Doanh nghiệp Trung Quốc mở 2 nhà máy xe điện ở châu Âu
Nhà sản xuất xe điện BYD Trung Quốc muốn mở thêm 2 cơ sở lắp ráp ở châu Âu với hy vọng thâm nhập vào phân khúc xe điện đang là xu thế thời đại.
Theo Bloomberg, nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD đang tìm cách mở 2 nhà máy ở châu Âu, sau khi ra mắt loạt xe điện mới tại châu lục này trong tháng 1/2023.
Công ty đang để mắt đến các địa điểm ở cả phía đông và phía tây của lục địa già, có thể sẽ ưu tiên những quốc gia phát triển hơn như Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
Xe điện BYD Atto 3 dự kiến sẽ được lắp ráp tại Châu Âu với giá khởi điểm dưới 40.000 euro
Việc mở các nhà máy ở châu Âu sẽ giúp BYD không chỉ bán xe tại chỗ mà còn tránh được mức thuế cao mà Liên minh châu Âu áp đặt đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, giống như Hoa Kỳ muốn hạn chế xe hơi nhập khẩu từ bên ngoài nước này.
Việc sản xuất tại chỗ sẽ làm cho xe BYD có giá cạnh tranh hơn, giúp công ty sớm giành được thị phần béo bở nhanh hơn các hãng xe bản địa.
BYD hiện đã có nhà máy ở một số quốc gia, bao gồm một ở Canada và ba nhà máy khác ở Brazil.
Video đang HOT
Xe điện BYD hiện mạnh nhất trên thị trường Trung Quốc, nơi hãng là nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc tính theo sản lượng.
Hãng này cũng lần đầu tiên bán chạy hơn Tesla trên quy mô toàn cầu vào tháng 4 vừa qua và thực sự đứng thứ nhì trên thế giới về doanh số bán xe điện, chỉ sau Tesla.
Động thái mở nhà máy ở châu Âu là một phần trong chiến lược rộng lớn của BYD nhằm trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu trong ngành công nghiệp xe điện.
BYD đang định vị chính mình để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với xe điện trên khắp lục địa già, bắt đầu với các thị trường xe điện lớn nhất là Đức, Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển và Pháp trước khi mở rộng hơn nữa.
BYD muốn tiến vào châu Âu với một dòng sản phẩm mạnh như thương hiệu BYD Tang, một chiếc SUV điện 7 chỗ có giá từ 72.000 euro và BYD Atto 3, một chiếc crossover điện có giá khởi điểm dưới 40.000 euro.
Nga hợp tác với Trung Quốc sản xuất xe điện
Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất các phương tiện sử dụng năng lượng thay thế, chủ yếu là xe điện.
Thương hiệu xe hơi mới của Nga Evolute đã gây tiếng vang lớn vào tháng 3 vừa rồi. Ảnh: Evolute
Ngành công nghiệp ôtô Nga tiếp nhận động cơ xe điện của Trung Quốc
Thương hiệu xe hơi mới của Nga Evolute đã gây tiếng vang lớn vào tháng 3 vừa rồi. Sau đó, được biết là công ty Motorinvest, Bộ Công thương Liên bang Nga và chính quyền vùng Lipetsk đã ký hợp đồng đầu tư, theo đó Nhà máy Ôtô Lipetsk sẽ sản xuất hơn 242.000 xe điện với thương hiệu này theo 5 model khác nhau trong vòng 11 năm tới.
Một trong năm mẫu xe sẽ được sản xuất dưới thương hiệu Evolute là mẫu sedan cỡ nhỏ i-Pro, vừa ra mắt gần đây tại Matxcơva. Thực ra, Evolute i-Pro là sự lặp lại của dòng xe Dongfeng Aeolus E70 từng ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2017. Chiếc xe này là phiên bản chạy điện của mẫu Dongfeng Aeolus A60 (sản xuất từ năm 2012), và bản thân nó lại xuất phát từ dòng Nissan Sylphy nổi tiếng ở Nga thuộc thế hệ G11 - còn được gọi là Nissan Alma được lắp ráp tại thành phố Toliati (đã ngừng sản xuất từ năm 2018).
Evolute i-Pro có dung lượng pin là 53 kWh, nếu sạc đầy có thể đủ cho quãng đường 300 km. Có thể tăng tốc đạt tốc độ 100 km/h trong 9,5 giây, tốc độ tối đa 150 km/h.
Giá của xe Evolute i-Pro vẫn chưa được công bố. Còn tại Trung Quốc, Dongfeng Aeolus E70 có giá khoảng 145 nghìn nhân dân tệ, tương đương 1,3 triệu rúp theo tỉ giá hiện tại.
Như vậy là Trung Quốc đã bắt đầu quảng bá xe điện của mình sang thị trường Nga với thương hiệu Nga. Đây có lẽ là một động thái tiếp thị với hy vọng cố gắng xóa đi sự hoài nghi đối với ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc ở Nga.
