Doanh nhân Hàn Quốc choáng với cảnh nhậu cả ngày ở Việt Nam
Dọc các con phố Nguyễn Thị Định, Đỗ Quang, Trần Duy Hưng (Hà Nội), hàng trăm nhà hàng ẩm thực, giải trí… mang biển hiệu Hàn Quốc liên tục mọc lên. Nhiều cửa hàng trong số này, trên pháp lý là người Việt làm chủ, nhưng thực chất bỏ vốn và điều hành là người Hàn Quốc.
Những nhà hàng điều hành bởi ông chủ Hàn
Có nhiều ông chủ Hàn Quốc đang sống và kinh doanh tại Việt Nam, và nhiều người trong số họ cũng bén duyên cùng người Việt. Nhà hàng Gimbab trên phố Nguyễn Thị Định do vợ chồng chị Đào Thị Thu và anh Kim Kang Ho làm chủ chính là một nhà hàng thuôc dạng như vậy.
Mang theo hương vị ẩm thực xứ Hàn, Kim Kang Ho, một người con miền Trung xứ sở kim chi sang Việt Nam đã hơn 10 năm nay. Sinh năm 1967, anh Kim Kang Ho vốn là đầu bếp ở Hàn Quốc. Sang Việt Nam anh tiếp tục làm công việc này ở nhiều nhà hàng khắp ba miền. Bén duyên với chị Đào Thị Thu trong một lần tình cờ gặp gỡ rồi dần dần yêu nhau, 5 năm trước anh chị kết hôn và hiện đã có với nhau hai đứa con kháu khỉnh.
Ngồi đối diện với chúng tôi, anh Kim Kang Ho tỏ vẻ ngại ngùng giống như nhiều người Hàn Quốc đã xa quê. Tuy nhiên sau đó, an Kim Kang Ho cũng nhanh chóng mỉm cười và lý giải: anh ngại tiếp xúc với tất cả mọi người, ngại nhất là báo chí và an ninh.
Chia sẻ lý do mở nhà hàng kinh doanh tại Việt Nam, anh Kim Kang Ho cho biết, bên cạnh đam mê từ nhỏ thì còn do mong muốn mang đến hương vị món ăn quê nhà đến với những người Hàn xa quê. Một phần cũng muốn quảng bá văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đến với đất nước Việt Nam.
Quán Gimbab trên đường Nguyễn Thị Định của vợ chồng Kim Kang Ho – Đào Thị Thu vào tối muộn
Anh tiết lộ, những nguyên liệu chế biến được anh mua ngay tại Việt Nam, còn một vài gia vị hiếm thì đã có các siêu thị Hàn Quốc cung ứng.
Trong mắt anh Kim Kang Ho, Việt Nam quả là nơi tuyệt vời cho ẩm thực, những nguyên liệu, gia vị vô cùng phong phú và đa dạng. Người con của xứ sở kim chi cũng cho biết, mỗi quốc gia có đặc trưng ẩm thực khác nhau, xứ Hàn lạnh hơn Việt Nam nên người Hàn cũng ưa đồ cay, nóng hơn người dân Việt.
Vì thế, những món ăn của Hàn Quốc thường nhiều ớt, nhiều tỏi hơn món ăn Việt Nam. Trong bữa ăn của Hàn cũng có nhiều món hơn, nhiều gia vị ăn kèm hơn.
Được biết, khách của nhà hàng đến từ nhiều nơi khác nhau, nhưng chủ yếu là khách Hàn Quốc.
Video đang HOT
“Khách hàng là người Hàn Quốc đến quán chúng tôi chiếm khoảng 60%, khách Việt chiếm 30% và khách các quốc gia khác chỉ 10%. Tất cả đến đây vì sự lôi cuốn của ẩm thực và văn hóa phục vụ phong cách Hàn Quốc”, anh Kang Kim Ho tự hào cho biết.
Quán ẩm thực Hàn đông khác nhất vào lúc khoảng 19-20h, chủ yếu là khách Hàn Quốc
“Phong cách Hàn Quốc là gì?” Câu hỏi bất chợt của phóng viên không làm vị chủ quán trẻ ngại ngần. Anh cho biết: “Đó là sự tận tình, lịch sự và đúng giờ”.
Nơi giao thoa phong cách Hàn và Việt
Chị Đào Thị Thu, vợ anh Kim Kang Ho luôn ví quán ăn của mình là nơi giao lưu văn hóa Việt – Hàn thông qua sự kết nối của ẩm thực. Thường xuyên cung cấp các món ăn cho thực khách, anh chị có những so sánh thú vị giữa hai đất nước Việt Nam và Hàn Quốc, hai quốc gia có nhiều tương đồng về lịch sử, tuy nhiên lại có sự phát triển khác nhau.
