Doanh nhân Đỗ Tiến: Mỗi du khách quốc tế chính là một ‘đại sứ’ du lịch
Hiểu rõ tâm lý của du khách khi đến một vùng đất mới, doanh nhân Đỗ Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Typic Việt không chỉ xây dựng những chương trình tour đặc sắc khám phá Việt Nam, mà còn gia tăng giá trị trải nghiệm bằng chiều sâu văn hóa.
Doanh nhân Đỗ Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Typic Việt.
Chữ “duyên” đưa lối
Hơn 10 năm làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, Đỗ Tiến đã trải qua hàng ngàn chuyến đi đến khắp các vùng miền của đất nước, từ núi rừng heo hút, hoang sơ, nhiều nơi còn chưa có dấu chân người, cho đến các bản làng hẻo lánh nằm biệt lập trong núi thẳm. Có chuyến đưa khách đi Tây Bắc gặp thời tiết xấu, đường sạt lở phải hạ trại nghỉ lại chờ sửa đường, rồi những lần chekking lạc giữa rừng sâu, không có bất kỳ phương tiện liên lạc nào với bên ngoài, cả hướng dẫn viên và khách chỉ trông chờ vào khả năng dò đường của local guides (người dẫn đường bản địa)…
Nhưng với Tiến, kỷ niệm không thể phai mờ trong ký ức là chuyến đi xuyên Đông Dương năm 2006 dài tới… 32 ngày. Đợt đó, anh đi tour theo đặt hàng của Công ty Du lịch Việt Nam, thực hiện công việc hướng dẫn, chăm sóc đoàn khách Pháp trên cung đường xuyên Việt từ Bắc vào Nam với hành trình 10 ngày. Ấn tượng với người hướng dẫn viên trẻ tuổi, nhanh nhẹn, nhiệt tình, nhất là văn phong Pháp ngữ phong phú, diễn đạt dễ hiểu về ý nghĩa các danh lam thắng cảnh, văn hóa, lịch sử ở mỗi điểm dừng chân, nên cả đoàn khách yêu cầu phía công ty tổ chức tiếp tục cử Tiến “take care” nốt phần còn lại của tour tại Lào và Campuchia. Đề xuất này được chấp thuận, thế là chuyến đi của Tiến kéo dài thêm 22 ngày với vô vàn trải nghiệm đáng nhớ bên những vị khách dễ mến đến từ xứ Gaule.
Với Tiến, câu nói “chữ duyên đưa lối đến với nghề” thật đúng. Thời còn là sinh viên khoa tiếng Pháp (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), anh đã xác định, cho dù khả năng chuyên môn của mình có cao đến đâu chăng nữa, nhưng không có kiến thức nền tảng về văn hóa, lịch sử của đất nước thì cũng sẽ rất khó khăn khi giao tiếp hoặc làm việc với người nước ngoài. Vì thế, anh miệt mài với những cuốn sách, tài liệu về văn hóa, đặc trưng các vùng miền. Anh cũng chọn cho mình một hướng đi khá khác biệt là, thay vì đi “tour guide” theo kiểu cộng tác với các công ty lữ hành đón khách Pháp vào Việt Nam như rất đông bạn bè đang làm, thì anh đi dạy tiếng Việt cho người Pháp làm ăn sinh sống tại Việt Nam.
Việc đi dạy không chỉ tạo cơ hội giao tiếp hàng ngày để nâng cao trình độ, mà còn nâng cao sự hiểu biết về văn hóa của người Pháp, đặc điểm, tính cách của họ. Điều này giúp Tiến tự tin lên rất nhiều.
