“Doanh nhân chăn vịt” được nhận Huân chương Lao động
Từ chăn vịt mà cuộc sống trở nên khấm khá thì đã có nhiều người, nhưng chăn vịt mà xây được nhà lầu, mua xe hơi, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba thì có lẽ ít người được như anh Ngô Đức Thắng ở thôn Cốc Khê, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên).
Nuôi vịt kiểu mới
Không như nhiều người hình dung về một nông dân nuôi vịt, Ngô Đức Thắng mang dáng dấp của một doanh nhân thành đạt, lên các diễn đàn, hội nghị, thay vì cầm giấy, anh lướt smartphone sành điệu. Vậy nhưng, như bất cứ người nông dân nào khác, chỉ cần đề cập đến vịt, là anh say sưa kể chi tiết hành trình làm giàu cùng loài vật vốn rất thân thuộc với nhà nông này.
Anh Ngô Đức Thắng kiểm tra trứng vịt. Ảnh: H.H
Để trang trại thêm hoàn thiện, ngoài nuôi vịt, anh Thắng còn đào ao thả cá, trồng cây ăn quả để tận dụng nguồn phân bón từ chất thải đàn vịt. Đến nay, anh đã phát triển thành 2 trang trại với tổng diện tích lên tới 12,5ha. Trong đó, có 5 mẫu ao thả cá; 14 mẫu trồng các loại cây ăn quả như nhãn, bưởi Diễn, cam Vinh, cam đường Canh, na không hạt. Dự kiến, năm nay trang trại thu về khoảng 5 tỷ đồng.
Hôm chúng tôi đến thăm, trang trại của anh Thắng trông như một “công xưởng” sản xuất vịt vĩ đại, những tiếng chíp chíp dễ thương của hàng vạn con vịt giống trong một không gian xanh mướt cây trái giúp trang trại thêm sinh động. Ngôi nhà ba tầng khang trang chứng minh cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của người nông dân này.
Anh Thắng kể, trước khi đến với nghề chăn vịt, anh đã trải qua nhiều nghề để sống. Do nhà nghèo, anh từ bỏ giấc mơ học hành, sau đó lập gia đình, vất vả kiếm tìm một nghề cho cuộc mưu sinh. Đi mãi cũng chùn chân, năm 2002, anh về quê đúng lúc phong trào dồn điền đổi thửa đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi nhiều người dân có tư tưởng chán ruộng, đi làm cho doanh nghiệp, anh lại quyết định thuê 3 mẫu đất trũng nuôi ước mơ làm trang trại và mua 300 con vịt về nuôi. Chỉ sau 1 năm, anh thu lãi khá, nhận thấy đây có thể là cơ hội đổi đời, anh kiến nghị xã dồn đổi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của gia đình thành một thửa để tập trung phát triển.
Được chính quyền tạo điều kiện, Hội Nông dân cho vay vốn ưu đãi, như được chắp thêm cánh, những năm sau đó, đàn vịt của anh Thắng cứ tăng theo cấp số nhân. Đến năm 2005, quy mô đàn vịt đẻ đã tăng lên 1.000 con. Trang trại đang trên đà phát triển thì năm 2006 dịch cúm gia cầm ập đến. Mấy tháng liền, anh gánh khoản lỗ hàng chục triệu đồng. Rồi cơn bão cũng qua, nhưng lần này, anh quyết tâm làm lớn, đầu tư máy ấp trứng để chủ động con giống. Không ngờ, đây lại là một bước ngoặt đối với người nông dân này. Từ việc cung cấp vịt giống cho cả vùng, mỗi sáng thức dậy, anh Thắng có ngay tiền triệu.
Hiện, anh Thắng đang duy trì đàn vịt đẻ 7.000 con. Để chủ động cung cấp đủ vịt giống cho nông dân, anh đầu tư mua 15 máy ấp trứng. Ngoài trứng vịt thu được trong trang trại của nhà, anh còn nhập thêm trứng vịt của người dân địa phương và còn nhận bao tiêu đầu ra vịt giống cho hàng chục hộ chăn nuôi, ấp nở trứng trong xã. Anh tính toán, chỉ cần giá vịt giống luôn giữ ổn định, người chăn nuôi có lãi khá từ 50 – 70%.
