Doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh: ‘Tôi mới lái Bugatti ra đường 3 lần, sắp đón siêu phẩm đánh dấu cột mốc hơn 1 thập kỷ chơi siêu xe’
Trong tập 8 MINHsHOW, ông Phạm Trần Nhật Minh, hay còn gọi là Minh Nhựa, chia sẻ quan điểm chơi siêu xe hơn một thập kỷ qua và hé lộ đã mua một siêu phẩm.
Ông Phạm Trần Minh Nhựa, hay còn gọi là Minh Nhựa, nói về quan điểm chơi siêu xe trên kênh Youtube cá nhân.
“Tôi không phải kiểu người nhìn ai đó chơi thì mình phải chơi hơn thế”
“Để là một người đứng đầu trong giới chơi xe, có thể gọi đó là một gánh nặng cho người đảm trách vai trò ấy. Có rất nhiều bài báo gắn tên của tôi với nhiều biệt danh “ông hoàng tốc độ”, “người chơi xe bậc nhất Việt Nam” hay “người đại diện cho Việt Nam chơi xe với toàn cầu”. Tôi không bài xích chuyện đó. Tôi đã trải qua một chặng đường đủ dài, tính đến nay, hành trình chơi xe của tôi đã kéo dài hơn một thập kỷ, đủ dài để mọi người thấy những điều tôi đã làm. Nhưng tôi không chơi xe vì muốn mọi người gọi tôi là nhất, trong cuộc đời tôi, tôi chưa bao giờ nghĩ tới điều đó.
Ông Phạm Trần Nhật Minh không cho mình là người độc tôn.
Khi nghĩ mình là nhất, bản thân mình sẽ tự khiến mình căng thẳng trong cuộc chơi, tự áp lực mình phải mua được những chiếc xe đắt nhất, độc nhất, hiếm nhất. Chuyện đó là không thể. Nếu tôi có tư duy đó, thì tôi phải sở hữu những chiếc xe độc nhất trên thế giới. Còn tôi chỉ là một người nhỏ bé, thậm chí ngay ở Việt Nam, những người bạn của tôi chơi xe còn khủng khiếp hơn nhiều, nhưng họ không muốn lộ diện trước công chúng. Tôi còn trẻ, còn thích chia sẻ với mọi người, nên để giấu diếm những chiếc xe đang sở hữu thì rất khó, và khó hơn khi một số chiếc xe của tôi được sản xuất giới hạn.
Tôi thích cái gì đó gọi là độc lạ, nhưng nếu gọi là độc tôn thì không. Thời điểm tôi mua Bugatti Veyron, hay Pagani Huayra, tôi chỉ đơn giản là cô đơn trong thú chơi hyper-car.
Thông thường, với một người chơi xe, họ sẽ thích chơi qua nhiều dòng xe, cái gì cũng muốn sở hữu. Con đường đó, tôi đã trải qua rồi, nên nhiều người mới gắn mác độc tôn cho tôi, hay không phải độc tôn thì cũng nằm trong “top” chơi xe tại Việt Nam. Nhưng thật ra, khi trong nhà có quá nhiều xe, tôi bắt đầu thấy lúc này phải bán đi để tìm kiếm những cảm xúc khác, và Pagani Huayra là một ví dụ. Tôi không phải kiểu người nhìn ai đó chơi thì mình phải chơi hơn thế”.
“Tôi chơi xe theo điều kiện kinh tế và cảm xúc của bản thân”
“Mọi người có thể thấy là, khi tôi có một dàn xe rất lớn thì tôi mới bán đi để chuyển sang những chiếc xe đặc biệt hơn, có câu chuyện hơn và số lượng ít lại. Ngược lại, rất nhiều người đứng “top” trên thế giới về chơi xe, họ sở hữu cả trăm chiếc, 1.000-2.000 chiếc với những dinh thự và garage để xe rất lớn. Có rất nhiều cách chơi xe, mình nên chơi xe theo điều kiện kinh tế và cảm xúc của bản thân.
