Doanh nhân Trần Văn Nam “kinh doanh bất động sản là nghề cần đủ kiến thức và kinh nghiệm”
Nhờ sự kết hợp độc đáo giữa hiểu biết về thị trường và phong cách kinh doanh nhạy bén Địa ốc Đức Anh mang đến cho khách hàng những ý kiến chuyên môn chính xác, hiệu quả trong lĩnh vực bất động sản.
Sàn giao dịch bất động sản (BĐS) là nơi diễn ra các giao dịch BĐS và cung cấp các dịch vụ cho kinh doanh BĐS như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS.
Khi tham gia giao dịch trên sàn, mọi người sẽ được cung cấp đầy đủ dịch vụ và công cụ cho việc đầu tư, kinh doanh. Sàn bất động sản mang tính quy chuẩn, chuyên nghiệp, minh bạch và chuẩn xác, rất hữu hiệu cho việc quản lý và điều tiết bất động sản của Nhà nước.
Theo ông Trần Văn Nam – Giám đốc kinh doanh tại Công ty Địa ốc Đức Anh cho biết:”Hiện có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh sàn giao dịch BĐS, tuy nhiên không phải công ty nào cũng thành công.
Bởi đây là một lĩnh vực cần có sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức cũng như kinh nghiệm để phát triển và duy trì doanh nghiệp. Vai trò của một người quản lý kinh doanh là biết cách điều khiển hoạt động kinh doanh BĐS phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, khách hàng, thị trường, quy định pháp luật….”
Đào tạo kỹ năng chuyên môn tại Đức Anh Group.
Video đang HOT
Đồng hành cùng Địa ốc Đức Anh hơn 4 năm qua, doanh nhân Trần Văn Nam đã cùng các ban lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên công ty dẫn dắt Đức Anh Group khẳng định mình trên thị trường qua chữ tín với khách hàng. Địa ốc Đức Anh tự hào trở thành “Thương hiệu uy tín – Dịch vụ tin dùng” trong hai năm liên tiếp 2019 và 2020.
Hiện công ty có một trụ sở duy nhất tại 102 quốc lộ 13, Ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Địa ốc Đức Anh chuyên cung cấp tới khách hàng: các sản phẩm đất nền đã có thổ cư.
Nói về những khó khăn khi làm quản lý kinh doanh tại sàn giao dịch BĐS, Giám đốc kinh doanh của Đức Anh Group Trần Văn Nam chia sẻ: Vấn đề lớn nhất khi trở thành người quản lý kinh doanh BĐS là khó khăn về nhân sự như việc dư thừa hoặc thiếu hụt nhân lực, sắp xếp nhân sự, đào tạo nhân sự… Ngoài ra còn có vấn đề về quản lý sản phẩm và bán hàng.
Cán bộ nhân viên Đức Anh Group.
“Thế mạnh của chúng tôi là hiểu rõ thị trường BĐS địa phương, hiểu được nhà đầu tư, người mua và quan trọng hơn hết là đưa ra được giải pháp phù hợp với từng khách hàng. Tất cả các sản phẩm của Địa ốc Đức Anh được Công ty bàn giao sổ tận tay cho khách hàng.
Pháp lý minh bạch và rõ ràng, nên khách hàng yên tâm lựa chọn các sản phẩm của Địa ốc Đức Anh”, theo ông Trần Văn Nam chia sẻ.
Nói về định hướng phát triển trong tương lai của Đức Anh Group, doanh nhân Trần Văn Nam cho biết: Công ty Địa Ốc Đức Anh đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phân phối bất động sản tại Bình Phước và khu vực miền Nam, luôn thực hiện phương châm “Lấy lợi ích khách hàng làm trung tâm hoạt động” để mang lại cho khách hàng và đối tác những giá trị tốt nhất.
ĐHCĐ Mộc Châu Milk (MCM): Nâng mức chia cổ tức lên 2.500 đồng/CP, cố gắng niêm yết trên HOSE vào năm 2022
ĐHCĐ trực tuyến Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, mã chứng khoán MCM - UPCoM) sáng 20/3 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với chỉ tiêu doanh thu thuần 3.066 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế 318,5 tỷ đồng, tăng 13,5% so với 2020.
Tăng mức chia cổ tức
Tại Đại hội, với nội dung dự kiến chia cổ tức năm 2021 ở mức 2.000 đồng/CP, cổ đông Lê Nhân Đức đã cho rằng mức chia này chưa hợp lý bởi trong khi doanh thu và lợi nhuận năm 2021 đều dự kiến tăng nhưng tỷ lệ chia cổ tức lại thấp hơn 2020 (2.500 đồng/cổ phiếu).
Trả lời thắc mắc trên, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch hội đồng quản trị Mộc Châu Milk cho biết: "Công ty đã tăng vốn từ 600 tỷ đồng lên hơn 1.000 tỷ đồng nên tính ra cổ tức 2.000 đồng/cổ phiếu cũng là cao. Tuy nhiên sau khi bàn lại thấy đề xuất của cổ đông cũng hợp lý và nguồn tiền Công ty vẫn dồi dào nên chúng tôi quyết định giữ cổ tức 2.500 đồng/cổ phiếu như năm 2020".