“Mỗi ngày, trang trại của tôi cung cấp cho thị trường 60.000 vịt giống, hiện trang trại đang tạo việc làm cho 20 lao động với mức thu nhập ổn định” – anh Thắng cho biết.
Video đang HOT
Thủ lĩnh chăn vịt Cốc Khê
Anh Thắng nhận thấy, muốn làm ăn tốt, không thể chỉ có một mình. Vì vậy, anh quyết định chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ cho những ai muốn làm giàu từ nghề nuôi vịt. Nhờ đó, ở xã Phạm Ngũ Lão bây giờ đã hình thành một “liên minh” chuyên nuôi vịt ấp trứng với khoảng 70 hộ tham gia. Điều đáng nói là, tất cả số vịt giống của bà con, anh Thắng nhận bao tiêu toàn bộ.
Để hoạt động sản xuất, tiêu thụ vịt giống trở nên chuyên nghiệp, anh Thắng còn liên kết với các hộ thành lập Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão vào ngày 12.6.2017, với 39 hội viên, tổng diện tích trang trại 45ha, số lượng đầu vịt sinh sản 65.000 con.
Mới thành lập, nhưng dưới sự dẫn dắt của “thủ lĩnh” Thắng và sự đoàn kết của các thành viên, Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão đã có những bước tiến rất nhanh. Các thành viên trong chi hội cùng liên kết mở rộng diện tích trang trại lên gấp 1,5 lần và quy mô nuôi vịt, diện tích trồng cây ăn quả tăng gấp 2 lần so với thời điểm ban đầu thành lập. Hiện, các thành viên trong chi hội đã mở rộng quy mô trang trại lên 55ha, quy mô đàn vịt 120.000 con.
Đầu năm 2018, để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi, các thành viên đã cùng liên kết góp vốn trực tiếp mua nguyên liệu, thuê nhà máy gia công thức ăn cám. Đến nay, sản lượng tiêu thụ mỗi ngày của cả chi hội là 24 tấn, giá thành giảm 10% so với trước.
“Với sản lượng trứng 80.000 quả và khoảng 67.000 con vịt giống mỗi ngày, giá bình quân 5.000 – 7.000 đồng/con, mỗi thành viên trong chi hội lãi từ 3 – 5 triệu đồng/ngày” – anh Thắng thông tin.
Cho đến giờ, nhiều thành viên trong Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi vịt Phạm Ngũ Lão vẫn không quên được thời điểm giữa năm 2017, khi giá vịt giảm mạnh, nhiều trại bỏ không, thời điểm đó, ở Cốc Khê vắng hẳn tiếng vịt kêu. Nhưng anh Thắng vẫn động viên các thành viên “chờ thời”, đến cuối năm 2017, nhận định thị trường chắc chắn sẽ lên, anh bàn với các thành viên chuẩn bị đủ vốn, nguồn lực để vào vụ mới. Kết quả, đầu năm 2018, những người chăn nuôi vịt Cốc Khê thắng lớn, giá vịt giống lên đến 8.000 – 9.000 đồng/con, gấp 4 – 4,5 lần thời điểm trước đó. “Trong nghề này, không chỉ phòng bệnh tốt, chủ động về con giống mà phải đoán được nhu cầu thị trường để quyết định thời điểm sản xuất phù hợp” – anh Thắng nói.
