Doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải học cách bơi ra khỏi “bể cá cảnh”
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải học cách bơi ra khỏi “bể cá cảnh” vốn quen được bảo bọc an toàn để vươn ra biển lớn. Nghị định (NĐ) 107 về xuất khẩu gạo sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp trưởng thành hơn.
Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ mong muốn như thế tại Hội nghị phổ biến NĐ 107 tổ chức ở TP.HCM, ngày 1.11, sau khi có không ít ưu tư, vướng mắc từ cộng đồng kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh mong muốn doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải học cách bơi ra khỏi “bể cá cảnh”. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), VFA có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đăng ký hợp đồng của các thương nhân xuất khẩu gạo. Sau đó, VFA báo cáo định kỳ và đột xuất cho Bộ Công Thương.
Nhưng khi áp dụng NĐ 107, việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu không còn nữa. Đây là một trở ngại lớn trong việc chủ động nguồn thông tin phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo, nhất là khi thị trường có biến động cần theo dõi kịp thời.
NĐ 107 ra đời cũng là thách thức khi có thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ tham gia xuất khẩu gạo. Ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch VFA lo lắng: “Việc canh tranh nếu không lành mạnh thì sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường gạo cũng như uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam”.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo bày tỏ lo ngại quanh nghị định mới là dễ hiểu. Sau 1 tháng có hiệu lực, thắc mắc của doanh nghiệp tập trung quanh 3 vấn đề chính: NĐ 107 có tạo ra việc phân biệt đối xử; lo ngại tình trạng kinh doanh hỗn tạp và lo ngại thiếu thông tin điều hành.
Nhiều doanh nghiệp lo ngại môi trường kinh doanh sẽ hỗn lộn sau NĐ 107.
Video đang HOT
Nghị định mới quy định doanh nghiệp chỉ cần đi thuê kho, cơ sở chế biến là có thể tham gia xuất khẩu gạo. Việc này khiến các doanh nghiệp đã bỏ vốn lớn đầu tư cơ sở ban đầu, lẫn vùng nguyên liệu (theo NĐ 109 mới đủ điều kiện tham gia xuất khẩu) cảm thấy bị ấm ức.
Thứ trưởng Khánh cho rằng, một khi doanh nghiệp đã quyết định gắn bó với sự nghiệp xuất khẩu gạo, những đầu tư này trước sau gì cũng phải làm. Doanh nghiệp phải chứng minh được năng lực của mình với thị trường thế giới từ hàng đến chất lượng hàng. Những đầu tư theo NĐ 109 không hề phí phạm vì đó là sự đầu tư cho uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
Về lo ngại thị trường kinh doanh sẽ lại bát nháo như thời trước NĐ 109 khi có nhiều doanh nghiệp nhỏ cùng tham gia, ông Khánh đề nghị những doanh nghiệp muốn làm ăn chân chính nên chọn góc nhìn tích cực từ mớ hỗn độn đó để thể hiện bản lĩnh, uy tín của mình.
“Bối cảnh kinh doanh tự do sẽ đưa đến đào thải. Trật tự sẽ lại được thiết lập thông qua quy luật tự nhiên của thị trường. Trật tự được tạo ra bằng mệnh lệnh hành chính hay bằng hành lang an toàn nhân tạo không thể tốt bằng trật tự do chọn lọc tự nhiên”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, các doanh nghiệp sẽ tìm đến nhau trong nhóm lớn, đảm bảo chuỗi liên kết chặc chẽ sẽ không sợ các đối tượng kinh doanh mang tính chụp giật.
Nghị định 107 sẽ tạo động lực để doanh nghiệp xuất khẩu gạo tự tin bước ra ngoài bằng nội lực. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về mối lo ngại lo ngại thiếu thông tin điều hành, đại diện Bộ Công Thương dẫn dắt các doanh nghiệp quay trở lại vạch xuất phát. Giai đoạn trước, doanh nghiệp có thể biết được tình hình hiện đã xuất được bao nhiêu, còn tồn kho bao nhiêu. Sau những báo cáo và cảnh bảo, mọi người cảm thấy rất yên ổn rồi tự khen nhau.
“Trong môi trường kinh doanh trật tự và an toàn mang tính nhân tạo đó, ai cũng cảm thấy an tâm vì được bảo bọc, không muốn rời khỏi “bể cá cảnh” được chăm sóc hàng ngày để tự tin bước ra ngoài bằng nội lực”, Thứ trưởng Khánh kể.
Nhưng thực chất việc kinh doanh không hề dễ dàng như thế. Không có nước nào yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo hợp đồng cho nhà nước cả. Các doanh nghiệp nước ngoài phải kinh doanh theo kiểu “bắn chim trong buồng tối”. Tức là tất cả các quyết định đều dựa vào cảm giác và năng lực tự phán đoán thị trường của chính mình.
“Doanh nghiệp trong nước cũng phải học cách làm như thế mới lớn lên được. Đừng mong sống mãi trong môi trường an toàn bằng cơ chế nữa. Tất nhiên, những thông tin, số liệu để nắm bắt cơ cấu hạt gạo xuất khẩu, phục vụ công tác điều hành vĩ mô là cần thiết”, Thứ trưởng chia sẻ.
Bộ Công thương đề ra yêu cầu doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh và tiêu thụ hết lúa gạo của nông dân. Ảnh: Thuận Hải
Trong môi trường cạnh tranh mới, Bộ Công Thương đặt ra 3 yêu cầu với doanh nghiệp: Không được phép để lúa gạo nông dân làm ra bị thừa mứa, không tiêu thụ được; Không để giá cả biến động làm ảnh hưởng đến chỉ số CPI; Không được cạnh tranh phá giá lẫn nhau, tranh mua tranh bán. Ở chiều ngược lại, xã hội và truyền thông cũng tăng cường giám sát công tác điều hành của Bộ Công Thương đến các sở ngành cấp địa phương.
“Mô hình quản lý phải thay đổi trong yêu cầu mục tiêu không đổi là bài toán khó mà chính quyền lẫn doanh nghiệp phải nỗ lực đồng hành để vượt khó”, Thứ trưởng Khánh nói.
Theo Danviet
Đến năm 2030, thế giới có thể không còn nạn đói
Ngày 16/10, Bộ NN&PTNT phối hợp Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức kỷ niệm lần thứ 38 Ngày lương thực thế giới và 40 năm hoạt động của FAO tại Việt Nam.
Chủ đề Ngày Lương thực thế giới năm 2018 là "Hành động hôm nay-Tương lai ngày mai. Để thế giới không còn nạn đói vào năm 2030 là điều có thể".
Ngày Lương thực thế giới và mục tiêu không còn nạn đói cũng đã thể hiện tinh thần của quan hệ hợp tác thành công giữa FAO và Chính phủ Việt Nam trong suốt 4 thập kỷ vừa qua. FAO giúp đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực thành nước xuất khẩu gạo trên thế giới và đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm chất lượng, giúp người dân có cuộc sống tích cực và khỏe mạnh.
Theo FAO, năm 2017 là năm thứ ba liên tiếp thế giới chứng kiến sự gia tăng của nạn đói và số người suy dinh dưỡng. Trong năm 2017, trên thế giới có 821 triệu người đói - tức 11% dân số hoặc cứ 9 người thì có 1 người trên hành tinh thuộc diện đói. Trong khi đó, nhiều dạng suy dinh dưỡng khác cũng tăng lên, ít nhất 1,5 tỉ người trong năm 2017 bị thiếu vi chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tưu nhưng đang phải đương đầu nhiều thách thức.
Ông Albert T. Lieberg, Trưởng đại diện FAO Việt Nam cho rằng: "Mãi tới gần đây, nhân loại vẫn cho rằng một thế giới không còn nạn đói có vẻ là điều không tưởng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế chưa từng có trong hai thập kỷ qua ở nhiều nơi trên thế giới đã mở ra triển vọng đạt được mục tiêu này trong tương lai gần",
Để ứng phó với tình trạng trên, FAO đã kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng chung tay để đạt mục tiêu không còn nạn đói, trong đó có cả đầu tư của nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách và biện pháp can thiệp có thông tin rủi ro nhằm đảm bảo cho người nghèo và người dễ tổn thương cũng được hưởng lợi từ cơ hội tăng trưởng và việc làm.
"Việt Nam là một ví dụ thành công trong xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh chịu nhiều tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và tình hình thương mại ngày càng phức tạp. FAO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới", Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam nhận định.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: "Phát triển nông nghiệp được xem là giải pháp thực hiện sáng kiến "không còn nạn đói" và "giảm nghèo" hiệu quả nhất ở Việt Nam. Đảm bảo ổn định xã hội và sinh kế cho khoảng 65% dân số khu vực nông thôn, đóng góp 17% GDP cho quốc gia. Sự ủng hộ và hỗ trợ kỹ thuật của FAO sẽ tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu để giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững, tăng trưởng xanh và cải thiện sinh kế".
Với tinh thần hợp tác, Việt Nam cung đã và đang gửi chuyên gia, các giống mới và công nghệ phù hợp sang giúp thực hiện các Chương trình đảm bảo an ninh lương thực cho một số nước châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á.
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, mặc dù đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, nhưng nông nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với hai thách thức lớn, đó là: khả năng cạnh tranh và tác động tiêu cực của thiên tai va biến đổi khí hậu. Để đối phó với những thách thức trên, ngành nông nghiệp trong đã và đang triển khai thực hiện hai chương trình lớn về Xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo đó, Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp trọng tâm là thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất, gắn sản xuất với thị trường theo hướng tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, thu hút nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, đồng thời nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa và trước bối cảnh gia tăng do thách thức của thiên tai, biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh này, sự ủng hộ và hỗ trợ kỹ thuật của FAO sẽ tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu để giúp Việt Nam xây dựng tương lai phồn vinh hơn cho nhân dân.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp giảm sút, những rào cản và trợ cấp bóp méo thương mại nông sản lam trâm trong hơn tinh trang đoi ngheo va mât an ninh lương thưc, an ninh dinh dương cua nhưng nươc ngheo, kem phat triên. "Để thế giới không còn nạn đói, các nhà quản lý, hoạch định chính sách của các quốc gia từ Trung ương đến địa phương, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, cộng đồng và người nông dân đều có thể chung tay đóng góp vì mục tiêu cao ca này, thông qua việc triển khai những chính sách, thực hiện những biện pháp thu hut đâu tư manh me hơn nhăm xây dưng hệ thống sản xuất lương thực bền vững, tăng năng suất và thu nhập cho các hộ gia đình nông nghiệp sản xuất nhỏ; giam thiêu tổn thất, lãng phí lương thực va hương tơi mục tiêu"không ai bị bỏ lại phía sau" - ông Doanh nhấn mạnh.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
Các khoản phát sinh hàng ngàn tỉ tạo sức ép với EVN Các khoản chênh lệch tỉ giá, chi phí đầu vào giá điện đã tạo ra sức ép đối với hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đưa ra tại phiên họp Ban chỉ đạo điều hành giá sáng 28-9. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết từ...