Tiềm năng sản xuất xe điện của Trung Quốc
Trên thực tế, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất các phương tiện sử dụng năng lượng thay thế, chủ yếu là xe điện. Trung Quốc sản xuất nhiều ô tô nhất thế giới - 23 triệu chiếc mỗi năm, phần lớn được bán trong nước. Ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, nâng cao chất lượng và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
Trung Quốc đặt mục tiêu dẫn đầu về công nghệ cũng như chinh phục thị trường toàn cầu. Hàng trăm công ty khởi nghiệp đang phát triển các mẫu ô tô điện mới, các nhà máy mới đang được xây dựng để sản xuất chúng. Trung Quốc đang tích cực thâm nhập thị trường Châu Âu với các sản phẩm này.
Tính đến cuối năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất 7,8 triệu xe điện và hybrid. Con số này nhiều hơn cả Mỹ và Châu Âu cộng lại. Và công ty BYD của Trung Quốc đã đi trước việc sản xuất Tesla. Điều bất ngờ là, chiếc xe thứ một triệu vừa lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp của các nhà máy của Tesla ở Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ buộc phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc, những công ty đã làm chủ mọi công nghệ trong lĩnh vực này và đang dẫn đầu ở nhiều vị trí.
Đặc biệt, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất pin điện lớn nhất thế giới - bộ phận chính của một chiếc ôtô điện. Trong số 10 nhà sản xuất pin hàng đầu toàn cầu vào năm 2021, có 6 công ty Trung Quốc, và công ty CATL của Trung Quốc đang dẫn đầu. Vào tháng 4 năm nay, CATL đã nhận được giấy phép sản xuất cho nhà máy đầu tiên ở nước ngoài tại Đức và lô pin đầu tiên dự kiến sẽ được tung ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào cuối năm nay.
Các đại gia ôtô Châu Âu BMW và Volkswagen, cũng như Tesla, có nhà máy ở Đức, là những khách hàng tiềm năng của nhà máy CATL ở nước ngoài. Các nhà sản xuất pin khác của Trung Quốc cũng đã hoặc sắp mở nhà máy ở Châu Âu và Mỹ để sản xuất nội địa hóa.
Cơ sở hạ tầng cho phương tiện giao thông này đang phát triển với tốc độ chóng mặt: Điểm sạc, dịch vụ đổi pin. Trung Quốc có hơn 3,5 triệu điểm sạc xe điện trên toàn quốc, gấp hơn ba lần số lượng ở Châu Âu.
Những ưu đãi cho chủ sở hữu xe chạy điện
Và còn có những ưu đãi dành cho chủ sở hữu xe ô tô chạy bằng các nguồn năng lượng thay thế: Bồi hoàn một phần chi phí, cấp biển số miễn phí, đăng ký không cần xếp hàng, đỗ xe miễn phí.
Ở các vùng nông thôn, chủ sở hữu các phương tiện chạy bằng các nguồn năng lượng thay thế được cho vay không tính lãi. Tất cả điều này làm cho phương tiện giao thông như vậy ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Doanh số bán xe ôtô chạy bằng các nguồn năng lượng mới tăng từ 12,8 nghìn chiếc năm 2012 lên 3,52 triệu chiếc năm 2021.
Trong bảy năm liên tiếp, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất và bán xe điện. Trong 5 tháng đầu năm nay, sản lượng và bán xe năng lượng mới của Trung Quốc đã vượt quá 2 triệu chiếc. Nhà sản xuất ôtô lớn nhất Trung Quốc BYD đã tuyên bố ngừng sản xuất ôtô sử dụng xăng dầu.
"Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp xe năng lượng mới của Trung Quốc cho giai đoạn 2021-2035" giúp tăng tỉ trọng của những chiếc xe như vậy trong doanh số bán xe mới lên 20% vào năm 2025. Đến năm 2035, ôtô điện sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong doanh số bán ôtô mới.
Rất tiếc là, tất cả nỗ lực để chế tạo ra ôtô điện của Trung Quốc và thiết lập sản xuất ở Nga đều thất bại. Tuy nhiên, việc bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực này với Trung Quốc, Nga sẽ phải đối phó với nền kinh tế đứng đầu thế giới.
BMW khai trương nhà máy xe điện 2,2 tỷ USD tại Trung Quốc, cạnh tranh với Tesla BMW đã chính thức khai trương nhà máy mới trị giá 15 tỷ NDT (2,2 tỷ USD) tại Trung Quốc, tập trung mạnh vào xe điện trong nỗ lực bắt kịp nhà sản xuất đầu ngành Tesla và các công ty xe điện nội địa. Bên trong nhà máy Lydia mới khai trương của BMW. Hôm 23/6, nhà máy Lydia của BMW Brilliance...