Video đang HOT
Nếu nhìn vào hiện tại thì có người sẽ nói là, biết vậy ngày xưa không mua nhiều xe cho đỡ tốn, mua luôn 1-2 chiếc độc lạ cho nhanh. Quan điểm này cũng hợp lý. Nhưng nếu không mua nhiều xe, sao biết cái gì hợp với mình. Thời điểm tôi bán xe, có nhiều người nói “hết tiền mới bán xe” hoặc “bán để gom tiền mua một chiếc xe khác”. Nhưng quan trọng là cách chơi đó tôi cảm thấy đúng.
Nếu muốn nổi tiếng nhanh, đỡ tốn kém chi phí thì lên thẳng hyper-car, nhưng ngược lại là sẽ thiếu trải nghiệm với nhiều dòng xe khác nhau. Đó là lựa chọn của mỗi người. Quan trọng nhất là sống đúng với cảm xúc của mình, và đừng bao giờ bắt người khác sống theo cảm xúc của mình, hay nói cảm xúc của người khác không đúng. Tôi không cần là người độc tôn, nhưng luôn luôn muốn là người chia sẻ về cảm xúc về xe, vì tôi phải bỏ rất nhiều tiền, rất nhiều thời gian mới có những trải nghiệm đó, bài học đó.”
“Tôi mới lái Bugatti Veyron ra đường 3 lần”
Từ lúc tôi mua cho tới khi bán đi chiếc Bugatti Veyron, xe mới chỉ lăn bánh 500-700 km. Chiếc xe có giá trị 1 triệu USD, rất khủng khiếp vào thời điểm đó. Nó chỉ ra đường đúng 3 lần. Trong đó, 1-2 lần đi uống cà phê, rất ngắn ngủi. Còn lần cuối cùng là xe để lâu quá, tôi phải gọi nhân viên hãng bên nước ngoài sang kiểm tra, phải trả số tiền số tiền khá lớn. Sau đó một tuần, tôi bán lại chiếc xe.
Không phải tôi sợ tốn xăng, sợ hư xe, không biết chạy xe hay mua về khoe của. Nếu nói như vậy thì các bạn phải nói rất nhiều người trên thế giới, những người sở hữu bộ sưu tập xe khổng lồ. Mỗi người có một cách chơi. Khi chơi tới hyper-car, không ai chạy xe đó để đi thường xuyên như xe bình thường cả. Trên thế giới, họ có cả câu lạc bộ dành riêng cho Pagani, hoặc có những sự kiện về xe rất lớn. Họ có môi trường để các chủ xe hyper-car kết nối và chạy xe với nhau. Ở Việt Nam thì chưa có, điều kiện chạy xe cũng hạn chế, tôi bắt đầu học hỏi những người “top” đầu thế giới, khi họ có thú vui sưu tầm. Tôi nhận ra đây đúng là thứ mình mong muốn.
Vậy mua xe có nhất thiết phải chạy không? Chắn chắn. Nhưng chạy nhiều hay ít lại do cảm xúc của mỗi người, còn một người mua chiếc xe để khoe thì lại là câu chuyện khác. Tại sao nhiều người cứ bắt người khác mua xe là phải chạy.
Về việc chạy xe, tôi cũng đã mang Pagani tới Đà Nẵng, Huế, hay mang xe đi quay trong cả 7 ngày. Chạy 100-200 dặm, tôi cũng đã chạy rồi. Với Bugatti, thì tôi cũng hơi tiếc, tiếc vì trải nghiệm với chiếc xe hơi ngắn ngủi.
Ông Phạm Trần Nhật Minh được cho là đã mua McLaren Elva.
