Doanh số bất động sản Trung Quốc có thể giảm hơn thời khủng hoảng tài chính
S&P Global Ratings dự báo doanh số bán bất động sản của Trung Quốc trong năm nay có thể giảm nhiều hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008.
Theo nhận định của S&P Global Ratings, doanh số bất động sản trên toàn quốc có thể giảm 30% trong năm nay, thấp hơn gần hai lần so với dự báo trước đó. Lý do được S&P Global Ratings đưa ra là ngày càng có nhiều người mua nhà từ chối thanh toán khoản vay thế chấp ngân hàng do các công ty bất động sản không bàn giao nhà đúng hạn.
Theo bà Esther Liu, giám đốc của S&P Global Ratings, mức giảm này còn tệ hơn mức 20% của năm 2008, thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Kể từ cuối tháng 6, các số liệu không chính thức cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của những người mua nhà từ chối thanh toán khoản vay thế chấp ngân hàng.
Theo nhận định của S&P Global Ratings, doanh số bất động sản trên toàn Trung Quốc có thể giảm 30% trong năm nay (Ảnh minh họa – Ảnh: Reuters)
Hầu hết các căn nhà ở Trung Quốc đều được bán trước khi hoàn thành. Tiền từ người mua tạo ra một dòng tiền quan trọng cho các chủ đầu tư trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản phải vật lộn để có được nguồn vốn khi chính phủ hạn chế việc “phụ thuộc nhiều vào nợ để tăng trưởng”.
Việc người mua nhà từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp đang làm tổn hại đến niềm tin của thị trường.
Bà Liu cho biết, việc người mua nhà từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp “đang làm tổn hại đến niềm tin của thị trường”, “làm trì hoãn sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sang năm sau chứ không phải năm nay”.
“Khi doanh số bán bất động sản giảm, nhiều công ty có thể sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính”, bà Liu nói. Bà cũng đồng thời cảnh báo, lực cản thậm chí có thể lan sang các công ty bất động sản đang “khỏe mạnh” nếu tình hình không được cải thiện.
“Cũng có khả năng xảy ra bất ổn xã hội nếu người mua nhà không nhận được căn hộ mà họ đã trả tiền”, bà Liu cảnh báo thêm.
Bức tranh không mấy sáng sủa của thị trường bất động sản Trung Quốc
Video đang HOT
Theo CNBC, mặc dù số lượng người mua từ chối các khoản vay thế chấp có thể tăng nhanh trong vài tuần, các nhà phân tích không mong đợi một cuộc khủng hoảng tài chính hệ thống.
S&P ước tính các khoản thanh toán thế chấp bị “từ chối thanh toán” có thể ảnh hưởng đến 974 tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 144,04 tỷ USD), chiếm khoảng 2,5% các khoản vay thế chấp của Trung Quốc, hoặc 0,5% tổng các khoản vay.
“Nếu giá nhà giảm mạnh, điều này có thể đe dọa sự ổn định tài chính,” báo cáo của S&P cho hay. “Chính phủ sẽ thấy điều này đủ quan trọng để nhanh chóng triển khai các quỹ cứu trợ nhằm giải quyết tình trạng suy giảm niềm tin”.
Nếu giá nhà giảm mạnh, điều này có thể đe dọa sự ổn định tài chính
S&P Global Ratings
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ các công ty bất động sản và nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thành các dự án đúng tiến độ. Mặc dù ủng hộ nhiều hơn đối với các công ty bất động sản nhưng giới chức nước này vẫn luôn khẳng định quan điểm: “Nhà để ở chứ không phải đầu cơ”.
Dù khó khăng nhưng bà Liu và nhóm phân tích của S&P không kỳ vọng vào việc giá nhà tại Trung Quốc sẽ giảm mạnh nhờ vào các chính sách hỗ trợ giá của chính quyền địa phương. Dự báo của nhóm là giá nhà sẽ giảm từ 6% đến 7% trong năm nay.
Áp lực lớn lên các ngân hàng
Theo Citigroup, người mua nhà tại 35 dự án ở 22 thành phố của Trung Quốc đã quyết định ngừng thanh toán các khoản vay thế chấp kể từ ngày 12/7. Lý do là bởi nhiều công ty bất động sản đã không thể hoàn thành các dự án nhà ở đúng hạn và giá nhà tiếp tục sụt giảm.
Điều này được cho là có thể làm leo thang cuộc khủng hoảng bất động sản và gia tăng rủi ro nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng.
Các chuyên gia của Citigroup cho biết, với các trường hợp khách hàng không trả nợ hiện tại, khoản nợ xấu có thể lên tới 561 tỷ Nhân dân tệ (83 tỷ USD), chiếm 1,4% tổng dư nợ thế chấp của các ngân hàng.
