Doanh nhân Ấn Độ bị bắt vì giả làm phi công ở sân bay
Ăn mặc như phi công, người đàn ông Ấn Độ được hưởng các đặc quyền như dễ dàng đi qua an ninh sân bay, nâng cấp ghế ngồi. Tuy nhiên, nhân viên sân bay đã lật tẩy trò giả mạo này.
Ngày 18/11, Rajan Mahbubani đã mặc đồng phục phi công. Trang phục gồm quần tối màu, áo sơ mi trắng, ghim hàng không vàng phía trên túi áo trái và đội mũ. Người đàn ông 48 tuổi đã sẵn sàng lên chuyến bay từ New Delhi về hướng Kolkata, Ấn Độ.
Doanh nhân Delhi yêu thích các đặc quyền và lối sống của các phi công.
NDTV đưa tin thay vì bay đến Kolkata, người đàn ông này bị các nhà chức trách bắt giữ tại sân bay Indira Gandhi ở New Delhi vì đóng giả làm phi công của Lufthansa (hãng hàng không quốc gia của Đức). Nhân viên an ninh của Lufthansa đã báo cáo với lực lượng an ninh Công nghiệp Trung ương rằng họ nghi ngờ một hành khách là cơ trưởng của hãng hàng không, dẫn đến việc Mahbubani bị bắt giữ.
Mặc trang phục phi công, hành khách có những đặc quyền bao gồm nâng cấp chỗ ngồi và quyền ưu tiên khi đi qua kiểm tra an ninh sân bay. Người Delhi yêu thích các đặc quyền và lối sống phi công như đăng ảnh và video trong buồng lái. Những bài đăng trên mạng xã hội và đặc quyền du lịch không phải vấn đề nếu Mahbubani thực sự là một phi công.
Video đang HOT
Thay vì bay đến Kolkata,Rajan Mahbubani bị cơ quan chức năng bắt giữ tại sân bay Indira Gandhi ở New Delhi.
Mahbubani khai nhận với cảnh sát rằng anh là chủ của một cơ quan tư vấn và đã mua chứng minh thư phi công giả ở Bangkok 2 năm trước.
Times of India cho biết doanh nhân này đang bị cảnh sát và các cơ quan tình báo thẩm vấn. Cơ quan chức năng cũng phát hiện hình ảnh Mahbubani mặc trang phục đại tá quân đội và các trang phục khác trong điện thoại di động của anh này.
“Khi thẩm vấn, Mahbubani nói rằng anh ta thường xuyên đi du lịch và mạo danh phi công của các hãng hàng không quốc tế để được quyền đi qua an ninh sân bay dễ dàng và có sự đối xử ưu tiên từ cơ quan an ninh và các hãng hàng không”, Sanjay Bhatia, Phó ủy viên cảnh sát (sân bay IGI) nói với Hindustan Times.
Chiêu trò của Mahbubani được so sánh với kẻ lừa đảo lừng danh Frank Abagnale. Abagnale là kẻ lừa đảo khét tiếng, đã giả mạo thẻ nhận dạng phi công và giấy phép của Cục Hàng không Liên bang để bay khắp thế giới. Những mưu mô thông minh và khả năng trốn tránh chính quyền của Abagnale trở thành chủ đề của bộ phim bom tấn Catch Me If You Can của đạo diễn Steven Spielberg với sự tham gia của Leonardo DiCaprio năm 2002.
Theo news.zing.vn
Hé lộ lý do thực sự Thổ Nhĩ Kỳ vẫn "thèm khát" F-35 của Mỹ dù đã "bắt tay" Nga
Thương vụ mua hệ thống phòng không hiện đại S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã khiến Mỹ và các nước đồng minh của họ nhận định rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục tham gia vào chương trình phát triển F-35.
Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước đóng vai trò lớn trong quá trình sản xuất F-35. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã sản xuất một loạt bộ phận dành cho máy bay này. Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn mua khoảng 100 phi cơ F-35 và giữa năm 2019 đã cử phi công và kỹ sư sang Mỹ để huấn luyện.
Tham vọng có tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể trở thành hiện thực.
Song chính phủ Mỹ đã cắt đứt liên hệ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với chương trình máy bay chiến đấu này, với lý do rằng hệ thống S-400 của Nga có thể được dùng để thu thập dữ liệu nhạy cảm về F-35. Nếu Nga có được những dữ liệu này, họ có thể cải tạo hệ thống phòng không của mình để đối phó F-35 dễ dàng hơn.
Một trong những lý do quan trọng mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn có F-35 là vì, chính phủ nước này hi vọng có thể mua về phiên bản cất cánh thẳng đứng của F-35 là F-35B để có thể sử dụng nó trên tàu Anadolu, một tàu chiến được chế tạo theo công nghệ của Tây Ban Nha và sẽ được hạ thủy vào đầu năm 2021. Nếu có F-35B, tàu này sẽ trở thành "tàu sân bay" mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể điều động trong tương lai.
F-35B được nhiều lực lượng hải quân ưa chuộng bởi nó có thể hoạt động trên các tàu chiến nhỏ có boong rộng để cất cánh và hạ cánh. Nhật Bản và Hàn Quốc đã cải tạo tàu chiến do mình chế tạo để có thể sử dụng F-35B.
Nếu không có F-35B, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có loại máy bay nào khác để có thể sử dụng trên tàu Anadolu. Trên thế giới hiện này chỉ có hai loại phi có có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, đó là F-35B và Harriet, một loại phi cơ đã cũ và nay không còn được sản xuất.
Thổ Nhĩ Kỳ đã có những động thái để tìm kiếm những lựa chọn khác cho mình. Vào tháng 6, nước này đã công bố một mô hình của một loại máy bay chiến đấu tàng hình do nước này phát triển có tên là TF-X tại Triển lãm Hàng không Paris. Tuy nhiên, có rất ít khả năng Thổ Nhĩ Kỳ có thể có cho mình máy bay tàng hình bởi chi phí phát triển của phi cơ loại này là rất đắt đỏ.
Chỉ có 3 quốc gia trên thế giới có đủ ngân sách để chế tạo máy bay tàng hình, đó là Mỹ, Trung Quốc và Nga. Trong đó, chỉ có Mỹ và Trung Quốc là đã cho ra mắt và sử dụng phi cơ tàng hình thực sự, trong khi Su-57 của Nga vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động. Với nền kinh tế chỉ đứng thứ 17 thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể sản xuất máy bay tàng hình.
Trong khi đó, Nga đã đề nghị bán phi cơ Su-35 của nước này cho Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay này mặc dù rất hiện đại và được sử dụng tại nhiều nước, song nó lại không có khả năng tàng hình trên radar và nó cũng không thể cất cánh từ tàu chiến. Một công ty của Trung Quốc cũng đang phát triển phi cơ tàng hình FC-31 để xuất khẩu, song phi cơ này cũng không thể cất cánh và hạ cánh trên các tàu chiến.
Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ muốn có hệ thống phòng không của Nga và máy bay chiến đấu của Mỹ, nhưng lúc này họ không thể có cả hai.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet.vn
Phi công duy nhất trong lịch sử được cả Hitler và Stalin trọng thưởng Trong lịch sử thế giới, chưa có trường hợp thứ hai, phi công chiến đấu được khen thưởng ở mức cao nhất, bởi các quốc gia đối đầu nhau. Vinh dự như vậy thuộc về phi công nổi tiếng của không quân Liên Xô - Ivan Evgrafovich Fedorov. Fedorov sinh ngày 23/2/1914 tại Kharkov. Năm 1929, Ivan nhập học tại trường OSOAVIAKhIM ở...