Doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá cá tra, cá basa ở Mỹ
Các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng cá tra/cá basa cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác vào thị trường Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đưa ra khẳng định trên tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 3/4 khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố kết quả đợt xem xét hành chính thứ 9 đối với vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại thị trường Hoa Kỳ.
Theo công bố, Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tuy mức thuế có giảm xuống.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
“Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng cá tra/cá basa cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác vào thị trường Hoa Kỳ.
Chúng tôi cho rằng các vấn đề trong quan hệ thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách công bằng, khách quan, phù hợp với tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước,” ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Video đang HOT
Việt Nam luôn theo sát tiến trình vụ Philippines kiện Trung Quốc
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam trước vụ việc Philippines đã nộp lên Tòa án quốc tế bằng chứng chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, gồm gần 4.000 trang tài liệu giải thích và lập luận của Philippines, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa cũng như các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan xác định theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”
Ông Lê Hải Bình cũng cho hay: “Việt Nam luôn quan tâm và theo sát tiến trình của vụ kiện. Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.”
Nam Hằng
Theo Dantri
Đại gia xuất ngoại kiếm 1 tỷ USD về nước
Tính đến nay, các nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài đã chuyển lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD về Việt Nam. Đóng góp trong số này là các ông lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Viễn thông quân đội, FPT...
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chuyển về ngày một tăng.
Tính hết năm 2013, đã có khoảng 1 tỷ USD lợi nhuận chuyển về Việt Nam. Số vốn thực tế đã chuyển ra ngoài để thực hiện dự án đã đạt con số 5 tỷ USD. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận, so sánh giữa vốn chuyển về và vốn chuyển ra đạt tỷ lệ 20%.
Nhiều đại gia Việt đã thắng lớn ở nước ngoài. Có thể kể đến những cái tên: FPT đạt doanh thu 122 triệu USD khi đã đặt chân ở 17 quốc gia, Viettel cũng kiếm được khoảng 150 triệu USD lợi nhuận ở 7 thị trường viễn thông...
Trong khi đó, chỉ mới cách đây 3 năm, cũng theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, lợi nhuận chuyển về nước của các nhà đầu tư Việt còn rất thấp. Giai đoạn 1989 - 2010, tổng vốn đầu tư ra đăng ký là 8,3 tỷ USD, số tiền đã chuyển ra là 1,93 tỷ USD và số lợi nhuận chuyển về nước mới chỉ ở có 39,05 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận khi đó mới đạt 2,02%, rất thấp.
Sau 20 năm đầu tư, lợi nhuận chuyển về nước của các nhà đầu tư Việt Nam là 1 tỷ USD.
Tại thời điểm này, tỷ lệ vốn thực hiện mới đạt 23,01%.
Đến nay, sau 3 năm, lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài đã chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều dự án sau khi cấp phép đã đi vào hoạt động, đạt hiệu quả kinh tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký vốn đầu tư ra nước ngoài lên tới 18,03 tỷ USD với 815 dự án. Riêng năm 2013, số vốn đăng ký là 4,4 tỷ USD, lớn nhất cho một năm. Cùng đó, với 5 tỷ USD đã chuyển ra thực hiện dự án, tỷ lệ vốn thực hiện đã tăng lên 27%.
Có mặt ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, điểm đến mà Việt Nam đầu tư lớn nhất là Lào với 4,6 tỷ USD, kế đến là Campuchia với 3,1 tỷ USD, Liên bang Nga là 2,4 tỷ USD, Venezuela là 1,8 tỷ USD.
Tính theo lĩnh vực, các nhà đầu tư Việt Nam đăng ký mạnh ở ngành khai khoáng, lâm nông nghiệp và điện. Tuy nhiên, nếu tính theo số lượng dự án thì các nhà đầu tư Việt Nam đang hiện diện lớn ở lĩnh vực khai khoáng và bán buôn, bán lẻ.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, số liệu trên dựa theo báo cáo của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tới bộ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khác đang làm ăn, đầu tư kinh doanh ở nước ngoài không báo cáo đầy đủ hoặc thậm chí, không đăng ký giấy chứng nhận với Bộ KH-ĐT.
Chẳng hạn như công ty của ông "thị trưởng" Phạm Đình Nguyên - đại gia nổi như cồn thời gian qua khi mua thị trấn Buford với giá 900.000 USD ở Mỹ. Dù trở thành thị trưởng ở Mỹ đã lâu, đã xúc tiến kinh doanh café tại đây song doanh nghiệp này hiện vẫn chưa đăng ký đầu tư ra nước ngoài tới Bộ KH-ĐT.
Theo Phạm Huyền
VEF
Việt Nam - Campuchia thúc đẩy hợp tác đầu tư Sáng 13-1, tại Cung Hòa Bình, Thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Campuchia lần thứ 4. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen thăm bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh Hội nghị Hợp tác đầu...