Doanh nghiệp thất vọng vì gói hỗ trợ COVID-19 không giúp được nhiều
Trước ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm mạnh lao động do không đảm bảo được dòng tiền.
Tuy nhiên, theo khảo sát, các doanh nghiêp không còn hào hứng đưa ra các kiến nghị về giải pháp hỗ trợ như trước. Thậm chí, đại diện một số hiệp hội còn bày tỏ sự thất vọng vì kiến nghị nhiều lần mà gần như không có thay đổi.
Đồng loạt cắt giảm lao động vì…bí tiền
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa tiến hành khảo sát ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 đến cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả cho thấy tác động dịch bệnh lần này đặc biệt lớn.
Theo Ban IV, có 20% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, đã phải dừng hoạt động, 76% không cân đối được thu chi, 2% đã giải thể và chỉ 2% tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tình hình hiện nay và 6 tháng tới là không có khách hàng/đơn hàng/hợp đồng. Trong khi việc đảm bảo trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn (chiếm 72%) cũng như trả tiền vay ngân hàng cả gốc và lãi (chiếm 53%) là những gánh nặng lớn tiếp theo đè lên doanh nghiệp.
Theo khảo sát, ngành du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các doanh nghiệp, đại lý tour, bán vé… sa thải phần lớn lao động
Theo kết quả khảo sát, có tới 76% doanh nghiệp cho biết hiện không cân đối được thu chi, trong đó hơn một nửa doanh nghiệp có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. Chỉ 7% doanh nghiệp trả lời có dòng tiền đáp ứng trên 75% chi phí.
Ban IV cho rằng, trước ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần hai, số lượng doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động kinh doanh trong các tháng tiếp theo của năm 2020 sẽ tăng mạnh. Đồng thời, nếu số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không cơ cấu lại được hoạt động sản xuất, kinh doanh và bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài thì dự báo số lượng doanh nghiệp chờ giải thể có thể tăng cao tương ứng khoảng 40% vào các tháng cuối năm và đầu năm tới.
Video đang HOT
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này cũng khiến hơn 47% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải cắt giảm lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp cắt giảm trên 50% lao động chiếm tới 1/3 số doanh nghiệp trả lời. Ngành du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các doanh nghiệp siêu nhỏ/nhỏ làm dịch vụ đại lý tour, bán vé thì phần lớn sa thải 100% lao động. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế sa thải khoảng 80% còn con số của những doanh nghiệp du lịch lớn trung bình ở khoảng 40 – 50%.
Thất vọng vì chính sách hỗ trợ chậm trễ
Trước tình hình trên, hầu hết các doanh nghiệp và hiệp hội đều đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, thực hiện các gói chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm được dòng tiền chi ra để duy trì hoạt động tối thiểu trong vòng 6 – 12 tháng tới.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội dành cho người lao động, và cắt giảm mạnh các quy trình, thủ tục hành chính và các điều kiện bất hợp lý, đẩy mạnh trực tuyến quá trình này để doanh nghiệp và người lao động tiếp cận chính sách thuận lợi hơn.
Ban IV cho biết, một vấn đề hết sức đáng lưu tâm là đã có sự suy giảm niềm tin của nhiều doanh nghiệp và hiệp hội về hiệu quả của các chính sách đã ban hành cũng như hướng đề nghị các chính sách mới.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự thất vọng vì kiến nghị chính sách hỗ trợ nhiều lần mà gần như không có thay đổi
Doanh nghiệp cho biết còn khó tiếp cận các chính sách bởi nhiều điều kiện chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi. “Họ không còn hào hứng đưa ra giải pháp, kiến nghị cho Chính phủ và thậm chí đại diện một số hiệp hội còn bày tỏ sự thất vọng vì “kiến nghị nhiều lần mà gần như không có thay đổi”. Đây cũng là một phần hệ luỵ của việc nhiều doanh nghiệp đang chịu thiệt hại nặng bởi dịch. Đứng trước áp lực về dòng tiền, về sự bất định tương lai khiến góc nhìn của doanh nghiệp có xu hướng tiêu cực hơn”, Ban IV chỉ rõ.
