Doanh nghiệp thuỷ sản muốn đẩy mạnh bán hàng nội địa
Các doanh nghiệp muốn hạ quy định kháng sinh trên sản phẩm thủy sản về tương đương mức xuất khẩu để có thể đẩy mạnh bán hàng thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ đang tăng nhập hàng chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm cuối năm nhưng lượng hàng thiếu hụt. Trong khi đó, nhiều loại thủy sản đủ chuẩn xuất khẩu lại chưa đủ cơ sở pháp lý để bán nội địa.
Do đó, doanh nghiệp và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy định giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPLs) đối với kháng sinh Enrofloxacin – Ciprofloxaxin trong thủy sản.
Cụ thể, hiệp hội kiến nghị Bộ ban hành mức MRPLs đối với 2 kháng sinh trên cho sản phẩm thủy sản là 10 g trên một kg, tương đương thủy sản xuất khẩu. Nếu quy định này được bổ sung, các nhà bán lẻ nội địa mới chấp nhận bán các lô hàng thuỷ sản dành cho xuất khẩu. Trước đó, nhà bán lẻ chỉ chấp nhận các lô hàng thủy sản không có Enrofloxacin và Ciprofloxacin, tức yêu cầu cao hơn các lô xuất khẩu.
Video đang HOT
Người dân mua sắm tại siêu thị quận 3. Ảnh: Quỳnh Trần
Từ cuối tháng 5 đến nay, khi TP HCM và các tỉnh phía Nam giãn cách bởi dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản khá khó khăn. Nhiều thị trường lớn như EU, Trung Quốc tăng cường kiểm soát hàng hoá.
Mặt khác, nhiều nước nhập khẩu không thực hiện thanh tra thực tế dẫn đến chậm bổ sung cơ sở vào danh sách được phép xuất khẩu hoặc giải quyết vướng mắc. Trong khi một số nước tăng cường kiểm tra các chỉ tiêu bệnh, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; áp dụng các chuẩn mực riêng…
Hàng năm, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn chiếm 80-90% tổng lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác, chỉ 10-5% phục vụ tiêu dùng nội địa.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, sản lượng thủy sản quý III ước tính đạt gần 2,3 triệu tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt hơn 6,3 triệu tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 1%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 3 triệu tấn, tăng 0,7%.
Sóc Trăng: Phát hiện ổ dịch Covid-19 có 58 ca liên quan một doanh nghiệp
Tối 5.10, Sóc Trăng ghi nhận 89 trường hợp dương tính Covid-19 mới, trong đó có 19 trường hợp về từ vùng dịch, 58 trường hợp có liên quan một doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng cho biết, ngày 5.10, toàn tỉnh ghi nhận 89 trường hợp dương tính với Covid-19. Trong đó, có 19 trường hợp là người về từ vùng dịch, 12 trường hợp là F1 trở thành F0 và 58 trường hợp được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng có liên quan một công ty chế biến thủy sản ở ấp Hà Bô, xã Tài Văn, H.Trần Đề.
Lượng lớn công dân sinh sống, làm việc ở các tỉnh, thành tự phát về Sóc Trăng. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Cũng theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng, trong 5 ngày qua, người dân Sóc Trăng sinh sống, làm việc ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An và TP.HCM... tự phát về quê gần 40.000 người, tiềm ẩn nguy cơ rất lớn lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh. Do lượng người dân về quê tự phát quá lớn trong thời gian ngắn, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tận dụng trường học làm cơ sở cách ly tập trung, kích hoạt hết khu cách ly tập trung. Đặc biệt tránh lây nhiễm chéo, lo chỗ nghỉ, ăn uống cho người dân.
Cùng ngày, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng, Sở Y tế thông tin trên địa bàn xuất hiện 3 ổ dịch lớn, phức tạp tại TX.Vĩnh Châu, H.Mỹ Tú và công ty chế biến thủy sản ở ấp Hà Bô, xã Tài Văn, H.Trần Đề. Để hạn chế dịch bệnh lây lan, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, yêu cầu khẩn trương, thần tốc xét nghiệm để phát hiện sớm, điều trị các trường hợp F0, đảm bảo phục vụ cho người dân trong khu cách ly tốt nhất có thể. Theo đó củng cố, sắp xếp nhân lực tại khu cách ly, chống lây nhiễm chéo. Đồng thời yêu cầu 109 xã, phường, thị trấn trong tỉnh khẩn trương chỉ đạo, phát huy tối đa Tổ Covid-19 cộng đồng để quản lý chặt chẽ người cách ly tại nhà, không để dịch lây lan ra cộng đồng. Các ngành, địa phương tập trung xử lý thần tốc các chùm ca phức tạp ở TX.Vĩnh Châu, H.Mỹ Tú và công ty chế biến thủy sản ở ấp Hà Bô, xã Tài Văn, H.Trần Đề.
Điểm nhấn kinh tế hai tháng đầu năm 2021 Về tổng thể, tình hình kinh tế - xã hội trong hai tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì đà phục hồi. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; nhu cầu tiêu dùng tăng. Thị trường tiền tệ tương đối ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. Một góc TP Hồ Chí Minh....