Là người đầu tiên đưa vịt về Cốc Khê, góp phần hình thành nên nghề nuôi vịt giống của vùng quê này, giúp nhiều nông dân đổi đời, đến nay, vịt giống Cốc Khê đã đi đến khắp cả nước, sự bài bản, chuyên nghiệp và uy tín tạo dựng trong bao nhiêu năm của anh Thắng đã giúp tạo nên thương hiệu. Dù vậy, anh vẫn trăn trở về nguồn vốn đầu tư phát triển cho mình và các hộ dân. “Nếu được vay vốn với lãi suất ưu đãi, chắc chắn chúng tôi còn phát triển mạnh hơn nữa” – anh Thắng nói.
Theo Danviet
Gia đình có hai con mắc bệnh da khô vảy cá
Đã 14 năm qua, vợ chồng chị Nguyễn Thị Đào (SN 1979) ở thôn Cốc Ngang, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hà Nam đau đớn khi gánh chịu liên tiếp nỗi đau. Hai đứa con sinh ra mang trên mình chứng da khô vảy cá khiến các lớp da bong thành từng mảng lớn.
Nỗi đau hai con cùng mắc bệnh lạ
Đến thăm gia đình anh Trần Văn Tung (SN 1973) và chị Nguyễn Thị Đào (SN 1979), nhiều người không khỏi đau xót khi nhìn thấy hai đứa con anh chị mắc chứng bệnh lạ khiến khắp cơ thể bong tróc thành từng mảng lớn, có lúc các mảng da nứt tứa máu tươi làm cho các bé khóc thét lên, khóc nhiều đến mức khàn cả tiếng.
Chị Đào bên 2 người con mắc bệnh lạ
Nhìn hai con với đôi mắt đỏ au, làn da sần sùi như da rắn, chị Đào đau đớn kể, suốt hơn 10 năm qua, vợ chồng chị chưa một ngày được trọn giấc, chưa một lúc nào nguôi ngoai nỗi đau cũng như tình thương yêu dành cho các con.
Năm 2005, anh chị chào đón đứa con đầu lòng - bé Trần Thị Phương Thảo. Thế nhưng, hạnh phúc ấy chẳng được bao lâu khi anh chị phát hiện ra bé Thảo có làn da bóng loáng bất thường, bong thành từng mảng, rồi tứa máu tươi không giống ai.
"Các bác sĩ ở bệnh viện huyện bảo chưa từng gặp trường hợp nào như vậy và khuyên vợ chồng tôi đưa cháu lên Bệnh viện Da liễu Trung ương khám. Tại đây, các bác sĩ bảo con tôi mắc chứng bệnh da khô vảy cá và là trường hợp hiếm gặp, không có thuốc chữa", chị Đào xót xa kể lại.
Đến năm 2008, anh chị tiếp tục sinh bé thứ 2 là Trần Thị Quỳnh Chi, hạnh phúc như vỡ òa khi cơ thể con bình thường, lành lặn. Nhưng cũng chính vì Quỳnh Chi bình thường nên vợ chồng chị đều nghĩ bé Thảo chỉ là do không may bị bệnh, chứ bản thân 2 vợ chồng đều khỏe mạnh, sinh thêm con sẽ không sao.
Tháng 4/2014, anh chị quyết định sinh bé thứ 3, là bé trai Trần Hồng Minh. Nhưng tiếp tục lần nữa, chị Đào như ngã gục khi con chào đời mang hình hài như chị gái. Cả cơ thể được bao bọc bởi làn da nhăn nheo, khô ráp đến nứt nẻ. Qua kẽ hở của da, những tia máu thi nhau bắn ra khiến thằng bé khóc thét. Căn bệnh khiến mí mắt trên của con bị co kéo lật cả lên, đỏ au thành một vòng tròn trông rất đáng sợ.
Người mẹ khổ cực cho hay, căn bệnh của các con không có thuốc chữa nên định kỳ hàng tháng anh chị lại bồng bế dắt các con lên Bệnh viện Da liễu Trung ương mua thuốc theo đơn chỉ định của bác sỹ và hằng ngày chị Đào vẫn phải mua thuốc bôi mát da để tránh nứt nẻ. Mùa hè thời tiết nóng, mồ hôi không thoát ra được, khắp mặt và người hai chị em đỏ lên nên phải tắm ít nhất 10 lần/ngày, khăn mặt lúc nào cũng đội lên đầu để làm mát cơ thể. Còn thời tiết hanh khô thì các lớp da nứt toác, tứa máu khiến cơ thể các bé đau rát.