Một lần, đến Bảo tàng Dân tộc học để tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc vùng cao, Đỗ Tiến tình cờ gặp một cặp vợ chồng người Canada sang Việt Nam du lịch. Cả hai đều là giáo viên, đã đi trải nghiệm nhiều nước và đây là lần đầu tiên họ đến Việt Nam theo cách tự đi khám phá chứ không mua tour qua các đơn vị lữ hành, vì thế, những thông tin họ cập nhật qua cuộc trò chuyện với cậu sinh viên Pháp ngữ thật bổ ích và “vô cùng lý thú”. Tiến trở thành người bạn đồng hành của họ trong hành trình trải nghiệm nhiều danh lam thắng cảnh những ngày sau đó như chùa Thầy, cố đô Hoa Lư, Mai Châu, Hạ Long, Sapa…
“Đất nước các bạn có quá nhiều vẻ đẹp kỳ thú cần được lan tỏa để những du khách nước ngoài như chúng tôi biết đến, tìm đến để trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực, và bạn là người rất thích hợp để chuyển tải những thông tin ấy”, lời tâm sự chân tình của vị khách đã mở hướng cho Tiến trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Anh lập tức đi học các lớp nghiệp vụ cần thiết mà nghề du lịch yêu cầu. Khi tốt nghiệp đại học, cũng là lúc các chứng chỉ nghiệp vụ hoàn thành. Đỗ Tiến đến với nghề hướng dẫn viên như thế.
Những năm 2000, nhu cầu hướng dẫn viên quốc tế rất lớn, nhiều đơn vị lữ hành chào đón sinh viên ngoại ngữ ngay cả khi chưa tốt nghiệp. Vì thế, cơ hội rất rộng mở để Tiến bước chân vào những doanh nghiệp lữ hành lớn. Thế nhưng, anh không ràng buộc bằng “hợp đồng lao động” với một doanh nghiệp nào, mà chọn làm hướng dẫn viên tự do để có thể tùy ý lựa các tuyến, điểm phù hợp sở trường…
Vô vàn kỷ niệm về những chuyến đi trong suốt thời gian làm tour guide ùa về khiến Tiến không khỏi bồi hồi. Anh nhớ lại, cung đường Tây Bắc trước đây là một sự hãi hùng đối với rất nhiều người, trong đó có những người làm du lịch. Đường đã nhỏ lại còn xấu, xóc tung người, đã thế lại sạt lở liên tục. “Ngày đó, chỉ có loại xe com măng ca, xe jeep là phù hợp nhất với địa hình được các công ty chọn để chở khách du lịch đi vùng núi, mỗi chuyến đi chỉ chở được 2 khách, cả lái xe và hướng dẫn là 4″, anh kể.
Video đang HOT
Vì tính chất đường sá như thế nên người hướng dẫn phải tính toán kỹ. Ví dụ, chạy Hà Nội – Mai Châu mất 1 ngày trọn vẹn. Từ Mai Châu lên Mộc Châu cũng mất một ngày. Phải căn thế nào để khớp với giờ ăn đặt nhà hàng, đồng thời vẫn có khoảng trống để khách nghỉ ngơi dọc đường. Mỗi chuyến đi miền núi phải chuẩn bị đầy đủ thực phẩm cho khách trong thời gian một tuần, chủ yếu là đồ ăn nguội như bánh mỳ, thịt hộp, sữa, cà phê… và vật dụng không thể thiếu là lều bạt, chăn màn để sẵn sàng “hạ trại” khi gặp sự cố đường sạt, núi lở.
“Hướng dẫn viên và lái xe ăn mỳ tôm trừ bữa là chuyện thường ngày, có những hôm phải đi bộ vào nhà dân cách đó hàng cây số để xin nước sôi úp mỳ. Rồi có những lần bị lực lượng chức năng giữ lại vì vô tình đưa khách đi vào khu vực biên giới…”, anh nhớ lại.
“Những năm đó, công việc của người hướng dẫn viên rất khác so với bây giờ, các phương tiện công nghệ hỗ trợ không có. Để có thể đưa khách đi trải nghiệm rừng núi, hướng dẫn viên phải mày mò từng tý, ghi chép hết sức chi tiết về cung đường, điểm có thể nghỉ chân, nơi nào có hàng ăn, chỗ nào lưu trú. Vật bất ly thân của hướng dẫn viên lúc đó là cuốn sổ tay và cây bút để ghi chép những thông tin cần thiết”, anh chia sẻ.