Khách Hàn Quốc đến quán đông nhất vào buổi tối, những ngày cuối tuần còn đông hơn nữa. Thỉnh thoảng, người Hàn cũng tụ họp hội “đồng hương”.
Theo đánh giá của chị Thu thì trong bữa ăn của người Hàn, họ nhậu cũng khá nhiều và nhậu “khỏe” hơn người Việt.
“Trong bữa ăn, người Hàn ồn ào vừa phải, không để đến mức say túy lúy. Và đặc biệt, người Hàn rất thoáng trong chi tiêu, nhân viên thường được tips thêm tiền phục vụ”, chị Thu tiết lộ.
Tuy nhiên, không chỉ mình anh Kim Kang Ho là chủ quán người Hàn Quốc duy nhất tại Hà Nội, một quán ăn tương tự trên đường Đào Tấn (Hà Nội) cũng có ông chủ là người Hàn Quốc.
Ông Park HyungJun cũng sang Việt Nam lâp nghiệp được vài năm và hiện ông đã khá quen với nếp sống, sinh hoạt của người Việt. Ông Park cho biết, buổi trưa, khách hàng chủ yếu đến quán ông là dân văn phòng Hàn Quốc, tuyệt nhiên họ không nhậu trưa như người Việt.
Ông Park đánh giá người Hàn làm việc khá chăm chỉ nên họ ăn cũng khá muộn, những ngày cuối tuần, họ chơi khuya hơn.
Dù ở Việt Nam nhưng gia đình Park HyungJun vẫn giữ thói quen dùng bữa theo phong cách Hàn Quốc
Trong khi đó, ông chủ Kim Kang Ho lại nhận xét, người Hàn ăn và chơi vào buổi tối chứ hiếm khi vào ban ngày như người Việt. Những thú chơi của người Hàn vào ngày nghỉ hoặc rảnh rỗi là đi du lịch, thăm thú thủ đô, chơi Golf (thú chơi nhà giàu, khá phổ biến và phù hợp với túi tiền của người Hàn), hát Karaoke, bida…
Bản thân anh Kim Kang Ho và nhiều người Hàn tại đây đã hết sức cố gắng hòa nhập với cộng đồng bản địa, và anh cũng có rất nhiều bạn bè là người Việt Nam.
Anh Kim và nhiều người bạn tỏ ra thích thú với món phở, đặc trưng của Hà Nội. Anh Kim cho biết, anh có thể ăn được nước mắm rất ngon lành. Anh cũng rất thích hải sản Việt Nam vì rất tươi ngon. Song, nói đến món thịt chó thì anh lắc đầu quầy quậy.
Tuy nhiên, anh Kim Kang Ho cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với văn hóa Việt Nam bởi bất đồng ngôn ngữ. Là chủ của nhà hàng, trong khi nhân viên lại là người Việt nên nhiều khi anh Kim không thể hiện được ý muốn của mình, phải nhờ đến vợ.
Còn vợ anh, chị Đào Thị Thu luôn cho rằng, người Hàn, đặc biệt là chồng mình khá nguyên tắc và bảo thủ. Biểu hiện chị nhớ mãi đó là hai con của chị không biết đến từ “cha” và “mẹ” bằng tiếng Việt, buộc phải gọi bằng tiếng Hàn vì chồng chị không cho phép.
Những người quen thân với ông chủ, thỉnh thoảng gặp nhau trên đất khách
Con người chịu ảnh hưởng của vùng miền và môi trường xã hội, vì thế, trong mắt những vị khách từ xứ sở kim chi, người Việt Nam cũng hiện lên thông qua nhiều nhận định.
Vợ là người Việt, nhân viên người Việt, nhiều bạn bè và khách hàng, đối tác cũng là người Việt nên Kim Kang Ho có được sự va chạm tương đối sâu sát về người Việt Nam. Anh hoàn toàn đồng tình với những nhận định rằng người Việt Nam thông minh, học việc rất nhanh chóng và có thái độ cầu thị. Bên cạnh đó, người Việt khá tiết kiệm, cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó trong công việc.
Đất nước Việt Nam giàu tài nguyên, thiên nhiên thuận lợi và ưu đãi, con người Việt Nam cũng khéo tay và hiếu khách. Anh Kim ở Việt Nam mười năm, có dịp đi nhiều nơi trên đất nước và cũng thường xuyên có những chuyến đi du lịch xa nên những nhận định của Kim hoàn toàn có cơ sở và thật lòng.