Chị Đào bảo: "Mình là cha, là mẹ, sinh con ra dù nó có thế nào thì vẫn yêu thương, chăm sóc nhưng xót lắm vì hình hài của hai đứa con khiến mọi người thấy sợ nên xa lánh chúng".
Ước mơ giản dị
Bị bệnh như thế nhưng bé Phương Thảo luôn khao khát được đến trường như chúng bạn cùng trang lứa. "Hồi cháu được 5 tuổi, tôi đưa cháu đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, khi đến lớp các trẻ khác rất sợ hãi và hay gọi cháu là "con ma", có đứa thấy thế sợ quá mà bị ốm. Sợ con tủi thân, một phần cũng là lo ảnh hưởng đến các bạn, gia đình không cho con đi học nữa", chị Đào nhớ lại.
Cũng chính vì thế mà bé Thảo không được đi học, thành ra nỗi khao khát được đến trường của em càng tăng lên gấp bội.
Trước đây, chị Đào đi làm thợ may, nhưng sau sinh chị ở nhà quanh quẩn lo cho các con. Tiền trang trải thuốc men cho con và nuôi 4 miệng ăn trong gia đình phải nhờ cậy vào nghề xe ôm của anh Tung. Suốt gần 10 năm nay, anh Tung vẫn thường xuyên đứng chờ khách ở bốt Hàng Đậu (Hà Nội). Thương các con nên mỗi tháng, anh thường về quê 2, 3 lần thăm con rồi lại vội vã lên Hà Nội tất tả mưu sinh.
Chị Đào cho biết, tiền mua thuốc hạn hẹp nên có lúc không dám bôi nhiều, chỉ bôi những chỗ nứt nẻ. "Từ khi sinh hai cháu đến nay, khi biết tin hai cháu mắc bệnh lạ khó chữa nên rất nhiều người dân trong làng ngoài xóm đến thăm hỏi cho các cháu thuốc khiến gia đình tôi cảm kích vô cùng".
Trong thâm tâm, chị Đào mong muốn: "Tôi chỉ hy vọng có ai đó giỏi về đông, nam y chữa được cho cháu để sau này cháu có thể sống bình thường như mọi người. Phương Thảo và Hồng Minh có cơ hội được đi học như bao đứa trẻ khác và không bị gọi là "con ma" nữa".
Ông Trần Ngọc Khánh, Trưởng thôn Cốc Ngang, cho hay: "Hoàn cảnh gia đình nhà anh Tung - chị Đào rất éo le. Qua đây, đại diện cho chính quyền thôn Cốc Ngang, tôi rất mong các nhà hảo tâm quan tâm chia sẻ gia đình anh Tung - chị Đào để gia đình họ bớt phần bĩ cực và có tiền điều trị thuốc thang cho 2 cháu mắc trọng bệnh".
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Nguyễn Thị Đào (SN 1979) ở thôn Cốc Ngang, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hà Nam; hoặc gửi về hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.
BÌNH SƠN(Kiến thức gia đình số 32)
Theo nongnghiep
Vụ cháy chợ Gạo Hưng Yên: Tiểu thương ngất xỉu khi nhìn hàng tỷ đồng bị thiêu rụi Chứng kiến ngọn lửa bùng phát cuốn sạch trơn 2 tỷ tiền hàng của gia đình, vợ anh Vinh, tiểu thương có ki-ốt rộng nhất chợ Gạo, sốc đến mức ngất xỉu ngay tại hiện trường. Tiểu thương bất lực ôm nhau khóc Vào khoảng 19h50h ngày 25/7, ngọn lửa bất ngờ xuất phát từ khu vực nhà máy nhựa Hưng Yên (phường...