Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc mua lại nhà máy của Mercedes-Benz tại Brazil
Great Wall Motor Co Ltd, doanh nghiệp tư nhân sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, tuyên bố đạt được thỏa thuận mua lại nhà máy sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz (Đức) tại Brazil.
Biểu tượng của hãng xe sang Mercedes-Benz. Ảnh: Reuters
Giá trị của thương vụ này không được tiết lộ chi tiết. Thỏa thuận với Mercedes-Benz sẽ cho phép Great Wall Motors có thể sản xuất tới 100.000 ô tô mỗi năm tại nhà máy sản xuất ô tô đặt tại thành phố Iracemápolis thuộc bang Sao Paulo của Brazil.
Việc Great Wall Motor mua lại nhà máy ô tô tại Brazil nằm trong kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tại nước ngoài của hãng này.
Trong hai năm gần đây, Great Wall Motor đã có những bước tiên lớn trong quá trình triển khai kế hoạch này, với việc bắt đầu sản xuất ô tô ở Nga và Thái Lan, cùng với đó là mua lại một nhà máy của General Motors (Mỹ) tại Ấn Độ.
Video đang HOT
Doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc này được cho là đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu việc thâm nhập thị trường Brazil từ 10 năm trước.
Theo đại diện của Mercedes-Benz, việc bán lại nhà máy sản xuất tại Brazil là một phần trong chiến lược nhằm tối ưu hóa mạng lưới sản xuất của hãng này. Thỏa thuận với Great Wall Motor bao gồm việc nhượng lại 1,2 triệu m2 nhà xưởng, các tòa nhà văn phòng và dây chuyền sản xuất tại Iracemápolis.
Tuy nhiên, Mercedes-Benz không đồng ý chuyển giao trung tâm phát triển và thử nghiệm ô tô cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Hồi tháng 12/2020, Mercedes-Benz thông báo quyết định sẽ ngừng sản xuất các mẫu ô tô hạng sang tại Brazil với việc đóng cửa nhà máy Iracemápolis trong bối cảnh tình hình kinh doanh phân khúc xe cao cấp tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh này bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Nhà máy Iracemápolis, được khánh thành vào năm 2016 với số vốn đầu tư gần 200 triệu USD, là cơ sở duy nhất sản xuất các dòng ô tô cao cấp của Mercedes-Benz, bao gồm C-Class và GLA-Class, tại Brazil.
Đại diện Ban giám đốc Mercedes-Benz Brazil Jorg Burzer cho biết, việc ngừng sản xuất ô tô hạng sang tại Brazil sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh ô tô của Mercedes-Benz tại Brazil, do hãng sẽ tiếp tục cung cấp ô tô nhập khẩu cho thị trường lớn nhất Mỹ Latinh này./.
Các hãng xe sang của Đức "ăn nên làm ra" trong đại dịch COVID-19
Một mùa báo cáo lợi nhuận đầy tích cực của ba nhà sản xuất ô tô hạng sang hàng đầu nước Đức, giữa bối cảnh thị trường ô tô toàn cầu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
Biểu tượng của Tập đoàn sản xuất ô tô BMW tại Triển lãm ô tô ở Brussels,Bỉ, ngày 9/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 5/8, hãng sản xuất ô tô BMW của Đức cho biết đã đạt lợi nhuận ròng 4,8 tỷ euro (5,7 tỷ USD) trong quý II/2021. Số liệu này đánh dấu một mùa báo cáo lợi nhuận đầy tích cực của ba nhà sản xuất ô tô hàng đầu nước Đức, giữa bối cảnh thị trường ô tô toàn cầu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, đặc biệt là phân khúc ô tô hạng sang.
Kết quả trên trái ngược với mức lỗ 212 triệu euro của BMW trong cùng kỳ năm 2020, khi làn sóng bùng phát thứ nhất của đại dịch COVID-19 khiến các nhà máy của hãng phải đóng cửa.
Tuy nhiên, BMW cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt các bộ phận điện tử có thể khiến hoạt động sản xuất và bán hàng của hãng bị ảnh hưởng trong thời gian còn lại của năm nay.
BMW, có trụ sở tại thành phố Munich (Đức), cho rằng kết quả kinh doanh trong quý II vừa qua được hưởng lợi từ việc định giá thị trường mạnh và sự chiếm ưu thế của các loại xe có lợi nhuận cao trong cơ cấu doanh số bán của hãng.
BMW đã đạt được tỷ suất lợi nhuận kinh doanh cao 15,8% cho các dòng xe sang và thể thao đa dụng (SUV). Kết quả đạt được của BMW xếp sau mức lợi nhuận cao của đối thủ Mercedes-Benz, Audi và Porsche, khi tất cả đều đạt tỷ suất lợi nhuận hoạt động hai con số trong quý II.
BMW đã tăng hơn gấp đôi doanh số ô tô điện trong quý II/2021 và cho biết họ đã thực hiện cập nhật phần mềm thông qua hình thức nâng cấp trực tuyến (OTA) cho 2,5 triệu xe trong năm nay.
Theo Giám đốc điều hành BMW Oliver Zipse, nhu cầu tăng mạnh đã giúp BMW đạt được kết quả kinh doanh tốt trong quý II/2021. Tuy vậy, ông cho rằng một số rủi ro phổ biến, bao gồm giá nguyên liệu thô tăng và sự thiếu hụt chất bán dẫn, có thể khiến tình hình kinh doanh của BMW gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn sáu tháng cuối năm 2021./.
Hé lộ hình ảnh ô tô điện sẽ kế thừa Mercedes-Benz E-Class Dòng sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử Mercedes-Benz - sedan E-Class, cuối cùng đã hé lộ kẻ kế thừa khi hãng ô tô hạng sang nước Đức tung ra những hình ảnh đầu tiên về EQE thuần điện. Ngoại hình của EQE có phần truyền thống hơn so với EQS vốn rất phá cách theo hướng hiện đại. Theo lộ trình,...