Cẩn thận là vậy, nhưng có những tình huống bất khả kháng vẫn không thể tránh được. Bài học nhớ đời với Tiến là chuyến đưa khách trekking vượt núi Tây Côn Lĩnh năm 2009. Đây là điểm du lịch mạo hiểm vừa mới được đưa vào khai thác phục vụ khách nước ngoài. Đỗ Tiến cùng một local guides đưa đoàn khách Pháp 6 người băng rừng từ Thông Nguyên (Hà Giang) rồi vượt núi để sang Lai Châu. Xuất phát lúc 9h sáng, nhưng do tuyến này hoàn toàn mới nên chính người dẫn đường địa phương cũng không rành. Thế là cả đoàn lạc trong rừng, trời tối mịt vẫn không xác định được phương hướng. Rất may là Tiến mang theo đèn pin, nước uống và thực phẩm, nên cả đoàn không gặp vấn đề gì về sức khỏe, đến 2h sáng thì người dẫn đường tìm được lối ra, đưa cả đoàn về đích an toàn. Điều hết sức thú vị là không những không bị than phiền, mà Tiến còn được cả 6 vị khách kia cổ vũ nhiệt tình bởi với họ, đó là “trải nghiệm đáng nhớ nhất trong đời”…
Những ý tưởng độc đáo trong cách thức quảng bá du lịch
Năm 2015, Đỗ Tiến thành lập doanh nghiệp của riêng mình là Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Typic Việt. Giải thích về lý do “muộn màng” này, Tiến cho biết, ban đầu anh không có ý định mở công ty, vì hoàn toàn không có kiến thức quản trị hay điều hành doanh nghiệp. Cái duy nhất được xem là thế mạnh chỉ có ngôn ngữ tiếng Pháp, cộng thêm một chút hiểu biết về văn hóa, bản sắc của đất nước mình. Thế nhưng, quá trình nhiều năm làm việc với người Pháp, anh nhận được sự khích lệ rất lớn từ khách hàng của mình. “Bạn xây dựng chương trình rất đặc sắc, lại làm việc tận tâm, điều đó mang lại cho chúng tôi những cảm nhận rất khác biệt, điều chúng tôi chưa từng gặp ở đâu. Vậy vì sao bạn không tự làm cho chính mình?”. Nhiều du khách đã nói với anh như vậy. Bởi thế, doanh nghiệp ra đời cũng chính là câu trả lời những vị khách hàng đã gửi gắm niềm tin vào Tiến, là sự khẳng định cho nỗ lực về cách thức làm du lịch hướng đến những giá trị trải nghiệm của khách hàng.
Với kinh nghiệm của người hướng dẫn lâu năm thì điểm nổi bật trong việc xây dựng sản phẩm là tính thực tế, bám sát với nhu cầu của khách. Anh chọn lựa những tuyến, điểm phù hợp với mong muốn của khách. Đó không phải là những nơi hào nhoáng hay được xây dựng bề thế, hoặc khuôn mẫu được copy từ nơi khác lai căng chẳng ăn nhập gì với tính chất vùng miền, mà bằng chiều sâu văn hóa, bản sắc truyền thống – những điều du khách luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Rồi bằng cách tạo ra tương tác giữa khách với người dân bản địa, bằng sự tham gia của du khách vào một công đoạn nào đó trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống, mà sản phẩm này sau đó trở thành một món quà được du khách nâng niu, trân trọng mang về nước như một món đồ lưu niệm đắt giá…
Những điều Tiến làm không chỉ khiến câu chuyện trên hành trình thăm dải đất hình chữ S có chiều sâu hơn, cuốn hút hơn, mà qua đó, du khách thẩm thấu được phần nào những giá trị văn hóa độc đáo trong chuyến đi, mang lại cảm nhận tốt nhất về Việt Nam, từ đó, góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước qua những câu chuyện kể sau chuyến đi của du khách với người thân, bè bạn…
Điều đáng mừng với doanh nghiệp lữ hành quốc tế non trẻ Typic là, ngay khi du lịch được mở cửa hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, tệp khách hàng truyền thống của công ty đã quay trở lại nhiều hơn trước, lượng du khách biết đến Typic qua quảng bá “truyền miệng” cũng ngày một nhiều hơn. Cùng với đó, qua các hội chợ du lịch quốc tế, Đỗ Tiến đã kết nối, thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với đối tác nước ngoài để triển khai các chương trình đưa du khách từ các thị trường nói tiếng Pháp đến Việt Nam trải nghiệm, khám phá.
