Doanh nhân Trương Sỹ Bá: ‘Mục tiêu của chúng tôi là 10% thị trường gạo nội địa’
“Nếu đam mê không đủ lớn, bạn sẽ không theo đuổi được mảng lúa gạo”, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long chia sẻ.
Nhiều năm qua, ông đã đầu tư xây dựng thương hiệu gạo chất lượng, an toàn phục vụ thị trường nội địa và tham vọng vươn ra thị trường nước ngoài.
Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Long Group.
Đến với lúa gạo vì một chữ “duyên”
“Từ năm 2010, cơ duyên đưa tôi đến với nông nghiệp bắt nguồn từ thương mại gạo, và chính hoạt động kinh doanh lúa gạo đã tạo đam mê trong tôi”, trích lời ông Trương Sỹ Bá.
Cuối năm 2016, Tân Long là công ty tư nhân Việt Nam thắng gói thầu cung cấp gạo chất lượng cao cho chính phủ Hàn Quốc. Hợp đồng đầu tiên mang tính thăm dò thị trường chỉ ở mức 3.000 tấn gạo Japonica, giống lúa cho hạt tròn còn gọi là gạo Nhật, với giá xuất khẩu dao động từ 700-1.000 USD/tấn, cao hơn giá gạo thường của Việt Nam khoảng 200-300 USD/tấn.
Để đi vào thị trường Hàn Quốc, gạo Japonica phải đáp ứng được tiêu chuẩn kiểm định gồm 280 chỉ tiêu. Giải thích việc chuyển từ gạo thường sang gạo chất lượng cao của Tân Long, ông Trương Sỹ Bá chia sẻ: “Vi phạm một chỉ tiêu là bỏ lô hàng. Các công ty không làm vì họ thấy khó”.
Đầu năm 2017, Tân Long xuất tiếp gạo Japonica đi Hàn Quốc, quy mô gấp 10 lần đợt đầu tiên. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long chia sẻ, công ty bao tiêu vùng nguyên liệu ở Tri Tôn (tỉnh An Giang), hướng dẫn nông dân trồng trọt và nói không với những loại hóa chất không được sử dụng trong trồng trọt cho xuất khẩu. Đợt hàng thứ hai mang về cho Tân Long lợi nhuận khoảng ba triệu đô la Mỹ.
Năm 2018, Tân Long trở thành nhà cung ứng hơn 75% gạo Japonica cho thị trường Hàn Quốc, đồng thời xuất khẩu gạo Japonica sang một số thị trường Đông Nam Á…
Giữa năm 2019, Tập đoàn Tân Long giới thiệu ba dòng sản phẩm gạo: Japonica, Jasmine (xuất xứ từ Philippines) và ST21 (lai tạo từ giống lúa đặc sản ST của tỉnh Sóc Trăng) ra thị trường Việt Nam với giá bán từ 18.000-20.000 đồng/kg. Công ty bao tiêu sản phẩm với nông dân tại các tỉnh miền Tây của Việt Nam. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long chia sẻ thêm: “Mục tiêu của chúng tôi là 5 năm hướng tới là 10% thị phần nội địa.”
Việt Nam hiện tiêu thụ gạo bình quân đầu người khoảng 100 kg/người/năm, theo ước tính từ các cơ quan nhà nước. Như vậy, thị trường nội địa hơn 96 triệu dân tiêu thụ hằng năm khoảng 9,6 triệu tấn gạo, 10% thị trường nội địa tương đương gần một triệu tấn gạo.
