Doanh nghiệp vận tải muốn lùi thời điểm lắp camera trên xe
Ngày 21/9, đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép lùi thời điểm lắp đặt camera giám sát trên xe vận tải.
Ảnh minh họa.
Theo Nghị định 10 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô có hiệu lực từ 1/4/2020, ôtô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera để lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình lưu thông, từ 1/7/2021.
Video đang HOT
Dữ liệu hình ảnh camera cần lưu trữ tối thiểu 24 giờ đối với xe hoạt động trên hành trình đến 500 km và 72 giờ đối với xe hoạt động trên 500 km. Dữ liệu này được truyền về đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị quản lý nhà nước có thẩm quyền. Mục đích là kiểm soát hoạt động của lái xe, ngăn ngừa chở quá tải, nhồi nhét khách…
Theo đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cho rằng chi phí cho việc lắp đặt và truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ khá lớn. Mỗi xe khách phải lắp 3-4 camera để ghi hình lái xe làm việc, tại các cửa lên xuống và khoang hành khách, mỗi camera giá 3 triệu đồng. Ngoài ra, chi phí truyền dữ liệu 240.000-320.000 đồng mỗi tháng cho mỗi máy. Do đó, mỗi xe lắp camera khoảng 10 triệu đồng, mỗi doanh nghiệp vận tải phải chi khoảng 1-2 tỷ đồng. Đây là chi phí lớn đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải, khi đang khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19. Để việc thực hiện có tính khả thi, doanh nghiệp kiến nghị lùi thêm 2 năm nữa.
Hiệp hội cũng kiến nghị các cơ quan chức năng ban hành tiêu chuẩn camera có chức năng lưu trữ và truyền hình ảnh để doanh nghiệp đầu tư thống nhất. Cơ quan nhà nước cần đầu tư máy móc, thiết bị để sẵn sàng lưu trữ lượng thông tin khổng lồ từ phương tiện truyền về.
Bỏ quy định giãn cách trên tàu xe xuất phát từ Đà Nẵng
Từ chiều nay, toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên các phương tiện vận tải xuất phát từ Đà Nẵng được dỡ bỏ.
Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc gửi các cơ quan quản lý đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy... về việc gỡ bỏ quy định giãn cách trên các phương tiện vận tải hành khách xuất phát từ Đà Nẵng.
Theo đó, toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên các chuyến xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy... sẽ được gỡ bỏ. Thời gian áp dụng từ 14h ngày 13/9.
Xe buýt tại Đà Nẵng ngưng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Ngọc Tân.
Quyết định trên được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải căn cứ tình dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, một số quy định phòng dịch khác vẫn được duy trì, gồm đeo khẩu trang tại nhà ga, bến xe, sân bay, khai báo y tế bắt buộc, kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, hạn chế giao tiếp và ăn uống trên phương tiện... Khi có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, hành khách phải thông báo cho tiếp viên, nhân viên phục vụ hoặc liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế.
Trước đó, từ 0h ngày 7/9, Bộ GTVT cho phép các đơn vị kinh doanh vận tải gồm hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy được khôi phục 100% chuyến đi và đến Đà Nẵng.
Bộ yêu cầu các phương tiện vận tải hành khách (ôtô, tàu hỏa, tàu bay, phương tiện đường thủy...) xuất phát từ TP Đà Nẵng phải thực hiện giãn cách ghế ngồi để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
Tai nạn giao thông nghiêm trọng và trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải Vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã chủ trì họp Thường trực Ủy ban, nhằm phân tích, đánh giá về các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua, đồng thời đưa ra các giải pháp cấp bách,...