Bhutan tăng phí du lịch lên 200 USD/ngày
Bhutan thông qua dự luật Lệ phí Du lịch, loại bỏ mức phí trọn gói hàng ngày và tăng phí phát triển bền vững từ 65 USD lên 200 USD/người/ngày.
Sau hơn 1 năm đóng cửa du lịch vì đại dịch, Bhutan mới đây tuyên bố mở cửa đón khách nước ngoài trở lại, trong bối cảnh thế giới thiết lập trạng thái bình thường mới.
Trước đó, Bhutan đóng cửa biên giới vào tháng 3/2020 như một biện pháp phòng dịch. Du khách đến đây phải trả mức phí trọn gói hàng ngày tối thiểu từ 200-250 USD, tùy vào thời điểm trong năm. Giá trên đã bao gồm chi phí khách sạn, ăn uống, đi lại, hướng dẫn viên du lịch và phí phát triển bền vững 65 USD bắt buộc.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, Bhutan thông qua dự luật Lệ phí Du lịch, loại bỏ mức phí trọn gói hàng ngày và tăng phí phát triển bền vững từ 65 USD lên 200 USD/người/ngày. Chi phí cho khách sạn, ăn ở và đi lại không còn được bao trả. Theo ông Tandi Dorji, Chủ tịch Hội đồng Du lịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bhutan, mức phí mới là cần thiết để bù đắp cho những tác động của du khách lên môi trường trong thời gian tới.
"Khi đất nước đóng cửa biên giới, chúng tôi đã có thời gian để thiết lập cũng như đánh giá lại cấu trúc và cách thức vận hành của ngành du lịch, làm sao để lượng khí thải được duy trì ở mức thấp nhất", ông Tandi Dorji nói.
Các chuyên gia ủng hộ chính sách mới cho rằng động thái trên phù hợp với mục tiêu chung của Bhutan là tạo ra một ngành công nghiệp không khói "giá trị cao, khối lượng thấp". Du khách vì thế cần "đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của Bhutan,", CNBC trích trang web của Hội đồng Du lịch Bhutan cho biết.
Bhutan thông qua dự luật Lệ phí Du lịch, loại bỏ mức phí trọn gói hàng ngày và tăng phí phát triển bền vững từ 65 USD lên 200 USD/người/ngày.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng khẳng định khoản phí 200 USD/người/ngày sẽ được dùng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực trong ngành, bảo tồn văn hóa truyền thống, môi trường; đồng thời tạo ra khối lượng lớn việc làm với mức lương xứng đáng cho người dân. Theo Sam Blyth, Chủ tịch Quỹ Bhutan Canada, cộng đồng địa phương cũng nằm trong diện được nhận hỗ trợ từ nguồn thu này.
"Số tiền thu được sẽ quay trở lại cộng đồng, hỗ trợ y tế và giáo dục cho tất cả người dân Bhutan", ông Sam Blyth nói.
Theo Hội đồng Du lịch, du khách nhập cảnh cũng sẽ được hưởng lợi từ việc tăng phí do các tiêu chuẩn chứng nhận tại khách sạn và công ty lữ hành được sửa đổi. Họ sẽ có thêm trải nghiệm thú vị khi đến Bhutan, đồng thời linh hoạt hơn trong việc đặt vé cũng như lên kế hoạch cho chuyến đi.
