lược phát triển nguồn lực, tập trung tại các trường đào tạo một đội ngũ các nhà thiết kế. Đội ngũ các nhà thiết kế này phải được đào tạo với chiến lược riêng để đảm bảo những nhà thiết kế này có đủ tư duy và sáng tạo, đặc biệt là tư duy phát triển hội nhập quốc tế và thế giới. Khi Việt Nam đưa các sản phẩm vào thị trường Mỹ, thị trường châu Âu phải hiểu được văn hóa cũng như thị hiếu người tiêu dùng sẽ có cách tiếp cận thuận lợi hơn", ông Giang nói./.
Chung Thủy
Theo_VOV
Đại gia sống chậm đắm đuối với "của để đời" Họ lần lượt làm từng dự án và có khi gắn cả đời với một cái tên duy nhất. Triết lý sống chậm là cách mà các chủ đầu tư muốn ghi cho mình một dấu ấn, muốn để lại "của để đời" cho thị trường bất động sản. Trong khi các chủ đầu tư chọn hướng mở rộng dự án, đánh nhanh...