Doanh nghiệp Việt Mỹ cùng kiến tạo và phát huy các cơ hội kinh doanh
Sáng 10/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Hoa Kỳ – Việt Nam năm 2019 với chủ đề “Kỷ niệm 25 năm thương mại và đầu tư”.
Đây là lần thứ 3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Hoa kỳ (AmCham) và Phòng thương mại Hoa Kỳ phối hợp tổ chức hội nghị.
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2019. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2019 tập trung thao luạn một số vấn đề chính như: Tang cuơng nên kinh tê ky thuạt sô, giai quyêt nhu câu phat triên nang luơng, thuc đây nên kinh tê sang tao, đọng lưc thuong mai toan câu va kha nang canh tranh… Dự kiến chương trình cũng sẽ công bố “Sách Trắng” bao gồm những đê xuât, kiến nghị hướng đến việc tang cuơng thuong mai va đâu tu giưa Hoa Ky va Viẹt Nam.
Đại diện của các tập đoàn lớn tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, VCCI; Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa kỳ, AmCham. Hội nghị thu hút sự tham gia của khoảng 200 doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có những tên tuổi lớn như: Exxon Mobil, Amazon, Cocacola, Google, Facebook, Paypal, Visa… và nhiều nhà đầu tư mới.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gặp mặt đại diện một số nhà đầu tư Hoa Kỳ trước phiên khai mạc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trước khi tham dự phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Hoa Kỳ – Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc gặp ngắn với đại diện một số nhà đầu tư hàng đầu.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gặp mặt đại diện một số nhà đầu tư Hoa Kỳ trước phiên khai mạc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch AmCham tại Hà Nội Natasha Ansell cho biết, các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD tại Việt Nam, tích hợp Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm cho lao động Việt Nam và mở ra thị trường mới cho hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ.
“Các công ty Hoa Kỳ rất quan tâm đến sự thành công tiếp nối của Việt Nam và AmCham sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ để phát triển khu vực tư nhân tại đây.” Bà Natasha Ansell khẳng định.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Kim ngạch thương mại Việt – Mỹ gần 60 tỷ USD
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao và chân thành cảm ơn sự đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước đối với sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong chặng đường 25 năm qua. Phó Thủ tướng khẳng định trong mỗi bước phát triển của quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế – thương mại như: Việc hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương (năm 2000), Hoa Kỳ trao Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (năm 2001), hai nước ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (năm 2007)… cộng đồng doanh nghiệp hai nước đều đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển nhanh, vượt bậc cả về tầm mức và chiều sâu trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua, với nhiều sự kiện mang ý nghĩa lịch sử như: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo một nước ASEAN đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức; Tổng thống Trump là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm Việt Nam 2 lần trong một nhiệm kỳ. Phó Thủ tướng nhấn mạnh chính sách xuyên suốt của Việt Nam là coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu, mong muốn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Hoa Kỳ, trong đó, hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư tiếp tục là nền tảng và động lực của quan hệ hai nước.
Nhiều năm qua, Hoa Kỳ liên tục là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 130 lần kể từ năm 1994 đến nay (450 triệu USD năm 1994, lên đến gần 60 tỷ USD trong năm 2018). Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tiếp tục tăng mạnh (tăng gần 40% trong năm 2018). Trong chuyến thăm Việt Nam dự Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần thứ 2 vừa qua của Tổng thống Trump, các nhà lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký các hợp đồng thương mại lên tới hơn 21 tỷ USD.
Năm 2018, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,08%; tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 482 tỷ USD. Hiện có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 340 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ có 900 dự án còn hiệu lực với tổng giá trị hơn 9 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có những biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, Việt Nam quyết tâm hội nhập ngày càng sâu rộng và chủ động vào thể chế đa phương, thể hiện qua việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), tham gia và phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái bình Dương (CPTPP).
“Là thị trường hơn 90 triệu dân, với nguồn lao động trẻ, nền chính trị – xã hội ổn định cùng những nỗ lực đổi mới, cải cách của Chính phủ, với vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Việt – Mỹ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định, nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng tính bổ trợ lẫn nhau.
Trong khi Việt Nam có các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như thủy sản, hạt điều, dệt may, da giày… thì Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam những sản phẩm công nghệ cao, trong đó phải kể đến các dự án đầu tư năng lượng hay các hợp đồng mua máy bay…
“Các dự án đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó góp phần nâng cao tay nghề, tăng thu nhập và mang lại thịnh vượng cho người dân Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng tái khẳng định quyết tâm của Việt Nam xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.
“Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thành công tại Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam đang mong muốn phát triển như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và bền vững, kết cấu hạ tầng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, du lịch, công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao…”, Phó Thủ tướng nói.
“Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ lần này nên được coi là một trong những hoạt động nhằm kiến tạo và phát huy các cơ hội kinh doanh đầu tư giữa hai nước đồng thời cũng là một nỗ lực tiếp nối để phát triển những thành quả trên”, Phó Thủ tướng đề xuất và được cộng đồng doanh nghiệp hai nước hưởng ứng.
VCCI, Phòng Thương mại Hoa Kỳ, AmCham tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ kết nối kinh doanh và đầu tư.
Doanh nghiệp hai bên tiếp tục sử dụng hiệu quả cơ chế của Hiệp định khung về Thương mại và đầu tư (TIFA), trong đó tập trung vào triển khai và phát huy cơ chế cảnh báo sớm để mỗi bên có sự chuẩn bị kịp thời đối với tác động của các chính sách, quy định mới.
Nhật Bắc
Theo Baochinhphu
Bộ GTVT tiếp tục đề xuất xe hợp đồng phải gắn mào như taxi
Dự thảo lần thứ 8 của Nghị định 86 mới, Bộ GTVT phân định rõ hơn sự khác biệt giữa xe hợp đồng và xe taxi. Tuy nhiên, cả 2 loại xe này sẽ phải gắn mào khi hoạt động.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa hoàn thành dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải.
Dự thảo lần thứ 8 này mới được gửi cho các bên liên quan trong đó có các hãng gọi xe công nghệ, taxi truyền thống nghiên cứu góp ý trước khi Bộ GTVT tổ chức một cuộc họp lấy ý kiến.
Dự kiến giữa tháng 4, Bộ GTVT phải trình Chính phủ dự thảo hoàn chỉnh nghị định quan trọng này.
Bộ GTVT đang đề xuất xe hợp đồng cũng phải gắn mào như taxi. Ảnh: Việt Hùng.
Trong dự thảo lần này, Bộ GTVT quy định taxi được phân chia thành 2 loại, có đồng hồ tính tiền và sử dụng phần mềm để tính tiền. Với xe gắn đồng hồ thì phải xuất hóa đơn cho khách theo hành trình.
Với taxi tính tiền theo phần mềm, trên xe phải có thiết bị kết nối với hành khách để đặt xe, hủy chuyến. Kết thúc chuyến đi phần mềm phải gửi hóa đơn điện tử cho hành khách và Tổng cục Thuế.
Có một quy định chung cho cả 2 loại taxi này là phải có phù hiệu "TAXI" và được dán cố định phía bên phải mặt kính trước của xe, có hộp đèn chữ "TAXI" gắn cố định trước nóc xe, kích thước tối thiểu 15x20 cm.
Dự thảo mà Bộ GTVT xây dựng cũng quy định cụ thể hơn về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Theo đó, xe này phải niêm yết chữ "XE HỢP ĐỒNG" ở trên kính trước và kính phía sau xe theo quy định. Ngoài ra, "XE HỢP ĐỒNG" cũng phải có bảng điện tử gắn cố định trên nóc xe, kích thước tối thiểu 15x20 cm và phải được bật sáng khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, xe hợp đồng không được gom khách, đón khách ngoài danh sách do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho ừng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định lịch trình...
Đối chiếu quy định trong dự thảo này thì các hãng gọi xe công nghệ hiện nay như Go Viet, Grab, FastGo... đều phải đăng ký là doanh nghiệp vận tải. Nếu các doanh nghiệp này hoạt động như taxi sẽ áp dụng quy định như taxi, còn nếu hoạt động như xe hợp đồng sẽ phải áp dụng quy định như vậy. Dù ở trường hợp nào, các xe này đều phải gắn mào khi hoạt động.
Trước đó khi Bộ GTVT trình dự thảo lần thứ 7, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng dự thảo nghị định 86 mới về quản lý kinh doanh vận tải của Bộ GTVT chưa đạt yêu cầu và giao làm lại. Bộ GTVT phải trình Thủ tướng trước 15/4.
Trong dự thảo lần thứ 7 được Bộ GTVT đã trình Chính phủ, bộ này tiếp tục khẳng định việc sẽ quản lý xe chở khách dưới 9 chỗ có ứng dụng phần mềm như đối với taxi. Nghĩa là những loại hình xe 4 bánh của Grab, VATO, FastGo... sẽ bị coi là taxi.
Bộ GTVT cho rằng như vậy sẽ tạo công bằng, bình đẳng hơn về điều kiện kinh doanh vận tải và giải quyết được vấn đề kiến nghị mà các Hiệp hội taxi đề xuất.
Theo Zing.vn
Bộ Y tế và cuộc họp bị bỏ quên! Đừng biện bạch rằng chỉ khi nào đụng đến người chúng tôi khắc có mặt. Đừng đổ lỗi cho bất cứ hoàn cảnh khi dịch bệnh đã lan ra 21 tỉnh... Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố. Ảnh minh họa: T.L Những con số "dịch tả lợn châu Phi đã xảy...