Doanh số bán hàng online tại Trung Quốc vượt xa bán lẻ truyền thống
Dự báo không có quốc gia nào khác trên thế giới vượt mặt được Trung Quốc về doanh số thương mại điện tử trong năm 2021.
South China Morning Post đưa tin doanh số bán lẻ dịp Tết Nguyên đán vừa qua tại Trung Quốc đã vượt con số kỳ vọng bất chấp bối cảnh kinh tế suy thoái do đại dịch gây ra. Trong đó, số lượng các giao dịch thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, sẵn sàng đưa quốc gia này trở thành thị trường đầu tiên trên thế giới có doanh số thương mại điện tử áp đảo bán lẻ truyền thống vào năm 2021.
Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer dự báo, tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đến từ các giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021 đạt 52,1%, tăng từ 44,8% của năm 2020.
“Điều đó có nghĩa, đây sẽ là quốc gia đầu tiên có doanh số bán lẻ đến từ các giao dịch trực tuyến vượt xa bán lẻ truyền thống”, báo cáo của eMarketer cho biết.
Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer dự kiến 52,1% tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đến từ các giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021. Ảnh: Xinhua.
Báo cáo cũng chỉ ra, không có quốc gia nào khác vượt mặt được Trung Quốc về doanh số thương mại điện tử. Thị trường bán lẻ trực tuyến của Hàn Quốc dự kiến đạt 28,9%, trong khi Mỹ đạt 15%.
Video đang HOT
Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc, chi tiêu cho ăn uống và bán lẻ của nước này trong Lễ hội mùa xuân tăng 28,7% lên 821 tỷ NDT (127 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù con số này vẫn thấp hơn mục tiêu 1.000 tỷ NDT đặt ra vào năm 2019.
Bộ cũng cho biết dù doanh số bán lẻ trong những tháng đầu năm 2020 giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng đã tăng trưởng vào cuối năm khi niềm tin chi tiêu của người tiêu dùng được phục hồi. Đồng thời, hoạt động công nghiệp và kinh tế của Trung Quốc cũng gia tăng và phục hồi trên diện rộng.
Nhà kinh tế cao cấp Betty Wang của ANZ Research cho biết làn sóng Covid-19 mới bùng phát trước Tết Nguyên đán tại Trung Quốc đã hạn chế người dân đi du lịch trong kỳ nghỉ nhưng không ngăn được họ dốc hầu bao chi tiêu mạnh cho dịp này. Người dân tăng cường mua sắm trực tuyến, bù đắp cho việc không thể trực tiếp đến các cửa hàng.
“Người dân chủ yếu mua sắm trực tuyến các mặt hàng như rượu, thực phẩm, đồ gia dụng và thức ăn cho vật nuôi. Số giao dịch trực tuyến của nước này tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ nghỉ lễ năm 2019″, Wang dẫn chứng dữ liệu từ Cainiao Smart Logistics .
Đại dịch góp phần thúc đẩy thị trường mua sắm trực tuyến vốn đã phát triển ổn định ở Trung Quốc nhờ các nền tảng thương mại điện tử lớn như Alibaba, Taobao; hệ thống thanh toán kỹ thuật số như WeChat Pay của Tencent; nguồn nhân lực giao hàng giá rẻ “gần như vô hạn” từ những người lao động nhập cư và một nền “văn hóa mua sắm” trên điện thoại thông minh, eMarketer cho biết.
Báo cáo của eMarketer dự báo, doanh số bán hàng truyền thống tại Trung Quốc có thể sẽ giảm 9,8% trong năm 2021, sau khi giảm 18,6% vào năm ngoái, trong khi doanh số thương mại điện tử tăng 27,5% vào năm 2020 và có thể sẽ tăng thêm 21% vào năm 2021.
Dự báo thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Hàng loạt chương trình bán hàng vẫn tiếp tục được thiết lập để thúc đẩy hơn nữa thương mại điện tử ở Trung Quốc. Đặc biệt là sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông xã hội và mua sắm trực tuyến bao gồm các chương trình bán hàng WeChat Mini, Pinduoduo, “phát trực tiếp – live -streaming” hay “thương mại trực tiếp – live commerce”, eMarketer cho biết.
