Doanh nghiệp vay ngoại tệ ‘đau đầu’ do chênh lệch tỷ giá
Cùng với áp lực lạm phát, thời gian qua, chênh lệch tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng lên do sự lên giá của đồng USD.
Diễn biến tăng giá của đồng USD cũng phần nào phản ánh kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết trong nửa đầu năm nay.
Chênh lệch tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng lên do sự lên giá của đồng USD. Ảnh (tư liệu) minh hoạ: Trần Việt/TTXVN
Đặc biệt, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu lớn, có tỷ trọng vay nợ USD cao… ghi nhận nhiều khoản lỗ lớn do chênh lệch tỷ giá.
Lợi nhuận “bào mòn” vì chênh lệch tỷ giá
Theo thông tin từ Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, trong nửa đầu năm nay, Tập đoàn Novaland đã huy động thành công 18.000 tỷ đồng nợ vay, tương ứng hoàn thành 75% kế hoạch cả năm; trong đó, có khoản huy động thành công 250 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi từ nhóm quỹ đầu tư do Warburg Pincus dẫn đầu.
Đây là con số ấn tượng dù gặp phải nhiều hạn chế về chính sách tín dụng. Tuy nhiên, cùng với việc huy động nguồn vốn lớn, báo cáo tài chính quý II/2022 của Novaland cho thấy, trong nửa đầu năm nay, nhiều khoản chi phí tài chính như chi phí lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư, lãi vay, chi phí phát hành trái phiếu… đều tăng đáng kể so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, với khoản nợ vay ngoại tệ bằng USD lớn, đồng USD lại có xu hướng tăng giá, Novaland phải bù lỗ hơn 300 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ là 31,5 tỷ đồng. Dù khoản lỗ này chưa tác động lớn tới kết quả kinh doanh của tập đoàn, nhưng đây cũng là chỉ báo quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Diễn biến tăng giá của đồng USD cũng đã phản ánh kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết khác. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, chỉ trong quý II, Vietnam Airlines ghi nhận khoản lỗ tỷ giá lên tới 841 tỷ đồng, tăng gần 34 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy chi phí tài chính của Tổng công ty này tăng vọt 2,7 lần, lên mức 1.147 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, chi phí tài chính của Vietnam Airlines tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước, lên mức 1.676 tỷ đồng; trong đó, chủ yếu do khoản lỗ 1.012 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá.
Video đang HOT
Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá lên tới 1.270 tỷ đồng, gấp 6,5 lần cùng kỳ năm 2021, do lượng nguyên liệu nhập khẩu lớn và dư nợ vay bằng USD cao. Khoản lỗ tỷ giá đã đẩy chi phí tài chính của Hòa Phát tăng 2,5 lần trong quý II/2022, lên mức 2.032 tỷ đồng.
Với dư nợ bằng USD lớn tại các ngân hàng như Mizuho, Malayan Banking Berhad, Sumitomo Mitsui, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã phải gánh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lên tới 42 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí tài chính tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến Tập đoàn này báo lỗ sau thuế hơn 46 tỷ đồng trong quý II/2022, trong khi cùng kỳ lãi 47 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn này giảm tới 40% so với cùng kỳ, đạt 137 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp trong ngành điện lực, dầu khí cũng ghi nhận khoản lỗ lớn do chênh lệch tỷ giá. Theo báo cáo tài chính quý II/2022 của Tổng công ty Phát điện 3 (Genco3), trong quý II, Genco3 ghi nhận chi phí tài chính tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, lên 680 tỷ đồng), chủ yếu do khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 385 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi chênh lệch tỷ giá là 88 tỷ đồng.
Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế quý 2/2022 của Genco3 giảm hơn phân nửa, chỉ đạt 407 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Genco3 đạt 1.254 tỷ đồng lãi ròng, giảm gần 24% so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ các doanh nghiệp trên, hàng loạt doanh nghiệp khác cũng ghi nhận khoản lỗ lớn do biến động tỷ giá trong nửa đầu năm nay như: Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (POW) lỗ chênh lệch tỷ giá tới 82 tỷ đồng; Công ty cổ phần Sợi Thế kỷ lỗ 17 tỷ đồng; Công ty Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai lỗ 330 tỷ đồng…
Những ngành nào sẽ bị ảnh hưởng do biến động tỷ giá?
Theo dữ liệu từ Bloomberg, chỉ số US Dollar Index (DXY) thể hiện sức mạnh của đồng USD và các đồng tiền chủ chốt khác đã ghi nhận mức tăng 10,7% từ đầu năm và vượt mức đỉnh đầu năm 2020. Đồng EUR hiện đang mất giá so với USD khoảng 10% so với thời điểm đầu năm. Đã có thời điểm đồng EUR mất giá tới hơn 12%, chủ yếu là do các chính sách kiềm chế lạm phát gần đây của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) làm đồng USD mạnh lên đáng kể.
Trong báo cáo mới đây, Bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán Agriseco nhận định, sự tăng lên của tỷ giá USD/VND và sự giảm giá của tỷ giá JPY/VND sẽ có ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thanh toán bằng đồng USD, do USD chiếm tới 90% trong giao dịch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ít/nhiều phụ thuộc vào cơ cấu doanh thu cũng như nguồn vốn. Trong khi đó, các giao dịch bằng đồng EUR tại Việt Nam lại chiếm tỷ trọng không quá lớn, do vậy việc tỷ giá EUR/VND giảm sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới các doanh nghiệp đang niêm yết.
Các chuyên gia của Agriseco cho rằng, một số doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trước diễn biến tỷ giá như hiện tại, bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu phần lớn từ Mỹ; doanh nghiệp nội địa đang bị cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ châu Âu hoặc Nhật Bản và các doanh nghiệp có tỷ trọng vay nợ USD trên tổng tài sản cao.
Dựa trên dữ liệu của Tổng cục Hải quan, Agriseco cho biết, các mặt hàng được Việt Nam nhập siêu nhiều nhất từ Mỹ bao gồm bông, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, thức ăn chăn nuôi và dược phẩm. Đối với việc nhập khẩu từ các thị trường khác, mặc dù phần lớn các giao dịch xuất nhập khẩu hiện nay được thanh toán bằng USD, tuy nhiên khi USD tăng giá thì các đồng nội tệ bản địa cũng bị mất giá và bù trừ cho sự giảm giá của VND, các doanh nghiệp Việt Nam theo đó sẽ không bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên có thể bị tăng giá vốn trong trường hợp tỷ giá USD/VND tăng, dẫn tới lợi nhuận gộp giảm.
Đối với các doanh nghiệp nội địa đang bị cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ châu Âu hoặc Nhật Bản, các mặt hàng từ các khu vực này sẽ có giá vốn rẻ hơn (tính theo VND) và ảnh hưởng trực tiếp tới sức cầu tiêu thụ mặt hàng nội địa. Một số ngành có giá trị nhập siêu từ EU, Nhật Bản lớn bao gồm sắt thép và phế liệu, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, nhựa, hoá chất…
Ngoài ra, các doanh nghiệp có tỷ trọng vay nợ USD cao trên tổng tài sản cũng sẽ bị ảnh hưởng từ sự biến động này. Việc huy động vốn vay USD với tỷ trọng lớn có thể khiến các doanh nghiệp chịu lỗ tỷ giá, theo đó làm tăng chi phí tài chính và làm lợi nhuận sau thuế giảm; trong đó, tập trung vào các doanh nghiệp có chi phí đầu tư tài sản cố định cao như điện than, năng lượng tái tạo, sản xuất thép; hoặc lĩnh vực vận tải như vận tải dầu khí, vận tải hàng không và đang được tài trợ vốn quốc tế thông qua vay nợ bằng USD.
Theo các chuyên gia, việc Fed liên tục tăng lãi suất sẽ khiến cho USD tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền khác, trong đó có VND, tạo sức ép lớn hơn lên tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2022, xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND được kỳ vọng sẽ chậm lại, nhờ dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện, thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cao…
Vụ Tân Tạo chuyển tiền 'khủng' sang Mỹ: Quy định chuyển tiền ra nước ngoài có lỏng?
Liên quan đến việc Tân Tạo tạm ứng gần 2.000 tỉ đồng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến đầu tư ở Mỹ nhưng sau đó đính chính chỉ chi 633 tỉ đồng gây xôn xao, Ngân hàng Nhà nước nói quy định chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài rất chặt chẽ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước cho hay quy định chuyển tiền ra nước ngoài, ngay cả để đầu tư dự án rất chặt chẽ.
Theo vị này, trước tiên dự án phải được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp phép. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, muốn chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư dự án, nhà đầu tư phải mở tài khoản, được chi mục nào và phải báo cáo định kỳ.
Cụ thể, thông tư 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở một tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép.
Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam thì nhà đầu tư phải mở và sử dụng đồng thời một tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và một tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép.
Nhà đầu tư phải đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cũng hướng dẫn rất chi tiết các giao dịch chi cho dự án đầu tư ra nước ngoài gồm chi chuyển khoản; chi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh liên quan đến khoản bảo lãnh của nhà đầu tư cho chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài; chi chuyển khoản vào tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư...
Định kỳ hằng quý (chậm nhất vào ngày 5 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo), nhà đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài cho từng dự án cho Ngân hàng Nhà nước.
Tân Tạo đính chính, nói "hạch toán sai" 1.300 tỉ đồng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2022 công bố trước đó, chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến tạm ứng 1.936 tỉ đồng cho việc tham gia dự án tại Hoa Kỳ - Ảnh: NGỌC HIỂN chụp lại
Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo - Itaco (ITA) đã công bố báo cáo tài chính vào cuối tháng 7, trong đó nêu thông tin Tân Tạo tạm ứng cho chủ tịch HĐQT Maya Danglas (tên mới của bà Đặng Thị Hoàng Yến) số tiền 1.936 tỉ đồng để tham gia dự án ở Mỹ khiến dư luận xôn xao vì số tiền chuyển ra nước ngoài quá lớn.
Đáng chú ý, thời gian qua bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng kêu cứu về thông tin "buộc phá sản Tập đoàn Tân Tạo".
Tuy nhiên, vào ngày 5-8, Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo công bố lại báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2022 bởi trước đó đã "hạch toán sai".
Theo báo cáo mới được sửa này, chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến không tạm ứng 1.936 tỉ đồng cho việc tham gia dự án tại Mỹ, thay vào đó chỉ 633 tỉ đồng với mục đích "hợp đồng chuyển nhượng cổ phần" theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua vào ngày 29-4-2022.
Vào cuối tháng 6, cổ phiếu ITA có những phiên bị bán tháo dữ dội sau khi thông tin Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITA) bị mở thủ tục phá sản sau 4 năm tranh chấp được lan truyền trên các diễn đàn.
Đô la 'lậu' vẫn bán công khai Mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định việc mua bán ngoại tệ "chợ đen", phi chính thức là trái pháp luật nhưng thị trường này thực tế vẫn giao dịch tự do. Một cú điện thoại là có USD Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc...