Doanh nghiệp vận tải sẵn sàng phục vụ Tết Nhâm Dần
Ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã sẵn sàng kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Nhâm Dần 2022 trên cơ sở đảm bảo an toàn và tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19.
Linh hoạt các phương án vận tải
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh, hợp đồng và du lịch ở Hà Nội đã lên phương án bố trí xe dự phòng, xe tăng cường để phục vụ, kịp thời đáp ứng khi cần thiết; đồng thời, xây dựng phương án phối hợp với các lực lượng công an thành phố, chính quyền địa phương, thanh tra giao thông… để giữ gìn trật tự an ninh, an toàn giao thông trong và ngoài bến xe.
Theo nhận định của lãnh đạo các bến xe, nhu cầu đi lại trong dịp Tết, lễ hội Xuân 2022 sẽ không căng thẳng như hàng năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn phức tạp, hoạt động vận tải trong điều kiện thích ứng an toàn chưa hồi phục, hành khách vẫn e ngại đến chỗ đông người… Vì vậy, các bến xe đều thực hiện bán vé trực tuyến, hạn chế tối đa để hành khách phải xếp hàng và triển khai sớm nhiều hình thức bán vé đến tận tay hành khách; chủ động ký hợp đồng với các trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp, khu chế xuất, đơn vị lực lượng vũ trang… có nhu cầu vận chuyển khách đi các địa phương khác.
Ngành Đường sắt triển khai bán vé tàu Tết Nhâm Dần 2022.
Các bến xe cũng tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19; tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin của bến để hành khách nâng cao Ngành Đường sắt triển khai bán vé tàu Tết Nhâm Dần 2022. ý thức phòng chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát xe ra vào bến đăng ký đón trả khách, kiểm tra chất lượng phương tiện, người lái, hàng hoá, hành lý để kịp thời ngăn chặn, xử lý nếu phát hiện vi phạm…
Đối với vận tải taxi, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp bố trí phương tiện đảm bảo về số lượng, chất lượng, đáp ứng các điều kiện theo quy định; tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19; niêm yết giá cước trên xe, kê khai giá. Riêng các đơn vị vận tải khách bằng xe buýt bố trí xe đảm bảo số lượng và chất lượng tham gia hoạt động trên các tuyến, tăng cường thông tin, tuyên truyền về thời gian chạy, lộ trình hoạt động tại các bến xe khách liên tỉnh, khu vực nhà ga, tuyến qua khu vực lễ hội; xây dựng kế hoạch bố trí xe tăng cường phục vụ trên các tuyến thông qua các bến xe Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Ga Hà Nội, điểm trung chuyển Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Quốc Việt… trong những ngày cao điểm để kịp thời giải toả khách khi lượng khách tăng đột biến.
Đường sắt, Hàng không cũng sẵn sàng
Video đang HOT
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải đường sắt liên quan triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn vận tải trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu; đồng thời, bám sát diễn biến của luồng hành khách đi tàu để chủ động lập thêm toa tàu, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của hành khách, nhất là trên các tuyến đường sắt Bắc – Nam, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng.
Từ ngày 15/12, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) đã triển khai chương trình khách hàng thân thiết kể từ ngày 1/1/2022 đến hết 31/12/2022. Khách hàng tham gia chương trình sẽ được quy đổi từ điểm tích lũy sang tiền giảm giá vé tàu khi hành khách đã tích lũy được tối thiểu 20 điểm; hành khách hạng bạc được giảm 10% giá vé, hành khách hạng vàng được giảm 15% giá vé.
Cụ thể, nếu khách hàng chưa sử dụng hết số điểm đã tích lũy trong chương trình khách hàng thân thiết năm 2021, khách hàng tiếp tục được sử dụng số điểm tích lũy của năm 2021 để quy đổi ra tiền giảm giá vé tàu, đồng thời được cộng dồn với số điểm tích lũy trong năm 2022 để xét nâng hạng khách hàng hạng vàng, hạng bạc trong năm 2022. Với quy định mới này, khách hàng đã tham gia chương trình khách hàng thân thiết năm 2021 có thể tích lũy điểm, được giảm giá khi mua vé tàu Tết Nhâm Dần 2022 nếu đủ điều kiện.
