Doanh nhân trong buổi đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
2.000 đại biểu tham dự Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp có nhiều doanh nhân như ông Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Mạnh Hùng, Trương Gia Bình, bà Nguyễn Thị Nga…
Khoảng 2.000 đại biểu, đại diện doanh nghiệp tham dự Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng nay ở Hà Nội. Con số này cao gấp 4 lần so với hội nghị lần đầu tiên diễn ra vào ngày 29.4.2016.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vui vẻ bắt tay chào các đại biểu tại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu dự hội nghị.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vui mừng gặp gỡ các đại biểu, doanh nhân.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT Trương Gia Bình. Đây là lần thứ hai, “Hội nghị Diên Hồng” diễn ra, để doanh nghiệp có cơ hội bày tỏ thông điệp, nguyện vọng của mình với Chính phủ.
Video đang HOT
Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Nguyễn Mạnh Hùng.
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng. Năm ngoái, ông Vượng cũng tham gia hội nghị này
Hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp nhằm sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 35, đặt ra những giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 35, kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp phát triển.
Năm nay, hội nghị tập trung thảo luận một số vấn đề chính như cơ chế chính sách, quy định pháp luật hiện cản trở đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các quy trình, thủ tục hành chính đang gây khó khăn cho danh nghiệp, các giải pháp cần thiết để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, các vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp trong tranh chấp pháp lý trong nước và quốc tế và đề xuất, kiến nghị về cơ chế phản hồi thông tin, giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân. Ngồi bên phải ông Nhân là Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Từ trái qua: Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chăm chú theo dõi.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết 3 nền tảng cơ bản của Nghị quyết 35 đã có trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày lập quốc. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ phục vụ… là chủ trương, yêu cầu, tinh thần của Chính phủ kiến tạo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng báo cáo về vấn đề tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Ông thông tin hoạt động tín dụng đạt được nhiều kết quả tích cực đồng thời khẳng định trong thời gian tới ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào các dự án hiệu quả, các doanh nghiệp, dự án đầu tư có chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất, các sản phẩm thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường khu vực và thế giới.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG nhấn mạnh về động lực quan trọng của nền kinh tế. Bà Nga mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển ở mọi ngành, lĩnh vực pháp luật không cấm, khuyến khích hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu.
Theo Tiến Tú (Zing)
Sạt lở trái mùa tại ĐBSCL: Quốc lộ 30 đang bị đe dọa
Chỉ chưa đầy 1 tuần lễ, lần lượt Đồng Tháp rồi An Giang cùng ban bố nóng về sạt lở đất sau khi liên tiếp hứng chịu nạn sạt lở nghiêm trọng bờ sông Tiền và sông Hậu. Thực sự rất đáng lo, bởi đây là thời điểm "trái mùa" của sạt lở.
Điểm sạt lở nghiêm trọng xâm lấn vào tuyến đường bộ. Ảnh: LỤC TÙNG
16 căn nhà biến mất
Có mặt tại ấp Mỹ Hội (Mỹ Hội Đông - Chợ Mới - An Giang) ngay sau khi bờ sông Hậu vừa trải qua cơn sạt lở kinh hoàng vào hồi 09h20 ngày 22.4 làm 16 căn nhà đổ ụp xuống sông mất dạng trong tích tắc. Mờ sáng, nhưng lực lượng bảo vệ đã túc trực tại chốt kiểm soát và nghiêm ngặt kiểm tra việc ra vào... Những khuôn mặt, ánh mắt của cán bộ, người dân đều toát lên vẻ căng thẳng, lo lắng.
