Doanh nghiệp Việt cần “bắt tay” nhau để tăng lực xuất khẩu
Để đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh những chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp cần tăng cường sự kết nối, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Sáng 14/4, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2016, với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, khai thác cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do nhằm mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu”. Đây là hoạt động được tổ chức hàng năm, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu, kết nối và tìm ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, phát triển sản xuất, phát triển thị trường.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn tồn tại không ít khó khăn cần phải tháo gỡ.
Tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng, những năm qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Trong lĩnh vực xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam đã được xuất đi hơn 200 nước trên thế giới. Đặc biệt, năm 2015, một lần nữa Việt Nam lại đạt được mốc mới trong kim ngạch xuất khẩu với trị giá 162,4 tỷ USD, trong đó có tới 23 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD là điện thoại, các loại linh kiện, cà phê, gạo, dệt may, thủy sản, giày dép…. Cơ cấu hàng hóa chuyển dịch rõ nét, tỷ trọng của các nhóm hàng chế biến có giá trị gia tăng cao tăng dần…
Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn tồn tại không ít khó khăn cần phải tháo gỡ. Đó là hiện nay, trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô phân tán, nhỏ lẻ; Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chưa theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới; Năng lực quản lý kinh doanh và kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh kém so với các đối thủ, chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động nắm bắt, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường thế giới, chưa đủ tự tin trong hoạt động đầu tư xúc tiến hoạt động xuất khẩu, khai thác những thị trường lớn.
Video đang HOT
Thời gian tới, khi các Hiệp định thương mại tự do được ký kết và có hiệu lực, sự cạnh tranh về hàng hóa trong nước và nước ngoài sẽ diễn ra gay gắt hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi.
Để vượt qua thách thức và đạt được thành công trong xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước cần có sự kết nối, hợp tác với nhau. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác rộng lớn hơn với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại thời gian tới, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2016, Cục sẽ tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
“Trước hết, Cục sẽ cung cấp, chia sẻ thông tin, phân tích thông tin các nhóm, ngành hàng với từng thị trường cụ thể, với những lợi thế cụ thể mới có được nhờ các Hiệp định thương mại tự do. Thứ 2 là tăng cường cung cấp thông tin và phân tích thị trường. Việc này Cục xúc tiến thương mại Bộ Công Thương đã triển khai nhiều năm qua và sẽ tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hơn nữa đối với các thị trường trọng điểm. Thứ 3 là triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Bùi Huy Sơn cho biết./.
Chung Thủy
Theo_VOV
Báo Anh: TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Giám đốc châu Á của Bộ phận Nghiên cứu Đầu tư thuộc Thời báo Tài chính nhận định TPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.
Giám đốc châu Á của Bộ phận Nghiên cứu Đầu tư trực thuộc tờ Thời báo Tài chính (Financial Times - Anh) David Robinson nhận định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới.
(Ảnh: TTXVN)
Ông Robinson còn nhấn mạnh rằng so với 3 quốc gia thành viên khác ở khu vực Đông Nam Á gồm Malaysia, Brunei và Singapore, Việt Nam có thể là nước hưởng lợi nhiều nhất khi TPP chính thức được triển khai.
Sau khi được phê chuẩn, TPP sẽ giúp các công ty của Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Australia. Đây được coi là động lực quan trọng kích thích hoạt động xuất khẩu, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm ở trong nước.
Vài năm trở lại đây, dệt may, da giày là những lĩnh vực phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng sẽ là những lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất khi TPP chính thức được phê chuẩn.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiện tại Mỹ đang áp thuế nhập khẩu đối với hàng da giày của Việt Nam với mức cao nhất có thể lên đến 48%. Trong khi đó, một số mặt hàng dệt may cụ thể có thể phải chịu mức thuế 20%.
TPP sẽ giảm các loại thuế nhập khẩu này xuống bằng 0% hoặc gần bằng 0%, tùy thuộc vào mỗi mặt hàng. Như vậy, hàng da giày của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể sẽ tăng đột biến.
Năm 2015, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ đã đạt mức tăng 23%. Tuy nhiên, ông Robinson cũng cho rằng việc giảm thuế nhập khẩu trong khuôn khổ TPP có thể sẽ khiến các nhà sản xuất da giày và dệt may Trung Quốc chuyển dịch hoặc mở rộng hoạt động sản xuất sang thị trường Việt Nam.
Bộ phận Nghiên cứu Đầu tư của tờ Thời báo Tài chính dự báo rằng TPP sẽ giúp Việt Nam tăng gấp đôi thị phần hàng dệt may và da giày tại Mỹ, và có thể đạt mức 30% vào năm 2020. Bên cạnh đó, TPP cũng mang lại lợi ích đáng kể cho ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Việt Nam.
Khi nguồn vốn đầu tư được tăng cường, ngành sản xuất ôtô của Việt Nam có thể vươn lên vị trí thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan. Rõ ràng, Việt Nam sẽ trở thành một thị trường hấp dẫn hơn, thu hút giới đầu tư bên ngoài.
TPP có 12 thành viên và chiếm tới 40% nền kinh tế toàn cầu. Dự kiến, Việt Nam sẽ phê chuẩn TPP trong năm 2016. TPP cũng cần được Quốc hội Mỹ thông qua./.
Theo NTD
Rau quả Việt Nam gặp hạn vì Trung Quốc Trước những biến động kinh tế, nông sản Việt Nam dần "đuối sức", gặp khó trong vấn đề cạnh tranh và liên tục bị các nước trong khu vực "cướp" mất thị trường. Hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh cả lượng và chất. Nông sản Việt mất dần thị trường Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính...