Doanh nghiệp tặng xe Lexus cho Cà Mau bị kiện đòi trên 100 tỷ đồng
Công ty Công Lý là DN từng tặng tỉnh Cà Mau hai chiếc xe Lexus 460 khiến dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua.
Lãnh đạo tỉnh tỉnh Cà Mau đã trả lại 2 siêu xe Lexus cho doanh nghiệp. Ảnh: CTV
Chiều 6.4, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết TAND TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã thụ lý hai vụ doanh nghiệp (DN) ở Hà Nội và TP.HCM kiện đòi nợ Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý (gọi tắt Công ty Công Lý) với số tiền trên 100 tỷ đồng. TAND TP.Cà Mau đã gửi thông báo thụ lý các vụ kiện nói trên cho VKS đồng cấp và bị đơn là Công ty Công Lý.
Công ty Công Lý là DN từng tặng tỉnh Cà Mau hai chiếc xe Lexus 460 khiến dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua.
Theo tìm hiểu, ngày 14.3, TAND TP.Cà Mau thụ lý đơn khởi kiện của Công ty CP Sản xuất Thương mại Dây và cáp điện Đông Á (trụ sở tại Hà Nội). Theo đó, Công ty CP Sản xuất Thương mại Dây và cáp điện Đông Á khởi kiện Công ty Công Lý để đòi số tiền của ba hợp đồng thi công, cung cấp thiết bị và bảo lãnh dự thầu tại dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu mà Công ty Công Lý làm chủ đầu tư, với tồng số tiền trên 40 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong đơn khởi kiện, phía Công ty CP Sản xuất Thương mại dây và cáp điện Đông Á cho rằng đã nhiều lần yêu cầu Công ty Công Lý thanh toán và hoàn trả số tiền nói trên nhưng Công ty Công Lý vẫn chưa thực hiện. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Công ty CP Sản xuất Thương mại Dây và cáp điện Đông Á khởi kiện để tòa xem xét buộc Công ty Công Lý phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, hoàn trả số tiền trên 40 tỷ đồng.
DN còn lại nộp đơn kiện Công ty Công Lý để đòi nợ là Công ty CP Vận tải liên hiệp Huy Hoàng (trụ sở ở TP.HCM). Công ty Huy Hoàng yêu cầu TAND TP.Cà Mau giải quyết để Công ty Công Lý thanh toán tổng số tiến vốn còn thiếu là 61,6 tỷ đồng và tiền lãi theo quy định của pháp luật.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Công ty Công Lý thời gian vừa qua được dư luận đặc biệt quan tâm bởi việc DN này tặng tỉnh Cà Mau hai chiếc xe Lexus 460. Sau khi báo chí phản ánh, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, Cà Mau đã phải trả lại hai xe này.
Đồng thời vừa qua, dư luận báo chí thông tin việc nhà máy xử lý rác thải tại TP.Cà Mau do Công ty Công Lý làm chủ kể từ khi đi vào hoạt động đến nay hai lần được Cà Mau giải quyết cho tạm ứng hàng chục tỷ đồng, đặc biệt là lần tạm ứng năm 2016 sau khi tỉnh được tặng hai chiếc xe Lexus 460. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau khẳng định việc cho tạm ứng là không sai.
Theo Gia Tuệ (Pháp luật TP.HCM)
"Làn sóng" chính quyền trả xe tặng cho doanh nghiệp
Chỉ trong cuối ngày hôm qua (3/4), lần lượt: UBND tỉnh Cà Mau và sau đó là Thành uỷ Đà Nẵng đã có động thái trả lại xe ô tô của các doanh nghiệp tặng. Những việc này được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến rõ ràng về vấn đề trên tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ. Nhưng liệu việc này sẽ thành tiền lệ: Từ nay, các bộ, ngành, các địa phương sẽ không nhận quà tặng đắt tiền từ doanh nghiệp?
Chiếc xe của Thành uỷ Đà Nẵng từ quà tặng của doanh nghiệp sẽ được hoàn trả trong ngày hôm nay (4/3)
Không phải cho đến thời điểm này mới có việc trả lại xe ô tô đắt tiền do doanh nghiệp tặng. Tháng 8/2016, UBND tỉnh Ninh Bình mặc dù đã nhận xe, chuyển hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính xác lập quyền sở hữu nhà nước (xe công) với 3 chiếc xe giá trị trên 6,2 tỷ đồng do một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh này tặng, đã rút lại đề nghị trên và trả lại xe cho doanh nghiệp đó.
