Doanh nghiệp Trung Quốc đang chịu áp lực của chính sách ‘Không COVID’
Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng áp dụng chiến lược “Không COVID” (Zero COVID) đẩy các công ty và người lao động vào nguy cơ đóng cửa nhanh chóng, đóng băng các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và gây rối loạn chuỗi cung ứng quan trọng đối với các nhà máy.
Công nhân làm việc tại một nhà máy lắp ráp ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 15/10/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Khi đất nước này phải đối mặt với đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hai năm. Nhiều tháng bị hạn chế bởi đại dịch COVID-19 lây lan – bao gồm các biện pháp đóng cửa và hạn chế đi lại – đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng chục thành phố từ trung tâm kinh doanh Thượng Hải đến tỉnh Cát Lâm ở phía Bắc.
Một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ vừa công bố trong tuần này cho thấy hầu hết tất cả những doanh nghiệp được hỏi đều cắt giảm dự báo doanh thu, trong khi một nghiên cứu riêng biệt công bố rằng 11% các công ty châu Âu cho biết sẽ giảm quy mô hoạt động tại Trung Quốc do các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19, còn các doanh nghiệp trong nước cũng đang thắt chặt “hầu bao”.
Video đang HOT
Khoảng 1,3 triệu doanh nghiệp đã hủy đăng ký kinh doanh tại Trung Quốc chỉ riêng trong tháng 3/2022, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu chính thức được công bố.
Xét nghiệm COVID-19 có thể khiến Trung Quốc tốn 1,7 nghìn tỷ nhân dân tệ
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, khi ngày càng có nhiều thành phố ở Trung Quốc triển khai xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, nước này sẽ chịu tổn thất lên tới 1,7 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Người dân địa phương xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Hôm 3/5, chính quyền khu vực đông bắc thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, thông báo đợt xét nghiệm toàn thành phố sẽ được tiến hành hàng tuần, bắt đầu từ ngày 5/5. Cùng ngày, Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam cũng cho biết họ sẽ thực hiện 3 đợt xét nghiệm hàng loạt tại các khu vực trung tâm thành phố kéo dài đến ngày 6/5.
Sau kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động năm nay, Đại Liên và Trịnh Châu là những thành phố mới gia nhập danh sách các khu vực triển khai xét nghiệm thường xuyên để phát hiện sớm các ca COVID-19 trong cộng đồng. Các độngt hái tương tự đã được triển khai tại thủ đô Bắc Kinh, trung tâm công nghệ Thâm Quyến và phía đông thành phố Hàng Châu.
Ông Tao Chuan, nhà phân tích vĩ mô của Công ty tư vấn tài chính - chứng khoán Soochow, có trụ sở tại Bắc Kinh, dự đoán hoạt động xét nghiệm hàng loạt thường xuyên có thể sẽ được mở rộng trên phạm vi toàn quốc sau kỳ nghỉ lễ 5 ngày kết thúc vào hôm 4/5.
Nếu tất cả thành phố cấp một và cấp hai của Trung Quốc (khoảng 505 triệu dân) tiến hành xét nghiệm hàng loạt trong một năm, chi phí có thể lên tới 1.700 tỉ nhân dân tệ, tương đương 1,5% GDP, tương đương 8,7% doanh thu tài chính công của đất nước vào năm ngoái.
Ông Tao Chuan cảnh báo chi phí này sẽ tạo áp lực cho chính quyền địa phương, vốn đang phải đối mặt với căng thẳng do cắt giảm thuế và tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang giảm tốc của Trung Quốc.
"Chi phí hơn 100 tỉ nhân dân tệ/tháng cho xét nghiệm không phải nhỏ. Ngoài việc để người dân chịu một phần chi phí, phát hành trái phiếu kho bạc cũng là biện pháp khả thi để bù đắp chi phí", ông Tao nói.
Bắc Kinh vẫn kiên quyết theo đuổi chiến lược "không COIVD" trong bối cảnh nước này đang đối mặt với làn sóng dịch lớn nhất kể từ đợt bùng dịch ở Vũ Hán hồi năm 2020. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt đang cản trở mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng của Trung Quốc, khoảng 5,5% vào năm 2022. Cũng trong ngày 3/5, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings dự đoán ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc sẽ giảm từ 4,8 xuống 4,3%.
Bất chấp mọi hoài nghi, giới chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng nỗ lực ngăn COVID-19 của nước này đã điều chỉnh để "phù hợp với các đặc điểm lây truyền mới của virus", giúp giảm thiểu tác động của các đợt bùng phát đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Theo chuyên gia Tao, dù chưa phải giải pháp tốt nhất với Trung Quốc, nhưng xét nghiệm thường xuyên vẫn là lựa chọn ít tốn kém hơn phong tỏa. Ông ước tính thiệt hại hàng tháng có thể lên tới 156,8 tỉ nhân dân tệ nếu các thành phố lớn nhất đất nước, như Thượng Hải, đóng cửa trong hai tuần.
Các nhà phân tích tại Founder Securities cũng cho biết xét nghiệm đã bùng nổ theo chính sách "không COVID-19 linh hoạt" của Trung Quốc, đặc biệt là trong năm nay. Theo đó, xét nghiệm đã trở thành nhu cầu hàng ngày của người dân khi ra ngoài. Theo Uỷ ban Y tế Quốc gia, đến giữa tháng 4, Trung Quốc có khoảng 13.100 cơ sở xét nghiệm và khả năng xét nghiệm đạt mốc 51,56 triệu mẫu/ngày.
Kết quả tài chính tháng trước cho thấy một số công ty xét nghiệm COVID-19 lớn ở Trung Quốc ghi nhận lợi nhuận hàng năm khổng lồ trong quý đầu tiên, tăng từ 58% lên 190%.
Lý do các nhà đầu tư nước ngoài không còn mặn mà với Trung Quốc Các nhà đầu tư nước ngoài đang rời bỏ Trung Quốc ở quy mô chưa từng có tiền lệ bởi nhiều yếu tố khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không còn là địa điểm hấp dẫn để giữ tiền của họ. Hai cô gái di chuyển qua cửa hàng mỹ phẩm tại Bắc Kinh, Trung Quốc tháng 10/2020. Ảnh: AP...