Về kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE, theo bà Liên, sau 2 năm giao dịch trên UpCoM, Mộc Châu Milk sẽ cố gắng hoàn thiện mọi điều kiện để đưa cổ phiếu MCM lên niêm yết trên sàn HOSE. Được biết cổ phiếu MCM đã giao dịch trên UPCoM từ giữa tháng 12/2020.
Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Mộc Châu Milk
Trả lời thắc mắc của cổ đông về Dự án sinh thái trang trại Mộc Châu Milk đang đầu tư sẽ cho thuê nghỉ dưỡng hay bán bất động sản, ông Trịnh Quốc Dũng - Thành viên HĐQT MCM cho biết, quy mô của dự án này là 4 ngàn con bò với diện tích 175 ha.
Theo ông Dũng, Dự án này theo quy hoạch và định hướng xây dựng thiên đường bò sữa Mộc Châu với trang trại hiện đại, đàn bò được chăm sóc đúng chuẩn cũng với xây dựng cảnh quan và tiện ích du lịch. Dự án này sẽ đưa hình ảnh của Mộc Châu Milk lên tầm cao mới không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
"Với dự án này chúng tôi chỉ tập trung cho sản xuất và du lịch chứ không cho thuê hay kinh doanh bất động sản. Chúng tôi chỉ sử dụng đất để phát triển các ngành nghề kinh doanh cốt lõi", ông Dũng nhấn mạnh.
Được biết, trang trại sinh thái bò sữa Mộc Châu đã được sự đồng thuận của tỉnh nhưng do dự án nằm ở vùng đệm quốc gia nên phải xin điều chỉnh quy hoạch (có những dự án phải đến 2025 mới đi vào hoạt động).
Trước đó tại Đại hội Vilico chiều ngày 19/3, bà Mai Kiều Liên cũng đã chia sẻ thêm về định hướng phát triển Mộc Châu Milk. Theo bà Liên, MCM là thương hiệu 60 năm có sự nhận biết thương hiệu trên thị trường. Năm qua kết quả kinh doanh của Mộc Châu khả quan hơn.
"Chúng tôi dự kiến xây dựng dự án tham quan du lịch các trang trại bò sữa và nhà máy là 1 dự án tương đối lớn thuê thiết kế của công ty nổi tiếng về du lịch, nhưng chúng ta đang vướng ở vấn đề đất đai vì quy hoạch đất đai phải chuyển đổi mục đích. Tuy nhiên, trong vòng 5 tới Mộc Châu sẽ biến thành thủ phủ du lịch và chăn nuôi bò sữa hiện đại. Đó chính là tương lai của Mộc Châu. Các hộ chăn nuôi hiện nay chúng tôi cũng đang giúp tăng năng suất tăng thu nhập, các nông hộ sẽ có cải tiến về quy trình chăn nuôi theo mô hình đại VNM đang áp dụng", bà Liên cho biết.
Tạm thời VNM chưa tăng thêm tỷ lệ sở hữu tại MCM
Trả lời câu hỏi của cổ đông Khải Nguyễn về việc VNM có dự tính tăng thêm sở hữu của MCM, Bà Liên cho biết, trong thời gian tới, nếu không có nhu cầu về vốn thì VNM sẽ không tăng thêm, nhưng trong 3-5 năm tới thì kế hoạch có thể sẽ khác. Hiện sau khi tác cấu trúc, sở hữu của VNM tại MCM là xấp xỉ 50%.
Với thắc mắc của cổ đông Trung Kiên Nguyễn về quan hệ thị trường giữa MCM và VNM liệu có cạnh tranh, bà Liên cho biết, trong năm qua, cả 2 công ty chủ yếu tương trợ nhau. VNM hỗ trợ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm giúp cho MCM phát triển tốt hơn. "Chúng tôi không cạnh tranh với nhau mà chỉ hỗ trợ nhau cùng phát triển", bà Liên khẳng định.
Chia sẻ về chiến lược để đẩy mạnh tăng trưởng cũng như mở rộng thị phần của MCM trong thời gian tới bà Liên cho biết, tăng thị phần là mục đích của tất cả các công ty trên thị trường, có tăng thị phần mới tăng trưởng bền vững.
"Với MCM, chúng tôi cũng đã có những chỉ tiêu cụ thể. Ngoài những chiến lược về tăng trưởng, mở rộng thị phần, MCM cũng đã áp dụng chương trình hoạch định kế thừa - đây là tiêu chuẩn vàng cho tất cả các doanh nghiệp khi muốn phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ thuê công ty tư vấn rà soát lại những nhân sự có khả năng để đào tạo cũng như thu hút thêm nhân tài cho MCM. Kế hoạch này sẽ làm dài hạn để MCM phát triển hơn", bà Liên nói.
Trump Organization thiệt hại nặng trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump Tờ Bloomberg đưa tin tập đoàn kinh doanh Trump Organization - vốn tạo nên thành công và danh tiếng của ông Donald Trump - đã không thể phát triển cực thịnh trong khoảng thời gian ông làm Tổng thống Mỹ. Kể từ năm 2016, giá trị kinh doanh bất động sản thương mại của Trump Organization đã giảm 26%. Ảnh: Wikipedia Sau khi...