Trao đổi tại hiện trường, ông Trương Trung Lập - Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới - cho biết, sau một đêm xảy ra sạt lở nghiêm trọng, một số địa điểm ven sông vẫn đang tiếp tục sạt lở nhỏ và xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy đang có chiều hướng gia tăng". Theo ông Lập, sạt lở đã lan rộng phạm vi nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đưa tổng số hộ cần di dời khẩn cấp lên con số trên 100. Trong lúc chúng tôi trò chuyện, thỉnh thoảng từng vạt đất nhỏ rơi tõm xuống, cho thấy sạt lở vẫn đang ẩn mình như ngọn khói nhỏ chờ cơ hội bùng phát thành đám cháy lớn. Thật là một thực trạng nguy ngập và tất cả mọi người như bị đẩy lên đỉnh điểm của nỗi lo lắng khi có nguồn tin "cấp báo": Ở huyện đầu nguồn An Phú cũng đang sạt lở lớn. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Hùng Dũng - Phó Giám đốc Sở TNMT An Giang - xác nhận: Có sạt lở trên bờ sông Bình Di đoạn đi qua xã Nhơn Hội (huyện An Phú). Tuy chưa có số liệu cụ thể vì đang chờ bộ phận đo đạc, quan trắc..., nhưng thông tin ban đầu cho thấy, sạt lở ăn sâu vào bờ trên 2m, kéo dài hàng chục mét, làm đứt hoàn toàn đường giao thông nông thôn.
Thật ra An Giang không phải là trường hợp cá biệt. Trước đó, nạn sạt lở bờ sông Tiền ở Đồng Tháp cũng bùng phát đến mức lãnh đạo tỉnh này có công văn "hỏa tốc" báo động đến địa phương. Cụ thể ngày 20.4, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có công điện khẩn đến UBND huyện Thanh Bình, Văn phòng BCĐ Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về tình hình sạt lở bờ sông Tiền, nhất là khu vực xã Bình Thành với chiều dài hơn 150m, ăn sâu vào đất liền từ 10 đến 20m, đe dọa tuyến QL30...
Điểm Trường Tiểu học A Mỹ Hội Đông nơi có gần 1.000 học sinh theo học cũng nằm trong vùng nguy cơ cao. Ảnh: LỤC TÙNG
Không chỉ tê liệt giao thông...
Sạt lở dồn dập, cấp tập những ngày qua không chỉ làm tê liệt một đoạn đường liên xã từ Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ (huyện Chợ Mới) và đường nông thôn xã Nhơn Hội (huyện An Phú - An Giang) mà còn đẩy cả QL 30 (Đồng Tháp) vào nguy cơ bị đứt đoạn. Đó là nỗi lo không nhỏ, vì cần có rất nhiều tiền của và thời gian mới có thể hàn gắn, làm mới... Nhưng đáng lo hơn nữa, là đời sống và sự ổn định của những người dân mất đi tài sản tích góp cả đời người.
Ông Nguyễn Văn Nhợt, vò vò mái đầu bạc trắng của ông lão gần tuổi xưa nay hiếm rồi buông tiếng thở dài: "Quần quật cả đời mới cất được căn nhà, vậy mà chỉ trong tích tắc, nó chìm xuống sông mất dạng". Nhiều hàng xóm của ông Nhợt bị mất nhà tiền tỷ, thậm chí nhiều tỷ đồng... Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là câu chuyện ổn định cuộc sống sau cơn "địa chấn" này. Vừa trở về từ TP. Biên Hòa (Đồng Nai) sau khi được gia đình báo hung tin, anh Huỳnh Văn Ngoan - như người mất hồn. Bởi đó không chỉ là nỗi buồn mất hoàn toàn căn nhà "gia bảo", mà còn bởi anh đang giằng xé bởi nhiều nỗi lo khác cho cuộc sống gia đình 5 miệng ăn.
Cuộc sống tại chỗ khó khăn, anh Ngoan lên Biên Hòa làm công nhân cho Cty Hyosung, còn vợ làm công nhật cho cơ sở gạch ngói gần nhà với thu nhập không ổn định. Vì vậy, khả năng để cất mới ngôi nhà là không hề đơn giản. Nhất là trong bối cảnh hiện nay các khu dân cư trên địa bàn xã đã hết nền đất để bố trí. Dù theo chỉ đạo của đoàn công tác tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu về Mỹ Hội Đông làm việc, sẽ làm nhanh nhất để mở khu dân cư mới bố trí bà con vào, nhưng điều này cũng đồng nghĩa phải chờ vì còn phải thông qua các thủ tục...