Nhưng giống như nhiều người Hàn Quốc khác, anh Kim Kang Ho cũng cho biết, giao thông Việt Nam là nỗi sợ hãi của anh. Vì thế, cửa hàng anh chọn nằm trong một khu phố thoáng đãng, ít lưu lượng xe cộ, vì chỉ ở đây anh mới cảm thấy nhẹ nhõm.
Chia sẻ về tương lai sắp tới, anh Kim hồ hởi cho biết sẽ còn ở lại Việt Nam rất lâu nữa, bởi hai con của anh cũng vẫn đang học tại trường của Việt Nam.
Theo Một thế giới
Nhỏ nhen như là... đàn bà
Anh đang lúi húi đun đun nấu nấu, hai người bạn lanh canh chén đũa thì bất chợt... chị về! Không nói không rằng, chị cởi áo khoác quất túi bụi vào người anh: "Ăn nhậu nè! Tụ tập nè! Hao tốn nè!".
Vừa quất chị vừa hét, chẳng nể nang gì các bạn anh - cũng là hàng xóm của chị. Chiếc miệng xinh xắn ngày nào giờ cong lên như đôi quai xách, lúc dãn chiều dài, lúc dãn chiều ngang, mắt chị thì long lên sòng sọc, đủ để anh nhận rõ tình hình. Hai người hàng xóm lục tục ra về, món rắn bằm xúc bánh tráng thành thừa thãi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nhà anh nào có nghèo khó gì đâu. Anh cũng là người đàn ông sắp 60, một tai nạn lao động đã khiến anh bị mất thính lực từ hơn 10 năm trước. Tuy vậy, anh vẫn lo được nhà cửa khang trang cho vợ con, hai đứa trẻ đã có chốn riêng tư, nhà còn vợ chồng già với 5ha đất xoay vòng thu hoạch mãng cầu và nhãn. Trong nhà, anh còn "linh động" nuôi chục con rắn. Anh gần 60 mà tối tối phải "thể dục" một vòng chừng hơn tiếng đồng hồ quanh các khu đất gần nhà để kiếm tí mồi tươi về cho lũ rắn. Rắn cao giá thì bán "phụ" chị tiền chợ, rắn rớt giá thì lâu lâu bằm một con lai rai chuyện trên trời dưới đất cùng hai ông hàng xóm. Ngày anh ra đồng từ sáng sớm, làm hết việc này tới việc khác. Bón phân, tỉa lá, xịt bông mãng cầu, tưới tắm đám nhãn... Mùa trái chín, chị kêu lái tới, cân kéo đến, chị đếm tiền bỏ vào tủ, anh không hỏi đến. Ngày ngày với anh, được sống khỏe mạnh và lao động là quý nhất rồi.
Chỉ cái tật mỗi tuần mỗi lai rai một cữ với hai ông bạn và hũ rượu thuốc là anh không bỏ được. Nhà người ta chưa khá giả bằng anh, nhưng mỗi khi chồng chịu "gầy mâm" ở nhà là vợ con cuống cuồng phục vụ, còn nói như vậy là quý rồi, để ổng ra quán, hết tăng một, tới tăng hai, tăng ba là xem như... nhà bay đất bán. Nhưng, chị luôn kêu... hao. Riết rồi niềm vui duy nhất của anh cũng bị bào mòn theo lời kêu than của chị.
Hôm qua chị nói, hôm nay chị đi chùa, cúng kiếng một chút, cầu gia đình hạnh phúc. Anh nhắn tin rủ hai ông bạn, hứa hẹn một bữa rắn cuốn bánh tráng hoành tráng! Vậy mà...
Có thể vì chị là đàn bà nên có kiểu tính của đàn bà: không muốn hao tốn cho những bữa nhậu. Nhưng, người biết chuyện lại nói chị nhỏ nhen, đời ai sống được hai lần. Anh đã cho chị viên mãn một đời làm vợ, sao với niềm vui nho nhỏ của chồng, chị lại không nới tay chấp nhận? Đĩa "mồi" giờ thành bữa tiệc của lũ ruồi, anh đã ra đồng tự lúc nào. Chị trong bếp vẫn quang quác la: nước mắm, bột nêm, dầu ăn, tiêu, tỏi... thứ gì cũng phải mua mà tối ngày nhậu, nhậu. Các thứ gia vị nhà bếp nếu mua thì sẽ có, còn gia vị của hạnh phúc, chị làm sao mua được?
Theo PNO
Nhậu say, em đâm chết anh ruột Chỉ vì mâu thuẫn từ một cuộc nhậu mà hai anh em lớn tiếng qua lại, rồi người anh dùng cây đánh em. Bực tức, người em mang dao qua nhà nói chuyện phải trái rồi đâm 2 nhát khiến người anh tử vong... Nguyễn Văn Chồn tại Cơ quan điều tra Theo thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an...