Theo Citigroup, người mua nhà tại 35 dự án ở 22 thành phố của Trung Quốc đã quyết định ngừng thanh toán các khoản vay thế chấp kể từ ngày 12/7 (Ảnh minh họa – Ảnh: Reuters)
Cũng theo các chuyên gia của Citigroup, có thể kiểm soát được tác động tổng thể đối với các ngân hàng, nhưng những tổ chức tín dụng quốc doanh, bao gồm Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi các khoản vay thế chấp. Những nhà băng này cũng chịu ảnh hưởng khi niềm tin của nhà đầu tư suy yếu.
Theo cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc, đối với các ngân hàng nước này, tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay thế chấp thấp hơn nhiều so với những hình thức cho vay khác.
Tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, tháng 12, tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay thế chấp nhà ở chỉ 0,2%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng khoản vay là 1,42%.
Trong tháng 5, giá nhà tại Trung Quốc đã chứng kiến tháng giảm thứ 9 liên tiếp. Điều này cho thấy nhu cầu vẫn yếu bất chấp sự hỗ trợ từ chính quyền Bắc Kinh.
Bất động sản và các ngành liên quan chiếm hơn 25% GDP ở Trung Quốc
Moody’s
Theo hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s, bất động sản và các ngành liên quan chiếm hơn 25% GDP ở Trung Quốc.
Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thích các cổ phiếu của các công ty ô tô, bán lẻ trực tuyến và chất bán dẫn, nhưng thận trọng với cổ phiếu ngân hàng do nhóm này phải đối mặt với nhiều khoản nợ xấu liên quan đến nhà ở.
Henry Chin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại CBRE, cho biết “tăng trưởng do dân số đông” đối với nền kinh tế Trung Quốc sắp kết thúc.
Ông Chin chỉ ra sự phân hóa cơ bản trên thị trường: trong khi nhu cầu nhà ở đang quay trở lại tại các thành phố lớn nhất Trung Quốc, thì việc cung vượt quá cầu ở các thành phố nhỏ hơn có thể mất đến “tới 5 năm” để thị trường hấp thụ.
Chuyên gia Savills: Vay ngân hàng là nguồn vốn chính của doanh nghiệp bất động sản
"Mánh khoé" đầu tư lướt sóng BĐS: Đền cọc nửa tỉ nếu không biết điều này
Thực tế, đầu tư lướt sóng/sang cọc vẫn diễn ra âm thầm trên thị trường BĐS, ở một số khu vực. Hình thức này chủ yếu diễn ra ở các nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm với BĐS.
Tuy vậy, không phải thương vụ lướt sóng sang cọc nào cũng thành công như ý muốn. Nếu không cảnh giác, nhiều nhà đầu tư dễ mất tiền "như chơi" từ những "mánh khoé" không thể lường trước được.
Trên diễn đàn Review BĐS từng truyền tải câu chuyện của một nhà đầu tư (gọi là nhà đầu tư B), phải đền cọc nửa tỉ đồng cho bên mua vì những "mánh khoé" trong đầu tư BĐS.
Cụ thể, nhà đầu tư B mua đất từ một chủ đất (gọi là nhà đầu tư A) rồi chuyển cọc 300 triệu đồng. Sau đó, có một nhà đầu tư khác (gọi là nhà đầu tư C) mua lại mảnh đất của nhà đầu tư B và cọc 500 triệu đồng. Nghĩ rằng, sẽ được hưởng chênh cả tỉ đồng trên mảnh đất đó, nhà đầu tư B không hề biết rằng, 2 nhà đầu tư kia đã có sự thông đồng với nhau trước đó để lừa mình.
Khi nhà đầu tư B chuẩn bị tiền để đặt mua mảnh đất từ nhà đầu tư A nhưng người này không bán nữa, và đền cọc cho nhà đầu tư B số tiền 600 triệu đồng (bao gồm 300 triệu tiền cọc và 300 triệu tiền đền cọc gấp đôi). Đồng nghĩa với việc nhà đầu tư B vì không có đất bán cho nhà đầu tư C nên cũng đền cọc cho nhà đầu tư C số tiền 1 tỉ đồng (bao gồm 500 đã nhận cọc và 500 đền cọc). Như vậy, tính ra nhà đầu tư B được 300 triệu tiền đền cọc từ nhà đầu tư A nhưng lại mất 500 tiền đền cọc cho nhà đầu tư C. Nghĩa là, nhà đầu B mất 200 triệu đồng trong thương vụ này.