Ban IV đề xuất chính sách Chính phủ trong gói hỗ trợ tới đây cần hướng tới việc củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp. Quá trình làm chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp làm ưu tiên hàng đầu.
Thay vì các chính sách hỗ trợ khi doanh nghiệp đã kiệt quệ và đổ vỡ thì nên hướng tới những chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm được dòng tiền chi ra để cân đối, sử dụng dòng vốn còn rất mỏng cho các khoản chi tối thiểu nhằm duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Phận người chạy lũ ở Mường Lát
Nhà cửa, tài sản cả đời người đồng bào chắt chiu gầy dựng nhưng chỉ trận lũ kinh hoàng hồi tháng 8-2019 ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay.
Sau trận lũ ấy, nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào ảnh hưởng vì bão số 3 được triển khai khẩn cấp, trong đó có việc phải tìm ngay một nơi ở mới an toàn cho đồng bào. Tuy nhiên, tiền hỗ trợ về chậm. Đến nay những khu nhà tái định cư dù đã mọc lên giữa núi rừng nhưng còn thiếu thốn đủ đường và nhiều người dân chưa chuyển đến được nơi an toàn.
Nghe mưa là chạy
Cuối tháng 8-2020, chúng tôi trở lại huyện biên giới Mường Lát sau một năm nơi này hứng chịu trận lũ kinh hoàng hồi tháng 8-2019. Tàn tích sau trận lũ lịch sử ấy là những ngôi nhà, phận người vùi trong đất. Đến nay núi rừng nơi này đã phủ một màu xanh của sự sống nhưng vẫn còn đó nỗi ám ảnh trong tâm trí của bao lớp người nơi đây bị thiệt hại nặng nề do lũ gây ra.
Những bản làng người Thái, người Mông chênh vênh, vắt vẻo bên các sườn núi ẩn hiện mình giữa lớp sương sớm mây mù. Từ trên cao nhìn xuống, những ngôi nhà nhỏ bé như những bao diêm mà chỉ cần một trận mưa đêm cũng có thể khiến những ngôi nhà ấy bị vùi lấp bất kể lúc nào.
Chúng tôi đến nhà của ông Sung Xáy Pó (65 tuổi) nằm giữa lưng chừng núi bản Chim. Ngôi nhà nằm trong diện có nguy cơ bị sạt lở cao, bắt buộc phải di dời đến khu tái định cư mới. Ông Pó đang ngồi bóc những củ măng rừng vừa đào từ chiều hôm trước, nói với tôi: "Cán bộ ơi, nửa năm rồi chúng tôi vẫn háo hức về nơi ở mới lắm. Vì về đó sẽ an toàn, ngủ sẽ ngon lắm.
Nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa thể về được vì không có điện, đường sá chênh vênh khó đi và tiền hỗ trợ nhà ở sau lũ vẫn còn ở mãi trên tỉnh. Ở đây ngó rứa chứ mưa là đồng bào phải chạy đến nơi khác, không dám ở lại vì sợ núi đổ xuống là vùi lấp hết nhà cửa của chúng tôi".
Nhà anh Sung Văn Chá (31 tuổi) ở bản Chim bị sập và vùi lấp hoàn toàn sau trận lũ. Sau đó anh được Nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng để đến nơi ở mới an toàn hơn. Trong khoảng thời gian tìm nơi ở mới và xây dựng nhà cửa, gia đình anh phải đi ở nhờ bà con trong một thời gian dài. "Đến nay dù về nơi ở mới rồi nhưng chúng tôi mới chỉ nhận 60% tiền hỗ trợ, trong khi không có điện, đường không thành đường. Vì thế, cuộc sống của đồng bào chúng tôi vốn dĩ khó khăn lại càng khó khăn hơn" - anh Chá tâm sự.
