Doanh nghiệp với TPP: Dệt may chờ bùng nổ
Dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất nhờ TPP, mở ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, thị phần
Thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các nước thành viên của TPP dự kiến sẽ tăng gấp đôi, riêng thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu dệt may có thể tăng lên mức 55 tỉ USD vào năm 2025.
Hưởng lợi nhiều nhất
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng việc kết thúc đàm phán TPP là tin vui đối với ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế Việt Nam. Bởi khi tham gia đàm phán hiệp định này, Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi rất lớn do nhu cầu ngày càng gia tăng đối với mặt hàng dệt may và giày dép. Ngành vải sợi – dệt may dự kiến tăng trưởng với tốc độ tới 2 con số nhờ TPP. Khi đó thuế suất trung bình của mặt hàng dệt may vào Mỹ (thị trường lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam) ngay lập tức sẽ giảm từ 17,5% về 0%.
Xuất khẩu dệt may được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đến 2 con số khi TPP có hiệu lực Ảnh: TẤN THẠNH
Nếu trước đây, doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam chỉ tham gia một phần trong chuỗi, thì nay với TPP, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ vốn vào các khâu sợi, dệt, nhuộm… giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia nhiều hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vì theo quy định ràng buộc các loại vải và hàng may mặc xuất khẩu phải có nguồn gốc nguyên liệu từ các nước thành viên TPP, khiến rất nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông (các thị trường không thuộc TPP) đã lên kế hoạch đầu tư để đón đầu cơ hội này. Nghiên cứu của Công ty Tư vấn Savills cho thấy việc dệt may thu hút vốn ngoại đã thúc đẩy lĩnh vực sản xuất đóng góp 4,18 tỉ USD nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quy định về xuất xứ cũng tạo ra thách thức rất lớn cho ngành dệt may khi cả Mỹ, Mexico và Peru đều muốn áp dụng chặt chẽ nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn forward) đối với các nguyên liệu đầu vào phải được nhập từ nước thành viên của TPP, trong khi hiện Việt Nam nhập tới 60% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Đến thời điểm này, các DN dệt may trong nước còn rất ít thời gian để chuẩn bị, tự chủ về nguồn nguyên phụ liệu nhằm tăng dần tỉ lệ nội địa hóa, đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đầu tư vào.
Phải “chạy” mới kịp!
Theo tìm hiểu, DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may thường theo 2 dạng: Đầu tư khép kín từ sợi – dệt – nhuộm – vải và sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, cạnh tranh trực tiếp với DN nội địa. Hoặc các DN FDI vào Việt Nam xây dựng nhà máy sợi dệt, nhuộm rồi sản xuất vải, phụ liệu cung cấp cho DN nội địa – từng bước giúp DN trong nước đáp ứng yêu cầu về nguồn cung nguyên phụ liệu. Vấn đề là làm sao DN nội địa kết nối được với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu nước ngoài đang đầu tư ở Việt Nam?
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may Thắng Lợi, ông Ngô Đức Hòa, cho rằng muốn hưởng lợi thuế suất từ TPP, các DN đến lúc cần phải “chạy” thật nhanh và chuẩn bị kỹ lưỡng. Dù quy định của TPP yêu cầu các DN phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về chính sách xã hội, lao động, an toàn, sở hữu trí tuệ… nhưng lo lắng nhất vẫn là nguồn nguyên phụ liệu.
Nhiều DN cho rằng chính sách của nhà nước về hỗ trợ ngành dệt may xây vùng nguyên phụ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ đã có nhưng quá trình triển khai quá chậm. Bởi, nếu không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, dù kim ngạch xuất khẩu có tăng đều mỗi năm, giá trị thực sự đem về cũng không nhiều.
Tận dụng hiệu quả Ngày 6-10, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc kết thúc tiến trình đàm phán TPP, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam vui mừng và đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực vượt bậc, cũng như sự linh hoạt, sáng tạo của các quốc gia thành viên trong việc hoàn tất TPP cân bằng, toàn diện, tiêu chuẩn cao vào ngày 5-10 thành phố Atlanta – Mỹ”. Theo ông Bình, cùng với các cơ chế hợp tác, liên kết hiện có khác như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP)…, việc hoàn tất Hiệp định TPP là dấu mốc quan trọng, góp phần thúc đẩy xu thế liên kết đa tầng nấc cũng như duy trì môi trường hòa bình, ổn định và sự phát triển năng động của châu Á – Thái Bình Dương. “Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuẩn bị trong nước, tăng cường phổ biến kiến thức và nâng cao năng lực cho các địa phương, doanh nghiệp để thực hiện nghiêm túc cam kết cũng như tận dụng hiệu quả lợi ích của TPP”- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Theo_24h
Xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc thặng dư 600 triệu USD/năm nhưng không bền vững
Với thặng dư hơn 600 triệu USD/năm, gỗ và các mặt hàng gỗ đã góp phần quan trọng vào việc giảm mức độ thâm hụt kinh niên trong cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam- Trung Quốc.