Riêng đối với hàng không, khác với mọi năm, do diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp, đến thời điểm hiện tại vé máy bay Tết vẫn còn nhiều, với mức giá tương đối thấp. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều hành khách vẫn đang lưỡng lự, chưa quyết định do sợ ảnh hưởng dịch bệnh. Nếu đặt vé Vietnam Airlines bay ra Hà Nội vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Âm lịch ngày 29/1 (tức 27 tháng Chạp) và bay vào TP Hồ Chí Minh ngày cuối cùng (ngày 6/2, tức ngày mùng 6 Tết), giá vé khứ hồi của Vietnam Airlines ở mức xấp xỉ 7,2 triệu đồng (đã bao gồm thuế phí). Nếu chọn bay Vietjet hạng economy, khách hàng sẽ chỉ phải trả khoảng 4,4 triệu đồng/vé khứ hồi. Còn nếu chọn bay Bamboo Airways, hành khách sẽ phải trả khoảng 5,4 triệu đồng cho một cặp vé khứ hồi hạng economy…
Trên cơ sở số liệu bán và đặt chỗ thực tế của từng đường bay cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam sẽ phối hợp với các hãng hàng không rà soát, xem xét nhu cầu tăng tải cung ứng của từng đường bay, đề xuất, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 10/1/2022.
Thương mại, vận tải trong nước đang dần khôi phục trở lại
Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại.
Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021, tăng 28,1% so với quý trước; vận tải hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế đến nước ta tăng 62,7%.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 ước đạt 1.312,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với quý trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%).
Doanh nghiệp vận tải đường bộ "lao đao" do đại dịch COVID-19. Ảnh tư liệu: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Vận tải hành khách quý IV/2021, ước tính đạt 367,4 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 59,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, vận tải hành khách đạt 2.387,3 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 33% so với năm trước.
Cùng với đó, vận tải hàng hóa quý IV/2021 ước đạt 420,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, vận tải hàng hóa ước đạt 1.620,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 8,7% so với năm trước.
Doanh thu hoạt động viễn thông quý IV/2021 ước đạt 82,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá giảm 2,4%). Tính chung năm 2021, doanh thu đạt 314,8 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 0,3%).
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 12/2021, ước đạt 17,2 nghìn lượt người, tăng 14,2% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; quý IV/2021 đạt 42,7 nghìn lượt người, tăng 62,7% so với quý III/2021 và giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước.
Để thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các chương trình, biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước hiệu quả, bền vững.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các chương trình, giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước.
Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh lưu thông phân phối hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân giữa các địa phương; đồng thời, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước như: tổ chức tháng khuyến mại trên toàn quốc, các chương trình bán hàng lưu động, chương trình bình ổn thị trường....
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa.
Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 đang đến gần, nhu cầu mua sắm hàng hóa, nhu yếu phẩm đặc biệt là hàng nông đặc sản của người tiêu dùng trong dịp Tết cổ truyền là rất lớn.
Tại hầu hết các địa phương, nông dân đã chủ động trong sản xuất, chế biến hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc lưu thông cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua các kênh truyền thống gặp nhiều khó khăn và tình trạng ùn ứ số lượng lớn hàng hóa, nông thủy sản tại các cửa khẩu với thị trường Trung Quốc.
Ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, nhu cầu thực phẩm dịp Tết Nguyên đán trung bình tăng từ 15-20% tùy từng sản phẩm.
Thị trường trong nước có dư địa rất lớn trong dịp Tết Nguyên đán, tạo nhiều cơ hội cho các đơn vị có thể quảng bá, tiêu thụ sản phẩm với giá thành tốt nhất...
Do đó, các địa phương nên có phương án chủ động kết nối, thông tin rộng rãi để việc tiêu thụ đạt được giá trị cao nhất.
Tăng cường tàu NA1, NA2 tuyến Hà Nội - Vinh phục vụ hành khách Tết Dương lịch Đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong các ngày nghỉ Tết Dương lịch, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tăng cường chạy đôi tàu NA1/NA2. Cụ thể, tàu NA1 xuất phát tại ga Hà Nội lúc 22 giờ 15 phút ngày 31/12/2021. Tàu NA2 xuất phát tại ga Vinh lúc 21 giờ 25 phút ngày 3/1/2022. Tăng cường...