Theo quan sát của ông Trương Sỹ Bá, thách thức lớn nhất của thị trường nội địa nằm ở hành vi tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào tư vấn từ đại lý quen. Với mô hình kinh doanh năng động các đại lý thường cho người giao gạo đến tận nhà khách hàng trong thời gian rất nhanh. Do vậy, Tân Long đầu tư hệ thống đại lý trên toàn quốc để đưa gạo có thương hiệu đến người mua trong vòng 30 phút nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Xây dựng thương hiệu gạo A An trở thành thương hiệu gạo Quốc gia
Để xây dựng thương hiệu gạo chất lượng, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn có trách nhiệm với ngành lúa gạo trong công cuộc tái cấu trúc để có những hạt gạo Việt Nam đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng ngay từ đầu, hình thành các vùng sản xuất lớn được quản lý chuyên nghiệp và có sự cam kết ngay khi ký hợp đồng sản xuất từ khâu giống đến quy trình đầu tư, chăm sóc và thu hoạch, từ đó bà con nông dân yên tâm sản xuất, ổn định thu nhập.
Video đang HOT
Cùng với việc ứng dụng công nghệ cao, hoàn thiện chuỗi khép kín từ giống, kỹ thuật canh tác cánh đồng đến chế biến và xúc tiến thương mại, Tân Long theo đuổi gạo an toàn với những tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, mang đến những sản phẩm an toàn và chất lượng cao. Từ đó tạo nên sức mạnh toàn diện để hội nhập sâu rộng vào chuỗi nông sản toàn cầu, nâng cao giá trị và đáp ứng xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Để có được thành công như ngày hôm nay, A An luôn tạo ra những điểm nổi bật so với các sản phẩm khác trên thị trường như: Sản xuất từ giống lúa đặc sản, thuần chủng; có nguồn gốc từ vùng nguyên liệu canh tác theo quy trình bền vững; có chất lượng ổn định, không đấu trộn, không hóa chất tẩy trắng, tạomùi; có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; quy trình sản xuất theo tiêuchuẩn HACCP.
Với việc xác định gạo nội địa là mục tiêu chính nên khi xây dựng thương hiệu gạo A An, công ty chỉ sử dụng các giống lúa chất lượng cao, như: ST21, ST24và gạo Japonica tạo ra dòng sản phẩm “lành gạo ngon cơm”.
Trong năm 2021, tiếp tục xác định phát triển thị trường nội địa là chính và dòng sản phẩm mới chủ lực của gạo A An làm từ giống lúa ST24 trồng trong ruộng tôm, có chất lượng tương đương gạo hữu cơ. Bên cạnh việc chinh phục thị trường nội địa, Tập đoàn Tân Long tiến đến xây dựng kế hoạch dài hơi với việc đưa thương hiệu gạo A An trở thành thương hiệu gạo Quốc gia và vươn ra thị trường thế giới.
Giá trị bền vững khi nông dân “bắt tay” cùng doanh nghiệp
Ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đã xuất hiện tín hiệu đáng mừng khi một số doanh nghiệp dám đi tiên phong trong tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo, trong đó, Tập đoàn Tân Long là một ví dụ trong việc áp dụng mô hình hợp tác xã kiểu mới.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển những mối quan hệ kinh doanh lâu dài giữa các doanh nghiệp và tổ chức nông dân. Cùng với các hợp tác xã, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng, những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo lớn, như Tân Long, hướng tới mục tiêu phổ biến mô hình kinh doanh gạo bền vững cùng người nông dân trồng lúa tại Việt Nam.
Việc liên kết sản xuất bao tiêu lúa gạo theo mô hình chuỗi giá trị thông qua các hợp tác xã là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thực hiện liên kết sản xuất, Tân Long cam kết đồng hành cùng nông dân không chỉ là giá thu mua tốt hơn thị trường, mà là cả sự gắn kết, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp. Bởi, có một thực tế là nhiều doanh nghiệp chỉ liên kết hợp tác với nông dân vào mùa thuận (vụ lúa đông xuân), còn vào mùa vụ khó khăn (vụ lúa hè thu), khi cây lúa phải đối mặt với thời tiết bất lợi, dịch bệnh…thì doanh nghiệp ít hợp tác liên kết!