Ngôi nhà của Sung Xáy Pó (65 tuổi) nằm trong diện nguy cơ sạt lở cao, bắt buộc phải di dời đến khu tái định cư mới. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Những đứa trẻ nghịch đất giữa vùng tái định cư bản Chim còn đó bao ngổn ngang. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Tái định cư ba không
Sau trận lũ tháng 8-2019, huyện Mường Lát thống kê có ba bản với 156 hộ dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 sẽ được bố trí tái định cư, bao gồm bản Nà Ón (xã Trung Lý) có 54 hộ, bản Chim (xã Nhi Sơn) có 52 hộ và bản Xim (xã Quang Chiểu) có 48 hộ.
Tại thời điểm đó, kinh phí hỗ trợ nhà ở bị thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với 30 ngôi nhà bị sập hoàn toàn với mức chi trả là 300 triệu đồng/nhà; 12 nhà bị thiệt hại rất nặng được hỗ trợ 200 triệu đồng/nhà; 15 nhà bị thiệt hại nặng là 100 triệu đồng/nhà; nhà thiệt hại một phần dưới 30% và nhà di dời khẩn cấp là 40 triệu đồng/nhà.
Ông Lương Văn Xích, Bí thư Đảng ủy xã Nhi Sơn (Mường Lát), cho biết: "Hiện nay khu tái định cư bản Chim chưa có điện, đường dẫn đến bản tái định cư còn khó khăn lắm mà chỉ cần một trận mưa thôi là biệt lập với bên ngoài. Nhiều người phải đi vay tiền, vay xi măng, tấm lợp mái cho xong trước mùa mưa lũ. Còn nhiều nhà chưa có tiền thì vẫn phải đợi thôi.
Đặc biệt, ở Mường Lát vẫn còn trong mùa mưa lũ nên người dân rất lo lắng. Vì thế, tôi mong cấp trên sớm hỗ trợ, hoàn thiện khu tái định cư để người dân có điện, có đường, có tiền để sớm về nơi ở mới an toàn" - ông Xích chia sẻ.
Chưa thể an cư
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: "Huyện thống kê tổng số tiền hỗ trợ cho đồng bào là 15,4 tỉ đồng để xây nhà, sớm ổn định chỗ ở cho bà con bị ảnh hưởng sau trận bão số 3. Đến nay, người dân bị ảnh hưởng mới được hỗ trợ hơn 60% với khoảng 9 tỉ đồng.
"Hiện nay còn thiếu hơn 6 tỉ đồng nên tiến độ có chậm đi, trong khi nhân dân không có tiền làm nhà. Bởi nhiều gia đình đã trôi hết nhà, hết cửa thì họ lấy đâu ra tiền nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm động viên bà con, các doanh nghiệp hỗ trợ vào để họ làm. Đến nay thì về cơ bản nhà cửa của người dân tại ba bản tái định cư đã tạm ổn nhưng còn thiếu điện, đường đi lại khó, một phần tiền hỗ trợ cho bà con từ chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay người dân và họ vẫn chưa thể an cư" - ông Cường trăn trở.
Bí thư Huyện ủy huyện Mường Lát - ông Hà Văn Ca cho biết: "Hiện Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa đã có công văn điều chỉnh cơ chế nguồn kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho các hộ dân có nhà bị thiệt hại do cơn bão số 3 năm 2019 gây ra trên địa bàn huyện Mường Lát. Theo đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thống nhất chủ trương điều chỉnh cơ chế để hỗ trợ nhà ở cho các hộ dân còn thiếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
"Tỉnh ủy Thanh Hóa đã giao cho UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo quy định, sớm hoàn thành việc xây dựng nhà ở, góp phần ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân vùng thiệt hại trên địa bàn huyện Mường Lát.
Hiện UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, căn cứ kết luận của thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa khẩn trương triển khai thực hiện và có ý kiến báo cáo chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa" - ông Ca thông tin.
Sẽ thực hiện giai đoạn 2 luồng tàu Quan Chánh Bố Bộ GTVT trong văn bản trả lời các kiến nghị của UBND TP Cần Thơ liên quan đến các dự án giao thông đã cho biết Bộ sẽ sớm thực hiện nạo vét luồng Quan Chánh Bố để tàu biển trọng tải đến 20.000 tấn ra vào thuận lợi, an toàn. Ngày 20-5, nguồn tin PLO cho biết, Bộ GTVT vừa có văn...