Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng cao
Tổng cục Thống kê cho biết, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2022 có 24 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 180,2 triệu USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước; có 3 lượt dự án điều chỉnh vốn tăng 31,2 triệu USD, giảm 92,8%.
Thống đốc Bang Bắc Carolina Roy Cooper và Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thuỷ ký kết hợp tác về việc đầu tư xây dựng nhà máy VinFast tại bang Bắc Carolina. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, có 12 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Lào là nước dẫn đầu với 64,3 triệu USD, chiếm 30,4% tổng vốn đăng ký; Hoa Kỳ 34,5 triệu USD, chiếm 16,3%; Canada 34 triệu USD, chiếm 16,1%; Singapore 29,9 triệu USD, chiếm 14,1%; Indonesia 22,7 triệu USD, chiếm 10,8%.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 211,5 triệu USD, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, quý I đầu năm, vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh do có hai dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đó là các dự án của Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng Vines đầu tư sang Mỹ và Canada.
Video đang HOT
Trong khi đó, vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh do trong 3 tháng năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn. Chẳng hạn, dự án của Vingroup tại Mỹ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 1 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD. Chỉ riêng 3 dự án này đã chiếm tới 94,5% tổng vốn điều chỉnh của 3 tháng năm 2021.
Cũng theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 3 tháng qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 8 ngành; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 5 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư 96,75 triệu USD, chiếm gần 45,8% tổng vốn đầu tư. Ngành khai khoáng đứng thứ hai với 01 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư 33,5 triệu USD, chiếm 14,6%; tiếp đến là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 30,8 triệu USD, chiếm 14,6%; các ngành còn lại đạt 50,4 triệu USD, chiếm 23,8%.
Trong số các nước nhận đầu tư nhiều của Việt Nam, đáng chú ý là Mỹ khi số vốn đầu tư của Việt Nam vào nước này đang tăng nhanh. Cụ thể, tháng 1 đầu năm Việt Nam đầu tư vào Mỹ với tổng vốn đầu tư 2,9 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2022, tổng số vốn Việt Nam đầu tư vào Mỹ đạt 2,9 triệu USD và 3 tháng đầu năm tăng nhanh chóng lên 34,5 triệu USD.
Một trong số các dự án quy mô lớn của Việt Nam tại nước ngoài phải kể đến dự án xây nhà máy sản xuất xe điện và pin của VinFast tại Bắc Carolina, Mỹ. Dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD trong giai đoạn 1 và sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương.
Giai đoạn 1 của dự án này sẽ được khởi công trong năm 2022, ngay sau khi nhận được giấy phép xây dựng, dự kiến vận hành vào tháng 7/2024. Công suất giai đoạn 1 dự kiến đạt 150.000 xe mỗi năm.
Đối với quốc gia Lào, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua, hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào đã có sự phát triển không ngừng. Lào luôn đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào có hiệu quả, tiếp tục tăng vốn đầu tư mở rộng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Hiện, nhiều dự án đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội, nộp ngân sách, thực hiện công tác an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, cải thiện cơ sở hạ tầng tại một số địa phương… được Chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao.
Nổi bật, trong năm 2021, một số một số dự án lớn, quan trọng đã được phía Lào tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện như: dự án cảng Vũng Áng, thủy điện Luang Prabang, Xekaman 3, muối mỏ Kali, sân bay Noong-khảng…
Cũng tại cuộc gặp gỡ đại diện doanh nghiệp giữa hai nước gần đây, đại diện các doanh nghiệp lớn của Việt Nam và Lào đã khẳng định quan điểm hợp tác đầu tư lâu dài, bền vững. Các doanh nghiệp Lào đánh giá cao việc hai nước triển khai các dự án thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế; trong đó, có kết nối hạ tầng cơ sở cứng và mềm, đặc biệt là các dự án giao thông đường bộ, đường sắt và đường không, cảng biển (nhất là cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh); giúp Lào thực hiện thành công mục tiêu trở thành trung tâm logistics ở khu vực và có kết nối ra biển, đại dương…
Xuất khẩu điều: Bài học cảnh giác để phòng tránh bị lừa đảo trong kinh doanh
Vụ việc mất quyền kiểm soát đối với 36/100 container hạt điều giá trị hơn 20 triệu đô la Mỹ (USD) xuất khẩu sang Italy do bị thất lạc toàn bộ hồ sơ, chứng từ gốc liên quan tới việc thanh toán đang khiến các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ bị mất trắng số hàng xuất khẩu.