Chia sẻ tại hội thảo "Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và xu hướng" tổ chức sáng 15/9, ông Tô Xuân Phúc, Đại diện tổ chức Forest Trends cho biết, gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những nhóm mặt hàng quan trọng nhất trong thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gỗ quan trọng của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 khoảng 845 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2015 đạt 425 triệu USD, cao thứ 2 (sau sắn) trong tất cả các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Các sản phẩm xuất khẩu chính là dăm gỗ, xẻ, đồ gỗ, gỗ tròn, ván bóc.
Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm gỗ từ Trung Quốc, với giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt gần 240 triệu USD năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ gỗ của Trung Quốc đạt gần 121 triệu USD. Sản phẩm nhập khẩu chính là các loại ván nhân tạo, vơ nia.
Theo nhóm nghiên cứu thương mại đối với tất cả các loại hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc quy mô thâm hụt hàng năm trên 20 tỉ USD, các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc không nằm trong xu hướng này. Cán cân thặng dư cho Việt Nam, trung bình khoảng trên 600 triệu USD mỗi năm. Nói cách khác, gỗ và các mặt hàng gỗ đã góp phần quan trọng vào việc giảm mức độ thâm hụt kinh niên trong cán cân thương mại song phương giữa 2 quốc gia.
Tuy nhiên Việt Nam xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc năm 2014 giảm 12% so với năm 2013 và nhập khẩu lại có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2012-2014, tổng lượng gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 1,2 - 1,4 triệu m3 gỗ quy tròn. Giá trị kim ngạch nhập từ Trung Quốc trong xu hướng tăng trưởng đều, khoảng 6,5%/năm trong giai đoạn 2012 - 2014. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu đạt 227,9 triệu USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Trung Quốc hiện nay đã giảm nhu cầu tiêu thụ với mặt hàng gỗ của Việt Nam nhưng theo đánh giá, Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất cho các mặt hàng gỗ Việt Nam.
Tuy nhiên theo ông Phúc, thương mại giữa 2 quốc gia, đặc biệt là khâu Việt Nam xuất sang Trung Quốc đang bộc lộ một số hạn chế cơ bản của ngành gỗ.
Thứ nhất: Tất cả các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp. Xuất khẩu dựa vào nguyên tắc bán nguyên liệu thô, lao động giá rẻ và công nghệ chế biến đơn giản. Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng cạn kiệt, hình thức xuất khẩu hiện tại đang thể hiện sự yếu kém, không bền vững của ngành gỗ Việt Nam.
Thứ hai: Trừ gỗ cao su, gỗ tròn, xẻ, đồ gỗ, mỹ nghệ xuất khẩu sang Trung Quốc có nguồn gốc từ nhập khẩu từ các nước tiểu vùng Mê Kông và là các loại gỗ quý hiếm. Việc Việt Nam nhập khẩu các loại gỗ này từ các tiểu vùng nhằm phục vụ mục tiêu xuất khẩu, thương mại đơn thuần.
Thứ ba: Phân tích thương mại các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ ra những tín hiệu rõ ràng về gian lận thương mại của một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá xuất khẩu được các doanh nghiệp khai báo với cơ quan Hải quan Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức giá gỗ nguyên liệu đầu vào thông thường cho thấy các hành vi nhằm giảm hoặc trốn thuế xuất khẩu. Các hành vi này không những gây thất thu cho ngân sách quốc gia mà còn gây ra tình trạng méo mó thị trường.
Theo Infonet
Gỗ giúp Việt Nam giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc Với kim ngạch trên 800 triệu USD mỗi năm, xuất khẩu gỗ giúp Việt Nam giúp Việt Nam giảm đáng kể thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Các đại biểu tại Hội thảo "Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2012-2014" tổ chức sáng nay (15/9) tại Hà Nội khẳng định, Trung Quốc là thị trường quan trọng cho các mặt...