Để chọn ra 3 chiếc xe mang lại nhiều cảm xúc nhất cho tôi tính tới hiện tại, thì đó là Lamborghini Murcielago SV, Pagani Huayra và chiếc còn lại chưa từng xuất hiện. Đây sẽ là chiếc xe mang lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất, nhiều câu chuyện nhất và đánh dấu cho cột mốc hơn một thập kỷ chơi xe của bản thân.
Về lý do, Lamborghini Murcielago SV đến với tôi vào thời điểm tôi là một người ít ai biết đến, chưa biết tốc độ là gì, chưa từng có một chiếc xe đặc biệt. Đó là cột mốc đầu tiên và tiếp theo là Pagani Huayra. Chiếc xe này đến khi tôi không còn thích tốc độ, thích nhìn ngắm, chụp hình và quay phim. Vì thế, Pagani Huayra đã gắn bó với tôi trong thời gian rất dài
Cặp đôi Bugatti Chiron với màu sơn đặc biệt
Những họa tiết đặc biệt của cặp đôi Bugatti Chiron được lấy cảm hứng từ vệt sáng phản chiếu trên thân xe.
Tại buổi bàn giao chiếc Chiron Super Sport đầu tiên trên thế giới, vị chủ nhân may mắn cũng nhận về chiếc Chiron Pur Sport đặt hàng trước đó.
Điểm nổi bật của cả 2 chiếc xe là lớp sơn ngoại thất "Vagues de Lumière" được thực hiện thủ công bởi Sur Mesure, bộ phận phụ trách những dự án đặc biệt của Bugatti.
Phong cách này dễ dàng bắt gặp ở những siêu phẩm khác của Bugatti như chiếc Chiron Sport "Zebra" hay Veyron 16.4 Grand Sport L'Or Blanc...
Chiron Super Sport đầu tiên trên thế giới sở hữu màu sơn nền xanh California Blue kết hợp cùng những đường lượn sóng ánh sáng màu cam Arancia Mira.
Trong khi đó, chiếc Chiron Pur Sport lại được trang bị thân vỏ bằng sợi carbon màu xanh đậm, các họa tiết được sử dụng tông màu đen Nocturne Black.
Việc tạo hình và xử lý trên bề mặt thân xe đòi hỏi ở những nghệ nhân có tay nghề cao cùng độ chính xác đến từng milimet. Quá trình nghệ thuật này tiêu tốn hơn 5 tuần làm việc.
Điểm khác biệt rõ rệt nhất là thiết kế cánh gió khí động học cỡ lớn dài 1,9 m của Chiron Pur Sport. Bugatti chỉ sản xuất giới hạn 60 chiếc Chiron Pur Sport trên toàn cầu.
Pur Sport vẫn được trang bị khối động cơ W16 dung tích 8.0L, công suất 1.500 mã lực và mô-men xoắn 1.600 Nm. Mức giá tại thời điểm ra mắt khoảng 3,55 triệu USD.
Là bản nâng cấp hiệu suất của dòng Chiron tiêu chuẩn, Chiron Super Sport sở hữu nhiều chi tiết được lấy cảm hứng từ huyền thoại EB 110 Super Sport.
Chiron Super Sport sở hữu khối động cơ W16 dung tích 8.0L, công suất tối đa 1.600 mã lực và mô-men xoắn 1.600 Nm.
Bugatti chỉ sản xuất giới hạn Chiron Super Sport với số lượng 60 chiếc toàn cầu. Mức giá khởi điểm được công bố khoảng 3,9 triệu USD.
Đây là cách chơi siêu xe của người giàu: Sưu tập đủ loại Bugatti, Ferrari nhưng hàng ngày chỉ lái xe 'cỏ' Sở hữu bộ sưu tập có giá trị hàng chục triệu USD nhưng Chin Jit Pyng hàng ngày vẫn di chuyển chỉ bằng một chiếc xe Proton nội địa. Chin Jit Pyng (thường được biết đến với tên viết tắt JP) là người sở hữu bộ sưu tập xe lớn nhất Malaysia. Bộ sưu tập của ông luôn biến động về số lượng...