Phân loại nhân hạt điều tại nhà máy của Công ty TNHH Nguyên Thông, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA), sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mọi giao thương của doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị đình trệ, thậm chí là mất khách hàng, nên khi có được những đơn hàng xuất khẩu mới, số lượng lớn và từ những thị trường uy tín... rất dễ khiến các doanh nghiệp chủ quan, mất cảnh giác và vội vã đón nhận. Rủi ro pháp lý từ sự việc 100 container xuất khẩu điều, thiệt hại lên tới hàng chục triệu USD có thể coi là một ví dụ. Qua đó, rút ra những bài học cảnh giác cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo trong kinh doanh.
Theo ông Ngô Khắc Lễ, đại diện Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) kiêm Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ý định lừa đảo từ kẻ gian có thể hình thành trước hoặc trong quá trình giao dịch dựa vào những tình huống cụ thể.
Ông Ngô Khắc Lễ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp một số biện pháp để có thể hạn chế đến mức tối đa hành vi lừa đảo trong kinh doanh. Theo đó, đầu tiên cần sự thận trọng hơn với những doanh nghiệp đối tác mới giao dịch lần đầu. Phải tìm hiểu, điều tra kỹ thương nhân để có độ an toàn cao nhất. Có thể kiểm tra nhanh qua bạn hàng cùng hiệp hội ngành nghề. Nên chủ động gửi đăng ký kinh doanh (bản mềm, có màu) của mình trước cho đối tác để có cơ sở đề nghị họ gửi đăng ký kinh doanh và coi đây là việc bình thường khi giao dịch để qua đó biết được thông tin của doanh nghiệp.
Ngoài ra, có thể tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của đại sứ quán, thương vụ Việt Nam ở nước sở tại. Việc lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi đối tác có uy tín, thương hiệu làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng, giảm thì họ vẫn mua hàng của mình.
Song song đó, hãy cảnh giác khi thấy giá rẻ với điều kiện thanh toán ưu đãi. Vì việc này rất hiếm khi xảy với giao dịch lần đầu mà không ẩn chứa ý định gì. Thêm nữa, doanh nghiệp nên điện thoại để biết cụ thể tên người, số điện thoại bàn, số di động; sử dụng địa chỉ email của công ty; đồng thời, có thể kết hợp với địa chỉ thư điện tử công cộng để dễ dàng hơn khi xác định người, công ty sau này vì họ phải đăng ký dịch vụ điện thoại, thư điện tử riêng ở nước sở tại. Nên đưa vào hợp đồng tên người liên hệ, số fax, địa chỉ email của công ty khi giao dịch chính thức.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nên thuê tư vấn soạn thảo hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp ngại thuê do chưa quen, hoặc sợ tốn kém nhưng thực tế cho thấy, so với tổn thất thì không đáng là bao và phải coi đây là "đầu tư cho kiến thức" để tránh rủi ro chứ không phải là "chi phí" của doanh nghiệp. Nhìn rộng hơn, đầu tư một lần có thể dùng cho thời gian dài nên chi tính theo năm và trên doanh số thì cũng không đáng kể.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tổ chức cho nhân viên tham gia các lớp học chuyên môn, các sự kiện, hội thảo... để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Học phí không nhiều nhưng có tác dụng rất tốt để giảm rủi ro lâu dài.
Điều không kém phần quan trọng là cần cố gắng kiểm soát "lòng tham" trong kinh doanh. Vì đó là mục tiêu mà đối tác xấu nhắm đến ngay từ ban đầu như cho giá tốt, mời đi du lịch miễn phí...; cũng như trong quá trình làm ăn với nhau thời gian dài sau đó có thể sẽ tăng số lượng hàng để có trị giá hợp đồng cao hơn, đến mức nào đó, dùng sơ hở có từ trước, hoặc mới phát sinh và vì đã "tin nhau" để gian lận, lừa đảo.
Cuối cùng, sau khi xác định là bị lừa đảo, doanh nghiệp nên thông báo cho bạn hàng, hiệp hội mà mình tham gia để phòng tránh chung; đồng thời, gửi thông tin cho hiệp hội mà kẻ lừa đảo là hội viên để tố cáo; bảo lưu quyền đòi bồi thường với những tài liệu, chứng cứ đã có.
Tập đoàn nông nghiệp Úc hiến kế đổi mới ngành nông nghiệp Việt Nam Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 18/02/2022, Trưởng nhóm công tác lĩnh vực nông nghiệp, ông David John Whitehead - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin (Australia) đã đề xuất với Bộ NNPTNT những triển vọng phát triển ngành trong thời gian tới. David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, Trưởng nhóm Nông nghiệp VBF. Phát triển nông...