Với hệ thống nhà máy và kho lưu trữ lớn, lại sắp đưa vào hoạt động Nhà máy Gạo Hạnh Phúc với quy mô lớn nhất nhì Châu Á, điều kiện xây dựng bến, bãi để tập kết và dự trữ hàng hóa; luôn chủ động về vốn lưu động và phương án tiếp cận vốn ngân hàng, Tân Long tự tin trong những cam kết cùng người nông dân.
Chính vì vậy, để đẩy mạnh liên kết sản xuất, bao tiêu lúa, gạo giữa doanh nghiệp và nông dân, thiết nghĩ, ngoài nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, điều quan trọng là người nông dân mạnh dạn chia sẻ, tiếp cận và phối hợp cùng doanh nghiệp tạo ra chuỗi giá trị bền vững, lâu dài.
Chia sẻ về việc này, ông Nguyễn Chánh Trung – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết : “Việc phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới tập hợp được đông đảo nông dân trên mô hình cánh đồng lớn. Năng lực liên kết sản xuất tiêu thụ với doanh nghiệp là khâu then chốt, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp, giúp nâng cao giá trị gia tăng, phát triển lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp, từ đó phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo.”
Có thể nói, cái “bắt tay” giữa người nông dân và doanh nghiệp theo mô hình hợp tác xã kiểu mới sẽ tạo ra lối đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam khi chất lượng sản phẩm sẽ được ưu tiên hàng đầu và hơn hết bà con nông dân sẽ bội thu trong những vụ mùa.
Bắc Ninh phát triển nông nghiệp: Đột phá nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Là một trong các tỉnh đang có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, nhưng Bắc Ninh vẫn ưu tiên phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao (CNC).
Hiện Bắc Ninh đã có 35 vùng sản xuất trồng trọt, mở rộng 9 vùng chăn nuôi lợn, gia cầm, hình thành 23 vùng nuôi cá thâm canh ứng dụng CNC.
Doanh nghiệp đi đầu
Còn nhớ, năm 2017 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delco (Công ty Delco) đã triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC đầu tiên tại thôn Quán Tranh, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh). Mô hình gồm 2ha mặt nước nuôi thả cá, hai khu chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô 50.000 con, 7.000 m2 nhà kính trồng dưa lưới gốc Nhật Bản; 1.000 m2 nhà kính trồng các loại rau thủy canh.
Toàn bộ hệ thống sản xuất được lắp đặt sensor (cảm biến) kết nối qua phần mềm để đo đạc tất cả các thông số của đất, môi trường và đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng, phun sương, màng che nắng và quạt thông gió phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Khu chăn nuôi được trang bị giải pháp cảm biến tự động cho phép quản lý qua điện thoại thông minh tất cả các khâu như hệ thống cho ăn, chiếu sáng, thu hoạch trứng, thu gom phân, sưởi ấm... Toàn bộ các sản phẩm của Công ty Delco sản xuất đều có mã truy xuất nguồn gốc (QR code), người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra xuất xứ, quy trình sản xuất.
Sự xuất hiện của Công ty Delco đã làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về làm nông nghiệp của người dân nơi đây. Chị Lê Thị Liễu, người dân thôn Quán Tranh, xã Nguyệt Đức hiện đang làm công nhân tại trang trại của Công ty Delco cho biết, cách thức canh tác sản xuất ở đây khác hẳn với cách làm truyền thống.
Công nhân chăm dưa lưới Nhật Bản trồng trong nhà kính tại xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh)
"Lần đầu tôi được nghe khái niệm mát-xa cho dưa, xả stress cho gà. Khi dưa bắt đầu hình thành đường vân lưới, quả căng tròn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chúng tôi mát-xa, vuốt từng quả để giúp chất dinh dưỡng trong dưa được chuyển hóa tốt hơn và giúp cho quả dưa nổi đường vân đẹp. Đến khi thu hoạch quả nào quả ấy sáng bóng, mẫu mã đẹp. Còn ở khu chăn nuôi gà, hằng ngày, gà được nghe nhạc để xả stress. không biết có phải do thường xuyên được nghe nhạc hay không mà gà ở đây đẻ nhiều trứng lắm, hiệu suất luôn đạt hơn 90%" - chị Liêu chia sẻ.