Trong một bài viết vào tháng 7/2016 với tiêu đề "Bóng tối của Trịnh Xuân Thanh tại Halico", Dân trí cũng đã nêu chuyện ông Mai Văn Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico)-một đàn em của Trịnh Xuân Thanh đã chuyển một chiếc xe Mercedes E250 cho Bộ Công Thương "mượn". Sau khi báo nêu, Bộ Công Thương ngay trong ngày đã ra quyết định trả xe cho Halico.
Với các động thái trả xe của UBND tỉnh Cà Mau và Thành uỷ Đà Nẵng lần này cũng vậy, việc trả xe không phải ý muốn chủ động ngay từ đầu của chính quyền các tỉnh, thành phố trên mà sau khi có dư luận báo chí, ý kiến của nhiều chuyên gia luật, kinh tế và cuối cùng là ý kiến của người đứng đầu Chính phủ.
Cho nên, có thể nói, việc trả xe, tuy đáp ứng nguyện vọng của người dân mong muốn các cấp chính quyền phải công khai, minh bạch trong việc nhận quà tặng của doanh nghiệp và cũng khá kịp thời (trừ Đà Nẵng) nhưng đáng tiếc là việc "gửi lại quà" đó phần nhiều là sự miễn cưỡng.
Trên thực tế, Nhà nước hiện nay đã có tới 3 văn bản pháp luật quy định về việc cho và nhận quà tặng của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, của cán bộ, công chức như Nghị định 29/NĐ-CP của Chính phủ năm 2014, Quyết định số 64/QĐ/TTg năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 32/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Các văn bản trên đều quy định khá rõ về những cách thức, trình tự cho, nhận quà tặng và cả từ chối quà tặng của các tổ chức, cá nhân với các tổ chức, đơn vị nhà nước mà trong một số trường hợp, các bộ, ngành, địa phương có thể vận dụng, thậm chí có trường hợp vận dụng không sai khi nhận quà tặng của các tổ chức, cá nhân là những chiếc xe đắt tiền.
Bộ Công Thương từng "mượn" xe của doanh nghiệp dù doanh nghiệp này đang thua lỗ, nhưng đã phải trả lại sau khi Dân trí nêu
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không phải không có kẽ hở trong việc cho, nhận, sử dụng quà tặng là xe ô tô đắt tiền với giá trị lên tới hàng tỷ đồng/chiếc khi những chiếc xe đó thực tế lại không được sử dụng vào việc đi phòng chống thiên tai, chữa cháy rừng ...(có những xe đắt tiền sử dụng không phù hợp vào các việc như vậy), hoặc có thể được sử dụng vào mục đích khác khi ở cấp cơ sở còn thiếu hệ thống giám sát việc sử dụng quà tặng.
Hơn nữa, có những trường hợp tặng quà có dấu hiệu có động cơ không minh bạch khi chính đơn vị là doanh nghiệp tặng xe cho chính quyền lại chính là các đơn vị thuộc diện mình phải quản lý và doanh nghiệp đó còn chưa chấp hành tốt các quy định nhà nước nhất là về chính sách thuế mà một số tờ báo đã nêu trong tuần: Lao động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh...Thì việc trả lại xe cho các doanh nghiệp này là điều không phải khuyến khích nữa mà là bắt buộc.
Mặc dù vậy, cũng không phải không có những trường hợp được phép tặng xe, nên tặng và nên nhận. Ví dụ có những doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, quy định nhà nước, kinh doanh có lợi nhuận lớn nhưng thực sự muốn đóng góp, tặng tiền, tặng những món quà để đóng góp sự phát triển của ngành, hay địa phương, ví dụ như tặng xe ô tô cứu hoả để chữa cháy rừng khi địa phương còn thiếu kinh phí mua xe, tặng xe để làm phương tiện chở bệnh nhân ở các bệnh viện...với tinh thần tự nguyện, thiện nguyện thì cũng đều nên cho và nên nhận.
Do đó, ở đây không phải là vấn đề tuyệt đối không nên nhận, không nên cho mà Nhà nước cần có các quy định, chính sách cụ thể hơn nữa để làm khiến việc cho, nhận quà tặng chặt chẽ, công khai, minh bạch. Người dân và báo chí có thể giám sát dễ dàng thì việc cho, tặng từ doanh nghiệp hay bất cứ một đơn vị, cá nhân nào cho các tổ chức, cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước sẽ được thực hiện tốt, không có yếu tố vụ lợi và được sự ủng hộ, đồng tình của người dân.
(Theo Dân Trí)
Cà Mau báo cáo "khẩn" Thủ tướng việc doanh nghiệp tặng xe Lexus Liên quan đến việc doanh nghiệp tặng 2 xe ô tô Lexus cho tỉnh Cà Mau, chiều ngày 23/2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải vừa có báo cáo "khẩn" gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo "khẩn" của UBND tỉnh Cà Mau do Chủ tịch Nguyễn Tiến Hải ký ngày...