“Tốc độ thích ứng với thương mại điện tử của Trung Quốc đã tăng theo cấp số nhân trong thập kỷ gần đây và vươn ra cả thế giới”, Ophenia Liang, Giám đốc công ty tiếp thị kỹ thuật số Digital Crew, cho biết.
Diane Wang, người sáng lập doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên quốc gia DHgate, cho biết doanh số thương mại điện tử tăng lên đồng nghĩa thương mại giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ với xuất nhập khẩu truyền thống.
Theo số liệu Hải quan Trung Quốc công bố vào tháng 1, xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới trong năm 2020 của nước này đạt tổng cộng 1,69 nghìn tỷ NDT, tăng 31,1%. Tổng giao dịch xuất khẩu trên các nền tảng thương mại điện tử tăng hơn 40% lên 1,12 nghìn tỷ NDT, trong khi giao dịch nhập khẩu trên các trang thương mại điện tử tăng 16,5% lên 570 tỷ NDT.
Trung Quốc xem xét nghiêm túc việc gia nhập CPTPP
Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu cho thấy nước này xem xét nghiêm túc về việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngay sau khi Anh chính thức nộp đơn gia nhập Hiệp định này.
Hiện có 11 quốc gia tham gia Hiệp định CPTPP và tổng GDP các nước thành viên trong Hiệp định chiếm 13% tổng GDP toàn cầu (Ảnh: CGTN)
Hãng tin CGTN (Trung Quốc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết nước này đang "tích cực" cân nhắc việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) .
Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 với 11 quốc gia thành viên, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tổng GDP của các nước thành viên CPTPP hiện chiếm 13% nền kinh tế thế giới và Hiệp định CPTPP dỡ bỏ tới 95% thuế quan giữa các nước thành viên.
Ông Gao Feng cho biết hiện tại Chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu những vấn đề liên quan tới việc gia nhập hiệp định CPTPP. Ông Gao Feng khẳng định rằng việc nước này cân nhắc gia nhập hiệp định CPTPP nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa, phù hợp với các điều kiện để đẩy mạnh mô hình phát triển mới.
Vào giữa tháng 1/2021, Bộ Thương mại Trung Quốc đăng tải bản dịch của tài liệu gồm 30 chương của Hiệp định CPTPP cùng với các điều khoản và điều kiện của việc trở thành thành viên của Hiệp định lên website của mình. Ngôn ngữ chính thức của Hiệp định này là tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Theo Phó giáo sư Yu Miaojie của trường Đại học Bắc Kinh, việc đăng tải công khai bản dịch Hiệp định CPTPP là bước đi đầu tiên trong nhiều bước để gia nhập Hiệp định này và điều này cho thấy Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc việc gia nhập CPTPP.
Trước đó, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc thường niên được tổ chức vào tháng 12/2020, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đề cập đến tính cấp thiết của việc cân nhắc gia nhập hiệp định CPTPP nhằm thúc đẩy cải cách và duy trì tăng trưởng kinh tế của nước này.
Tuy nhiên, ông Yu Miaojie cho rằng Trung Quốc có thể mất nhiều năm để đáp ứng các yêu cầu gia nhập Hiệp định CPTPP vốn bao phủ nhiều lĩnh vực từ thương mại điện tử cho tới môi trường, quyền lao động.
Vào ngày 1/2/2021, Chính phủ Anh thông báo nước này đã chính thức nộp đơn gia nhập vào Hiệp định CPTPP, đúng một năm sau khi rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU). Nếu được chấp nhận, Anh sẽ trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia CPTPP kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định này vào năm 2017.
Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu việc xin gia nhập hiệp định CPTPP Trung Quốc sẵn sàng tăng cường trao đổi với các thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về vấn đề gia nhập hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 4/2 đưa tin. Lễ ký Hiệp định CPTPP năm 2018. Ảnh: THX/TTXVN Người phát ngôn...