Theo đó, Công ty Delco mong muốn, việc xây dựng mô hình trang trại hiện đại, hiệu quả và có thể truyền cảm hứng làm nông nghiệp CNC cho người dân. Nếu ngày càng nhiều hộ có năng lực sản xuất CNC, hình thành được mạng lưới nông sản an toàn thì sẽ tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Mặc dù mới lấn sân sang làm nông nghiệp nhưng sản phẩm của Công ty Delco đã có chỗ đứng trên thị trường nông sản. Bình quân mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn rau, gần 40 tấn dưa lưới, bốn tấn dưa chuột baby, gần 13 triệu quả trứng gà. Với số lượng nông sản lớn nhưng trang trại chỉ cần 15 cán bộ và công nhân vận hành. Thị trường tiêu thụ nông sản sạch rất lớn, khi tạo ra được những sản phẩm chất lượng người tiêu dùng sẽ tự tìm đến bạn.
Được biết, hiện Bắc NinhnNgày càng có nhiều mô hình nông nghiệp CNC khẳng định tính hiệu quả. Ngoài Công ty Delco còn có mô hình trồng rau tía tô trong nhà kính tại Lương Tài (Công ty May Hồ Gươm) với diện tích 11,4 ha, mỗi ha một năm cho thu nhập khoảng 3 tỷ đồng. Hay mô hình của Trung tâm sản xuất thực nghiệm nông nghiệp ứng dụng CNC tại xã Việt Đoàn (Tiên Du) với diện tích khoảng 19 ha.
Trung tâm chủ yếu sản xuất giống nấm mới và chế biến một số loại nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng quy mô công nghiệp. Ngoài ra, còn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống và sản xuất hoa lan hồ điệp; sản xuất thử nghiệm đông trùng hạ thảo, sản xuất thử nghiệm khép kín tảo xoắn Spirulina với quy mô khoảng 1.000 m2...
Dưa lưới là một trong những cây trồng được người dân huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) ứng dụng CNC vào sản xuất rất thành công.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Bắc Ninh, hiện tỉnh có 148 trang trại vườn, ao, chuồng (VAC) ứng dụng CNC, chiếm 60% tổng số trang trại toàn tỉnh. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt hơn 95%, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật đạt khoảng 50%, khâu thu hoạch đạt khoảng 70%, khâu gieo trồng đạt khoảng 10%. Ngành nông nghiệp đã xây dựng và hình thành được tám vùng sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều địa phương còn xây dựng mô hình thủy sản ứng dụng công nghệ nuôi cá "sông trong ao" nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thủy sản, năng suất đạt từ 20 đến 30 tấn/ha...
Nhiều chính sách kích cầu
Phát triển nông nghiệp CNC là xu hướng tất yếu để hướng tới một nền nông nghiệp sạch và là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác. Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng phát triển nông nghiệp CNC ở Bắc Ninh còn không ít khó khăn, hạn chế. Cụ thể, sản xuất chủ yếu vẫn là quy mô hộ, đất đai phân tán, nhỏ lẻ.
Sản xuất nông nghiệp CNC đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lực lượng lao động có trình độ quản lý và tay nghề cao, cho nên chỉ có những tổ chức, cá nhân có điều kiện về năng lực chuyên môn, về vốn mới thực hiện được. Nhiều sản phẩm được sản xuất CNC và theo hướng CNC nhưng chưa xây dựng được nhãn hiệu, vì vậy giá bán chênh lệch không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều rủi ro, thị trường tiêu thụ nông sản, nhất là sản phẩm chăn nuôi không ổn định cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư, phát triển sản xuất.