Chuyện người lớn là vậy, chuyện trẻ em trong vùng sạt lở cũng không kém lo toan khi gần 1.000 học sinh phải nghỉ học "bất đắc dĩ" vào thời điểm cận thi cuối niên học. Sạt lở đang "bao vây" trường Tiểu học "A" Mỹ Hội Đông - nơi có 916 học sinh theo học 5 khối lớp. "Với diễn biến phức tạp hiện nay, chúng tôi cương quyết "đóng cửa trường" để đảm bảo an toàn tính mạng cho các em học sinh. Còn cụ thể nghỉ, học bù, thi bù thế nào, chúng tôi đã giao cho Phòng GDĐT nghiên cứu đề xuất...", ông Trương Trung Lập - Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, cho biết.
Đừng đánh rắn đàng đuôi
Trong báo cáo nhanh về tình hình sạt lở ở xã Mỹ Hội Đông, Sở TNMT An Giang nhận định, nguyên nhân chủ yếu là do tại vị trí sạt lở xuất hiện 01 hố xoáy sâu với chiều dài 380m, chiều ngang 120m, độ sâu (âm) - 42m. Nhưng cũng như nhiều đề xuất thường thấy trước đó, báo cáo này nhấn mạnh đến giải pháp: Đề nghị địa phương quy hoạch lại, di dời và bố trí dân cư, đường giao thông, hạ tầng thích hợp...
Trong khi đó theo nhiều nhà chuyên môn, cái cốt lõi của vấn đề thì dường như chưa được quan tâm xử lý dứt điểm. Đó là câu chuyện vì sao có hố xoáy. Có người cho đó là chuyện bình thường của quy luật: "Sông sâu, bên lở, bên bồi". Nhưng cũng có ý kiến cho là do tác động của con người, mà đậm nét nhất là chuyện khai thác cát. Tuy nhiên, cả hai ý kiến này đều chưa thuyết phục được nhau.
Vì sao có hiện tượng lạ này? Trao đổi với chúng tôi, T.S Dương Văn Ni, chuyên gia tài nguyên môi trường (ĐH Cần Thơ) cho rằng đành rằng lở - bồi là chuyện của quy luật của tự nhiên, nhưng quá trình này không diễn ra một cách tấp nập, dồn dập và "trái mùa" như hiện nay. Vì thế không thể loại trừ khả năng tác động của con người, trong đó có khai thác cát. Theo T.S Ni, để có kết luận, thuyết phục khoa học, cần có khảo sát, đánh giá tổng quan, cụ thể. "Cái thiếu sót lớn nhất của chúng ta trong tranh luận về nguyên nhân của sạt lở bờ sông, biển thời gian qua là thiếu thông tin nền đầy đủ, nên sau tranh luận là ai về nhà ấy. Còn sạt lở thì vẫn cứ diễn ra"- TS Ni tỏ vẻ tiếc nuối: "Nếu chưa tìm ra nguyên nhân chính, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng trái khoái mà các cụ đã đúc kết: Đánh rắn đàng đuôi".
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa gửi lời hỏi thăm người dân, yêu cầu UBND tỉnh An Giang tiếp tục tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng cảnh báo, hạn chế người, phương tiện qua lại khu vực sạt lở; tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản.
Đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, sắp xếp chỗ ở tạm cho các hộ dân bị mất nhà cửa và phải di dời, không để người dân thiếu đói, khó khăn; có phương án hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân đã bị mất nhà cửa hoặc phải di dời, đảm bảo ổn định đời sống. Phó Thủ tướng giao các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân, đề ra các giải pháp thực hiện khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn và sớm ổn định đời sống nhân dân trong khu vực.
(Theo Lao Động)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết thúc thành công chuyến thăm Anh Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Ireland, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã dẫn đầu đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Anh từ ngày 24 - 26.4.2017. Đây là chuyến thăm được cả hai bên đánh giá là rất thành công. Tháp tùng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có Đại sứ...