Doanh nghiệp Việt đề nghị Campuchia điều chỉnh thuế xuất khẩu cao su
Doanh nghiệp Việt đang trồng cao su tại Campuchia đề nghị quốc gia này điều chỉnh mức thuế xuất khẩu sản phẩm cao su phù hợp với thông lệ quốc tế.
Sáng 2/8, tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đã diễn ra cuộc họp lần thứ hai giữa Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp, các ngành hữu quan và chính quyền một số tỉnh của Campuchia với các công ty cao su Việt Nam đang triển khai các dự án trồng cây sao su tại Vương quốc Campuchia.
Hội nghị liên ngành Campuchia với các công ty cao su Việt Nam
Tại hội nghị, đại diện Đại sứ quán Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su và một số doanh nghiệp cao su Việt Nam như tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt của chính phủ Campuchia, các bộ ngành hữu quan từ trung ương đến địa phương và của nhân dân trong và quanh vùng dự án nơi có các công ty cao su Việt Nam.
Việc đầu tư vào Campuchia của các doanh nghiệp cao su Việt Nam không chỉ nhằm mục đích lợi nhuận, mà còn mang lại lợi ích lớn cho Campuchia trong việc phát triển cây công nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh cây cao su, chuyển giao công nghệ trồng và chế biến cao su… góp phần vào thành công của mục tiêu chiến lược quốc gia Campuchia trong phát triển nông nghiệp.
Đại diện các công ty cao su Việt Nam đã nêu một số kiến nghị với các bộ ngành liên quan của Campuchia, nhất là ngành thuế, hải quan để tạo điều kiện duy trì và thúc đẩy các dự án trồng cây cao su, nhất là trong bối cảnh giá cao su thế giới đang ở mức thấp như hiện nay.
Video đang HOT
Cụ thể, hai bên cần đẩy nhanh tiến độ ký lại hợp đồng bổ sung, điều chỉnh thời hạn hợp đồng đất tô nhượng từ 90 năm và 70 năm xuống 50 năm cho các công ty Việt Nam; tạo điều kiện thông thoáng trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu; nghiên cứu lại các quy định có liên quan đến xuất khẩu các sản phẩm cao su sau chế biến, đặc biệt là mức thuế xuất khẩu phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Yim Chhaily ghi nhận những đóng góp của Tập đoàn Công nghiệp Cao su và các doanh nghiệp cao su khác của Việt Nam trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của các địa phương nơi có các dự án cao su của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Campuchia yêu cầu các bộ ngành liên quan ghi nhận và nghiên cứu các ý kiến, kiến nghị của các công ty cao su Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy các dự án trồng cây cao su.
Đến nay, có tổng cộng 48 doanh nghiệp Việt Nam đang triển khai đầu tư phát triển cao su tại Campuchia, trong đó Tập đoàn Công nghiệp cao su đang quản lý 15 đơn vị thành viên thực hiện đầu tư 19 dự án cao su. Tổng quỹ đất các công ty Việt Nam được Chính phủ Campuchia cấp để trồng cao su là trên 200.000 ha./.
Theo_VOV
Bác đề xuất ưu đãi thuế cho khoáng sản xuất khẩu sang Trung Quốc
Các doanh nghiệp kiến nghị tính thuế xuất khẩu phù hợp với khoáng sản xuất khẩu sang Trung Quốc tuy nhiên lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, việc áp thuế cao với tài nguyên thô để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Đây là trả lời của ngành tài chính cho kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hà Giang gửi tới Thủ tướng Chính phủ trước đó.
Theo hiệp hội này, Hà Giang là tỉnh miền núi nơi địa đầu của Tổ quốc gần với Trung quốc nhưng xa các trung tâm công nghiệp. Điều này dẫn tới chi phí vận tải về các khu công nghiệp trong nước quá xa, tăng phí trong giá thành, không đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và xã hội.
"Vì vậy các doanh nghiệp kiến nghị với Thủ tướng tính thuế xuất khẩu cho phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phép xuất khẩu các loại khoáng sản sang Trung quốc," kiến nghị có nêu.
Ngoài ra, giới doanh nghiệp Hà Giang cũng đề nghị Chính phủ rà soát lại các loại thuế và phí đối với các loại khoáng sản. Theo đại diện hiệp hội, hiện nay có trên 11 loại thuế và phí là "quá nhiều và quá cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp."
Một số loại thuế, phí được nhắc tới như: Thuế giá trị gia tăng 10%, thuế tài nguyên 10-12%, thuế thu nhập doanh nghiệp 32-50%, phí môi trường khoảng 6-14% giá bán,...
Trả lời cho những kiến nghị trên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, thuế xuất khẩu các sản phẩm ở Việt Nam về cơ bản ở mức 0%, riêng các sản phẩm tài nguyên thô xuất khẩu thì áp dụng mức thuế suất cao trong phạm vi cam kết quốc tế "để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước."
Khẳng định tài nguyên là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, lãnh đạo ngành tài chính cũng dẫn lại Luật khoáng sản có quy định "Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả."
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, mỗi chính sách thu hiện hành liên quan đến tài nguyên đều được gắn với mục tiêu điều chỉnh riêng, là công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia.
Nhận xét của ngành tài chính cho rằng, các khoản thu đối với khai thác khoáng sản hiện hành (trong đó có chính sách thu từ thuế, phí, lệ phí) trong thời gian qua được ban hành, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp khai thác và địa phương.
"Việc điều tiết các khoản thu từ khoáng sản luôn hướng các doanh nghiệp thực hiện khai thác khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm tài nguyên," lãnh đạo Bộ Tài chính lên tiếng.
Do đó, đại diện cơ quan chức năng đề nghị các doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật với vấn đề trên.
Theo Vietnam
Vì sao Bộ Tài chính không lùi thời gian tăng phí trạm BOT? Bộ Tài chính nhận thấy đề nghị của Bộ GTVT chưa phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thời gian thực hiện quá gấp. Liên quan đến một số ý kiến cho rằng, phí đường bộ đối với dự án BOT do Bộ Tài chính đưa ra quá cao. Trong khi đề xuất của Bộ GTVT lùi thời hạn...