Trước đây, khách du lịch đến Bhutan thường mua tour trọn gói từ các đơn vị lữ hành. Việc thay đổi thuế phí sẽ khuyến khích họ liên hệ trực tiếp với các bên cung cấp dịch vụ, sau đó trả mức phí tương ứng. Hướng dẫn viên du lịch không còn là đối tượng bắt buộc trong các chuyến đi, song vẫn sẽ được điều phối để phục vụ những du khách có kế hoạch đi thăm quan xa thành phố.
Theo Sarah-Leigh Shenton, giám đốc marketing của công ty du lịch Red Savannah, các đơn vị du lịch chính là bên cấp thị thực, đồng thời thu phí phát triển bền vững của du khách.
"Mọi thứ đều do chúng tôi quản lý và khách hàng không cần thực hiện thanh toán tại địa phương", Sarah-Leigh Shenton nói.
Bhutan có nhiều nền văn hoá độc đáo và tín ngưỡng Phật giáo sâu sắc.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc tăng mức phí lên 200 USD/người/ngày sẽ khiến Bhutan trở thành điểm đến quá xa vời đối với những du khách có thu nhập trung bình thấp. Chính sách mới cũng sẽ tác động lên các công ty du lịch chuyên phục vụ phân khúc khách tầm trung, vào đúng thời điểm ngành du lịch Bhutan vừa phục hồi sau đại dịch.
Đáp lại, Hội đồng Du lịch Bhutan lạc quan rằng COVID-19 đã phần nào giúp quốc gia này thiết lập lại ngành du lịch. Sự quay trở lại của du khách có thể sẽ chững lại, song sẽ tạo điều kiện giúp giới chức nước này nâng cấp dần cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Theo Wendy Min, người quản lý các vấn đề quốc gia tại Trip.com, khoản phí 200 USD/người/ngày sẽ giúp Bhutan "lọc khách du lịch và quản lý mọi thứ dễ dàng".
"Đối với một quốc gia nhỏ, việc mở cửa hoàn toàn là không nên. Không ai muốn Punakha, hay bất kỳ thành phố nào khác, trở thành Kathmandu tiếp theo", cô nói. "Tôi hiểu vì sao mọi người trở nên e dè trước sự tăng giá, song không phải ai cũng vậy. Mọi người luôn muốn tìm kiếm những trải nghiệm và kỷ niệm cho riêng mình", bà Min nói, đồng thời cho rằng việc tăng phí môi trường là điều bình thường. Tại Italy, các du khách còn phải trả thêm 3-10 euro/ngày bắt đầu từ tháng 1/2023.
Hiện tại, mức phí tăng sẽ không áp dụng đối với các khách du lịch Ấn Độ vốn chiếm khoảng 73% tổng số du khách đến với Bhutan trước đại dịch. Tuy nhiên, điều này cũng có thể thay đổi.
Blyth, một du khách từng đến Bhutan, hy vọng mức phí mới sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định của khách thăm quan.
Blyth, du khách từng đến Bhutan, hy vọng mức phí mới sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến sự quan tâm đối với Bhutan, một đất nước nằm trên dãy Himalaya với rất nhiều nền văn hoá độc đáo và tín ngưỡng Phật giáo sâu sắc.
"Du lịch Bhutan được tái cấu trúc để du khách không bị phụ thuộc vào các công ty lữ hành và đại lý du lịch. Thay vào đó, họ có thể liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp địa phương như khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên và công ty vận tải. Các dịch vụ này không đắt lắm, nên tổng chi phí cho chuyến đi vẫn sẽ hợp lý thôi", Blyth nói.
Được biết du lịch là một trong những nguồn thu chính của Bhutan. Trước đại dịch, nó mang lại gần 84 triệu USD mỗi năm và 50.000 việc làm cho người dân nước này, theo CNN.
Chơi đâu khi du lịch Thái Bình? Dù không có thế mạnh về du lịch, Thái Bình đang dần trở thành điểm đến thu hút du khách với những bãi biển nguyên sơ, bề dày văn hóa lịch sử... Chùa Keo Chùa Keo, có tên chữ là Thần Quang Tự, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 15km, chùa Keo tọa lạc bên bờ sông Thái Bình quanh năm...