Doanh nghiệp vận tải Gia Lai đồng loạt tăng giá cước
Thời gian gần đây, trước biến động giá xăng dầu liên tục tăng, các doanh nghiệp vận tải ở Gia Lai đồng loạt điều chỉnh giá cước do không thể cầm cự và để phù hợp với tình hình chung.
Ảnh minh họa: baogialai.com.vn
Cụ thể, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã có 13 lần tăng, 4 lần giảm và đang ở mức khá cao. Để duy trì hoạt động, 25 doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh, doanh nghiệp kinh doanh taxi tại Gia Lai đã điều chỉnh tăng giá vé, giá mở cửa. Mức điều chỉnh giá vé của các doanh nghiệp vận tải lần này bình quân tăng 15%.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Gia Lai Nguyễn Hồng Hải chia sẻ, trước đây, giá 300.000 đồng/vé nhưng giờ giá dầu lên gần gấp đôi trong khi giá vé chỉ tăng thêm 50.000 đồng/vé. Với định mức dầu của một chuyến xe đi và về hết khoảng 12 triệu đồng, cộng thêm phí đường BOT, lương lái xe, phí hai đầu bến… nên mọi người phải cùng nhau chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Ánh – Phó giám đốc Công ty TNHH Mai Linh Gia Lai cho biết, xăng dầu tăng giá buộc đơn vị phải điều chỉnh giá cước để phù hợp với tình hình thực tế. Đơn vị đã tăng giá vào ngày 20/6 với mức tăng bình quân 16% so với trước đây. Tình hình kinh doanh sau dịch rất khó, trong khi giá xăng dầu lại cao. Doanh nghiệp rất trăn trở nhưng muốn tồn tại phải tăng theo tỷ lệ.
Theo chia sẻ của nhiều đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, sau thời gian dài phải dừng hoạt động tại một số tuyến do dịch COVID-19, các doanh nghiệp rất muốn giữ ổn định mức giá để thu hút hành khách. Nhưng do giá xăng dầu tăng mạnh khiến chi phí mỗi chuyến đi tăng cao. Doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng giá vé, giá cước để bù đắp các khoản chi phí khác. Mặc dù vậy, các đơn vị cũng đưa ra mức điều chỉnh tăng phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ông Châu Văn Liên, ở phường Hội Phú, thành phố Pleiku chia sẻ, ngày trước giá xăng chỉ hơn 20.000 đồng/lít, bây giờ giá đã cao gấp 1,5 lần. Doanh nghiệp kinh doanh phải có lợi nhuận nên bắt buộc phải tăng giá. Thêm vào đó, dịch COVID-19 cũng khiến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải gặp nhiều khó khăn nên sự điều chỉnh giá như vậy là chấp nhận được.
Ông Nguyễn Bá Minh, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kế hoạch-Tài chính-Vận tải, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai khẳng định, sau khi nhận được hồ sơ kê khai, cơ quan chức năng đã yêu cầu các đơn vị vận tải thực hiện niêm yết, thu đúng giá theo đăng ký; đồng thời, chỉ đạo bến xe, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện kê khai và thu giá cước của doanh nghiệp nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Tính đến thời điểm hiện tại, Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Gia Lai đã nhận được công văn kê khai điều chỉnh tăng giá vé của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định trên địa bàn. Sau khi tiếp nhận, Sở Giao thông Vận tải đã đề nghị đơn vị thực hiện niêm yết và thu đúng giá vé kê khai, việc điều chỉnh tăng giá vé cũng phải phù hợp với tỷ lệ tăng giá nhiên liệu.
Xăng dầu liên tục lập đỉnh, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước
Vừa trải qua cơn bão COVID-19, giờ đây doanh nghiệp vận tải trong nước khó khăn lại chồng chất khó khăn khi giá xăng dầu tăng cao.
Qua đợt dịch COVID-19, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều gần như kiệt quệ. Doanh nghiệp nào may mắn, hoạt động cầm chừng thì doanh thu cũng giảm đến 80%. Nếu như trước đây, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40% cơ cấu giá thành vận tải, thì hiện nay khi giá xăng vượt ngưỡng 33.000 đồng/lít, tỷ lệ này đã nâng lên khoảng gần 80%. Khi giá xăng dầu tăng như hiện nay, theo các doanh nghiệp vận tải cầm cự hòa được là may, chủ yếu để duy trì để giữ mối hàng làm ăn, hay lốt tuyến bến xe khách.
Ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc công ty vận tải Phú Anh, cho biết, các doanh nghiệp trong nước đều khó khăn nên chúng tôi khó có thể tăng giá cước vận tải. "Tôi nghĩ các doanh nghiệp đều khó khăn chỉ mong Nhà nước phải hỗ trợ. Hàng ít xe ít đi, nhưng phí đường bộ 1 năm cũng đóng 18 triệu đồng/xe, cùng với đó là bảo hiểm các loại. Hiện vận tải trên đường phải đóng phí đường bộ rất nhiều, tôi nghĩ Nhà nước cần hỗ trợ cho danh nghiệp để vượt qua khó khăn".
Vận tải hành khách khó khăn vì xăng tăng giá
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng 12 lần giảm 3 lần, khiến các doanh nghiệp taxi đứng trước sự lựa chọn tăng giá cước, hoặc chấp nhận lỗ. Tăng giá cước hay không, tăng như thế nào cho phù hợp là vấn đề khiến doanh nghiệp đang phải đau đầu tính toán. Khó khăn nhất hiện nay là lái xe taxi chạy khoán, hay taxi công nghệ, khi giá xăng dầu cao, cùng với hàng loạt chi phí khác tăng theo, nhưng phía doanh nghiệp vẫn thu về trên 30%, nên lái xe càng chạy càng lỗ.
Ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Mai Linh vùng I, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, cho biết, nếu không tăng giá cước, doanh nghiệp sẽ phải hỗ trợ tiền xăng cho lái xe, không họ cũng đành nghỉ việc.
"Lộ trình cơ cấu giá cước chúng tôi đang tính toán để cho phù hợp. Hiện giá cước TP.HCM và Đà Nẵng đang cao hơn từ 1.000 - 1.500 đồng/km. Chúng tôi đang cùng các doanh nghiệp điều chỉnh giá cho phù hợp các thành phố trung ương", ông Hùng chia sẻ.
Ước tính, xăng dầu tuy chỉ chiếm 2 - 3% chi phí của toàn nền kinh tế nước ta, nhưng lại có tác động rất lớn tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế đặc biệt là đối với người thu nhập thấp. Khi xăng tăng giá, các loại hàng hóa, nguyên liệu đầu vào sẽ điều chỉnh tăng theo càng làm tăng áp lực cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa sau đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất của việc tăng giá xăng dầu là vận tải, logistics, đánh bắt cá xa bờ và nông nghiệp.
Giá xăng tăng đội chi phí sản xuất
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, nêu ý kiến: "Rất nhiều giải pháp đã được xem đến, các giải pháp đó tác động lên giá xăng dầu cũng chẳng được bao nhiêu. Đến lúc này Nhà nước cần có gói hỗ trợ xăng dầu thì mới hỗ trợ được giá xăng dầu và sản xuất mới ổn định".
Mới đây, nghị quyết của Bộ Tài giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu từ 500 - 1.000 đồng/lít là động thái tích cực nhằm hỗ trợ giá nhiên liệu trong nước trong giai đoạn khó khăn. Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu chưa dừng lại ở mức hiện nay, mà sẽ tiếp tục tăng. Khi giá xăng dầu thế giới tăng, quỹ bình ổn không thể gánh được quá lâu khi giá xăng dầu thế giới tăng cao.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nêu một số giải pháp, bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ thì các doanh nghiệp cũng cần có những nỗ lực, chia sẻ khó khăn cùng các doanh nghiệp vận tải và người lao động.
"Vai trò của Nhà nước tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung với nguồn cung giá rẻ, tìm cách tiếp cận nguồn cung giá rẻ. Tiếp tục tăng nguồn cung trong nước trên cơ sở phục hồi công suất nhà máy Nghi Sơn và các đơn vị khác. Tiếp tục quản lý tốt thị trường, nếu tăng nữa xem xét giảm thêm một số khoản thu ngân sách", ông Phong nói.
Nghệ An: Tháo gỡ khó khăn cho vận tải hành khách Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô đã được phép hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.Nhưng các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn gặp khó khăn, đang đứng trước nguy cơ phá sản do nguồn vốn cạn kiệt, giá xăng dầu tăng cao, thiếu nhân lực. Khu vực phòng chờ...