Công nhân của Công ty Delco chăm sóc rau thủy canh
Về vấn đề này - Tổng Giám đốc Công ty Delco Lê Khánh Mạnh cho biết, điều băn khoăn nhất khi đầu tư vào làm nông nghiệp hiện nay chính là việc thuê đất. Thời gian đầu công ty chỉ ký hợp đồng thuê đất với UBND xã Nguyệt Đức thời hạn là 5 năm. Điều này gây khó khăn cho quá trình vay vốn cũng như đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích sản xuất của trang trại.
"Rất may, trước những khó khăn của doanh nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã xem xét, tạo điều kiện để chúng tôi được thuê đất, cấp quyền sử dụng đất trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, để ổn định sản xuất, chúng tôi cũng mong cơ quan chức năng thường xuyên rà soát, kiểm tra và cấp chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng CNC cho doanh nghiệp" - ông Mạnh chia sẻ.
Ông Mạnh mong muốn, tỉnh cần thành lập các tiểu ban đứng ra làm đầu mối để hướng dẫn, cũng như giảm bớt các thủ tục hành chính giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin, vấn đề. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng nên thành lập các trung tâm tiêu thụ nông sản và đưa công nghệ vào việc hình thành, vận hành các mối liên kết chuỗi.
Cùng quan điểm với ông mạnh, ông Nguyễn Đăng Cường - Giám đốc Công ty TNHH Lucavi cho rằng, chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp CNC tốn kém cho nên cơ quan chuyên môn cần đồng hành cùng người dân để lựa chọn mô hình phù hợp, khai thác tối đa hạ tầng sản xuất. Hiện, T.Ư và địa phương có nhiều nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển nông nghiệp CNC. Để người sản xuất có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ thì cơ quan chức năng cần có sự hướng dẫn cụ thể và đưa ra các chương trình hỗ trợ sát với thực tế.
Mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh năm 2020 sẽ nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC chiếm từ 25 đến 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC hiện nay của tỉnh chiếm khoảng hơn 20%.
Đẩy mạnh ưng dụng CNC vào sản xuất, chăn nuôi, đang mang lại thu nhập cao cho người dân ở Thuận Thành (Bắc Ninh).
Theo đó, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC (gồm vay vốn ngân hàng, hỗ trợ giống, vật tư, kinh phí thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng CNC...) theo quy định hiện hành. Tạo điều kiện để các cơ sở tham gia các loại hình bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường gây ra, tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Giao chính quyền địa phương đứng ra tích tụ ruộng đất, nhất là những diện tích đất nông dân không sản xuất, tạo ra quỹ đất sạch để tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê lại, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tập trung, lâu dài.
Để hỗ trợ phát triển, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND về việc phê duyệt "Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020".
Ngoài ra, các địa phương cũng có chính sách tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống điện, cấp - thoát nước, xử lý chất thải, cải tạo đồng ruộng) cho các hộ VAC và các chủ trang trại thông qua chương trình xây dựng NTM cùng địa phương.
Điển hình là mô hình trồng dưa lưới và rau sạch trong nhà màng được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai tại xã Việt Đoàn (Tiên Du). Trung tâm đầu tư các loại máy gieo hạt; hệ thống lưới cắt nắng tự động cảm biến nhiệt độ với lớp trên tráng bạc và nhôm, giảm 70% nắng so với ngoài trời... chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng mô hình này lại có nhiều điểm ưu việt như bảo vệ cây trồng trước những tác động bất lợi của thời tiết và điều kiện ngoại cảnh, tạo môi trường tốt cho cây sinh trưởng, phát triển, năng suất cao; giảm nguy cơ xâm hại của sâu bệnh, côn trùng; có thể trồng quanh năm...
Nhờ vậy, sản phẩm cung ứng ra thị trường đều là những nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Trung bình, Trung tâm sản xuất ra 6,5 tấn rau/tháng với giá bán từ 10 đến 12 nghìn đồng/kg.
Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao Những năm gần đây, các địa phương ven biển của tỉnh đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tập trung, đáp ứng yêu cầu nuôi trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Vùng nuôi tôm công nghiệp tập...