Ghi nhận cho thấy, những vụ lướt sóng sang cọc trên thị trường BĐS gặp rủi ro là không hiếm. Ngay cả với những NĐT có nhiều kinh nghiệm lâu năm với BĐS cũng khó tránh khỏi khi hành vi của người có BĐS để bán và người mua cuối cùng khá "tinh vi".
Những vụ mất tiền cọc có thể do không mua được đất ban đầu như dự tính, trong khi đã nhận cọc của bên mua, số tiền cọc nhiều hơn số tiền đã cọc cho NĐT trước đó. Nhà đầu tư đứng ở giữa thường sẽ phải tính toán kỹ càng các bước đi thì mới hạn chế được rủi ro.
Theo kinh nghiệm của anh D (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM), cũng là người có nhiều năm tham gia câu chuyện lướt sóng "cọc hai đầu". Anh D cho rằng, để chừa đường rủi ro cho mình (mình là bên thứ 2, đứng giữa) chỉ nên nhận cọc của đầu thứ 3 ít hơn hoặc bằng số tiền đã cọc cho người có BĐS bán. Là nhà đầu tư đứng giữa để hưởng chênh (chỉ bỏ tiền cọc) không cần bỏ vốn nên phải biết cách tính toán. Nếu rủi ro xảy ra như chủ đất không bán nữa, họ sẽ đền cọc gấp đôi cho mình. Khi mình đền cọc gấp đôi cho bên kia thì số tiền chênh vẫn được một chút, hoặc bằng, không mất đi. Trong khi, nếu tham hoặc nghĩ dễ dàng mà nhận cọc bên mua nhiều hơn tiền cọc rất dễ rủi ro.
Theo nhà đầu tư này, thực tế khi tham gia lướt sóng BĐS không phải ai cũng thắng đậm. Nhìn vào tưởng dễ kiếm tiền chênh trong khi không phải bỏ vốn ra, nhưng nếu nhà đầu đó không có kinh nghiệm và kỹ năng thì không nên tham gia vào thương vụ "cọc hai đầu". Ngoài ra, bản thân nhà đầu tư đó phải có dòng vốn để phòng cho trường hợp bên mua không mua như dự tính ban đầu, thì còn có tiền để "xuống" cho thời gian hẹn công chứng. Hoặc, phải xem xét kỹ các yếu tố tâm lý khách mua, thanh khoản, vị trí miếng đất để nắm được xác suất thành công. Đặc biệt, theo anh D, nguyên tắc, dù BĐS đó có "ngon ăn" đến đâu thì chỉ nên nhận giá trị cọc thấp hơn so với giá trị tiền cọc đã đặt cho bên bán.
Trên thị trường BĐS, các thương vụ lướt sóng kiểu "cọc hai đầu" diễn ra âm thầm. Nhờ có kinh nghiệm, mối quan hệ, khá nhiều NĐT mua bán trên cọc bằng cách tìm bên mua thứ 3 để xuống tiền. Trong khi họ chỉ xuống tiền cọc và hưởng chênh trên số tiền thương lượng bán lại cho bên thứ 3. Cũng có khá nhiều NĐT "kiếm ăn" được từ mánh khoé này. Tuy nhiên, mảnh đất có thể lướt sóng được kiểu này phải có vị trí đẹp, tiềm năng, giá mềm.
Ghi nhận cho thấy, việc lướt cọc hai đầu thường diễn ra ở các khu vực ấm nóng về BĐS. Trong đó, có nhiều NĐT tham gia thị trường cùng lúc.
Mới đây, nhóm đầu tư của anh V (ngụ Q.7) cũng mới thành công vụ lướt cọc hai đầu và kiếm chênh 200 triệu đồng, nhờ mua mảnh đất nông nghiệp của một NĐT. Sau khi cọc cho chủ đất 200 triệu đồng, mảnh đất giá 1.2 tỉ đồng cũng đồng thời anh V có khách mua ngay với giá chênh lên 1.4 tỉ đồng. Nhóm anh V nhận cọc của NĐT thứ 3 số tiền 100 triệu đồng và cũng hẹn thời điểm công chứng trùng với ngày hẹn chủ đất. Như vậy, đứng ở giữa, anh V nhận chênh trên mảnh đất đó tiền trăm trong khoảng thời gian ngắn.
Theo những người trong cuộc, để làm được điều này, bản thân các nhà đầu tư phải khá sành sỏi trong đầu tư; cộng với nguồn sản phẩm phải tiềm năng, có chọn lọc.
Đâu là phân khúc bất động sản sẽ "hồi sinh" cùng làn sóng đầu tư? Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản (VARS), mặc dù biến động trồi sụt của nền kinh tế do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn là phân khúc tăng trưởng mạnh mẽ và bền bỉ trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2021, bất chấp sức tàn phá của dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư...