Doanh nghiệp vận tải Thanh Hóa điêu đứng do giá xăng, dầu tăng kỷ lục
Chưa kịp phục hồi sau thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lại tiếp tục điêu đứng và gặp nhiều khó khăn khi giá xăng, dầu tăng mức kỷ lục trong thời gian qua.
Bến xe phía Bắc, thành phố Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ vận tải và Du lịch Bình Hoài tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn hiện có 18 xe limousine chạy tuyến cố định Triệu Sơn – Hà Nội. Trước đây, khi dịch bệnh chưa xuất hiện, hàng ngày, doanh nghiệp khai thác từ 8 – 10 chuyến Triệu Sơn – Hà Nội và ngược lại. Với lượng khách tương đối đều, doanh nghiệp đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động với mức thu nhập ổn định.
Từ đầu năm 2022 đến nay, sau 3 năm hoạt động cầm cự do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh nghiệp đã bắt đầu khai thác trở lại với số khách và tần suất chuyến tương đối ổn định, tuy nhiên những ngày vừa qua, giá xăng dầu trong nước tăng ở mức kỷ lục đã khiến doanh nghiệp một lần nữa gặp nhiều khó khăn.
Bà Trịnh Thị Bình, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ vận tải và Du lịch Bình Hoài chia sẻ, 3 năm vừa qua là thời điểm hết sức khó khăn đối với doanh nghiệp, có những thời điểm phải cắt giảm hết nhân công vì hơn 10 đầu xe phải nằm tại bến. Xe không hoạt động nhưng mọi chi phí về bảo dưỡng, lãi ngân hàng doanh nghiệp vẫn phải trả nên rất khó khăn.
Đầu năm 2022, với chủ trương thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, 18 đầu xe của công ty đã hoạt động trở lại, nhưng lại đúng thời điểm giá xăng tăng phi mã. Nếu như trước đây một con xe chạy tuyến cố định Hà Nội – Triệu Sơn chi phí hết khoảng 700 nghìn tiền dầu, thì đến thời điểm hiện tại chi phí tăng gấp đôi, hết khoảng 1,2 đến 1,3 triệu tiền dầu.
“Điều này, buộc doanh nghiệp chúng tôi phải tăng giá vé lên 30.000 đồng/người/vé và cũng thường xuyên tuyên truyền để khách hàng hiểu và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp thời điểm này. Cùng với đó, doanh nghiệp chúng tôi cũng làm tốt hơn khâu dịch vụ, chăm sóc khách hàng, đưa đón tận nơi… nên hiện tại giá vé có tăng nhẹ nhưng khách hàng vẫn rất ủng hộ…”, bà Bình chia sẻ thêm
Cũng trong tình cảnh tương tự, cầm cự qua giai đoạn dịch bệnh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải Hải Hà chuyên tuyến Hậu Lộc (Thanh Hóa) – Hà Nội lại bị ảnh hưởng mạnh khi giá xăng dầu tăng cao trong những ngày vừa qua. Nếu tiếp tục hoạt động với số lượng hành khách ít ỏi, trong khi giá nhiên liệu tăng như hiện nay thì chắc chắn công ty phải bù lỗ.
Ông Đỗ Hồng Hải, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải Hải Hà, cho biết, đơn vị có 10 xe chạy tuyến Thanh Hóa – Hà Nội. Với thực trạng, lượng khách ngày càng giảm, giá xăng, dầu tăng từng ngày thì biện pháp duy nhất lúc này là nhà xe giảm bớt nhân lực. Hiện nay chỉ có 30% trong tổng số 10 chiếc xe chạy, trước đây là một lái, một phụ, rồi nhân lực bến bãi nhưng nay thì cắt giảm người làm ở bến bãi, lái và phụ thay nhau. Nếu trước đây, mỗi nhân lực có 30 ngày công/tháng thì giờ chỉ luân phiên, mỗi người đi được 10 ngày công/tháng.
Video đang HOT
Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Hải Hà mong muốn thời gian tới, giá xăng, dầu sẽ bình ổn trở lại và Nhà nước sớm thực hiện giảm 50% thuế môi trường…
Gía xăng, dầu tăng không chỉ đang ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải tư nhân mà còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe buýt. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 12 tuyến xe bút cố định với trên 200 đầu xe, nhưng hiện chỉ còn 6 tuyến với trên 70 xe có thể duy trì hoạt động ở mức cầm chừng; 6 tuyến buộc phải tạm dừng hoàn toàn.
Theo ông Lê Xuân Long, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải ô tô Thanh Hóa, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Thanh Hóa, chịu ảnh hưởng kép của dịch COVID-19 kéo dài và giá xăng dầu tăng cao đã khiến cho ngành vận tải thiệt hại nặng nề. Nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản khi hàng trăm phương tiện buộc phải ngừng hoạt động
Dự báo do ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới, thời gian tới giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng, gây ra những khó khăn vô cùng lớn, vượt quá khả năng chống đỡ, cầm cự của các doanh nghiệp vận tải. Vì vậy, các doanh nghiệp vận tải rất cần những chính sách hỗ trợ từ nhiều phía, từ Trung ương đến địa phương, giúp các đơn vị vượt qua giai đoạn khó khăn này, duy trì để phục hồi hoạt động khi có điều kiện thuận lợi hơn…
Giá xăng tăng cao kỷ lục, doanh nghiệp vận tải gặp 'ác mộng'
Xăng dầu tăng giá mạnh trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp gây sức ép khủng khiếp lên doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực vận tải.
Trong kỳ điều chỉnh mới nhất, giá mỗi lít xăng A95 đã chạm 25.320 đồng, xăng E5 cao nhất là 24.570 đồng, giá các loại dầu cũng tăng mạnh. Việc giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu tiếp tục leo thang, trong khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục gây áp lực khủng khiếp đối với doanh nghiệp vận tải.
"Ác mộng" vì giá xăng tăng
Không giấu nổi sự lo lắng trước việc giá xăng dầu tăng cao kỷ lục, ông Tô Quang Học, Giám đốc Công ty TNHH Phiệt Học - đơn vị có nhiều đầu xe chuyên chạy tuyến Hà Nội - Thái Bình cho hay, doanh nghiệp đang "vò đầu bứt tai" tìm phương án kinh doanh khi giá nhiên liệu liên tục tăng chóng mặt.
Giá xăng dầu tăng ở ngưỡng cao nhất trong 8 năm qua đã khiến các doanh nghiệp vận tải rơi vào tình cảnh khó khăn.
Xăng dầu chiếm 30 - 40% đơn giá vận chuyển nên việc nhiên liệu đầu vào tăng giá chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí vận tải. Hiện doanh nghiệp đang phải tính toán lại giá cước vận chuyển cho những chuyến xe sắp tới. Tuy nhiên, việc này không dễ, bởi mỗi chuyến chỉ lèo tèo vài khách.
"Hai năm nay, doanh nghiệp lao đao vì dịch COVID-19 kéo dài. Nay giá xăng dầu tăng cao kỷ lục không còn là nỗi lo nữa mà là ác mộng thật sự với ngành vận tải", ông Học nói.
Tương tự, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (chủ thương hiệu xe Sao Việt), cũng lo lắng không kém. Theo ông Bằng, giá xăng dầu thế giới tăng cao nên việc giá nhiên liệu đầu vào trong nước tăng vọt là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp gần như kiệt quệ vì dịch bệnh, nay giá xăng dầu chẳng khác nào cú đánh bồi đẩy họ đến bờ vực phá sản.
"Chúng tôi cũng không biết làm thế nào. Anh em nhà xe cũng chỉ biết nhìn nhau "cắn răng" mà chấp nhận. Tiếp tục chạy thì thua lỗ, nghỉ thì lấy đâu ra tiền trả lãi vay ngân hàng, mà bán xe lúc này cũng chẳng ai dám mua", ông Bằng chia sẻ.
Trong nỗi lo chung vì giá nhiên liệu tăng cao, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại dịch vụ Đất Cảng cho biết, từ nhiều tháng nay, vận tải hành khách đa số thua lỗ nên áp lực rất lớn. Trong khi, phương án tăng giá vé để bù đắp thua lỗ không khả thi vì khách đi lại rất hạn chế do lo ngại lây lan dịch bệnh.
Hạ nhiệt giá xăng, hồi phục kinh tế
TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.
"Với nền kinh tế Việt Nam, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5 % - mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế", ông Lâm nhấn mạnh.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần phục hồi sau thời gian đình trệ vì dịch COVID-19, nếu giá xăng dầu tăng cao sẽ kéo theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, logictisc...
Xe khách vắng bóng người đi. (Ảnh: Đắc Huy)
Việc giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long, doanh nghiệp và người dân hiện có hai mối lo thường trực là dịch COVID-19 và giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là xăng dầu đã đạt mức giá cao nhất trong 8 năm qua. Trong khi dịch bệnh đã tạm thời được kiểm soát, nền kinh tế trên đà hồi phục, việc giá xăng dầu lại liên tục tăng, gây áp lực rất lớn lên đà phục hồi kinh tế.
Ông Long cho hay, giá xăng dầu trong nước hiện nay phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới. Việt Nam không có cách nào làm giá xăng thế giới hạ nhiệt, chỉ có thể ổn định giá mặt bằng này bằng cách điều chỉnh hai van là thuế và quỹ bình ổn giá (BOG). Với việc quỹ bình ổn nay đã cạn, chỉ còn trông vào điều chỉnh thuế phí.
Hiện mỗi lít xăng dầu bán ra thị trường phải gánh 4 loại thuế gồm: thuế giá trị gia tăng 10%, thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế bảo vệ môi trường từ 3.800 - 4.000 đồng/lít.
Trong số này, chỉ có thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt là có thể giảm. Hiện thuế nhập khẩu đã ở mức thấp trong khi nghị quyết mới đây của Quốc hội về giảm thuế VAT cho các hàng hóa, dịch vụ thì mặt hàng xăng dầu không được đề cập đến.
Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, giá xăng dầu tăng cao như hiện này sẽ ảnh hưởng nhất định đến giá cả của một số hàng hoá và mặt bằng giá cả trong nền kinh tế quốc dân.
Ông Thịnh cho rằng, có 2 công cụ để giảm bớt sự tăng giá là quỹ bình ổn xăng, dầu và thuế. Nếu sử dụng 2 chính sách này hợp lý thì sẽ giảm được tỉ lệ tăng của giá xăng dầu.
Nghệ An: Tháo gỡ khó khăn cho vận tải hành khách Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô đã được phép hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.Nhưng các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn gặp khó khăn, đang đứng trước nguy cơ phá sản do nguồn vốn cạn kiệt, giá xăng dầu tăng cao, thiếu nhân lực. Khu vực phòng chờ...