Doanh nghiệp sẽ được thử nghiệm công nghệ mới với cách tiếp cận Sandbox
Để góp phần thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cần cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận Sandbox.
Như ICTnews đã thông tin , trong cả ngày hôm nay, 9/5/2019, Bộ TT&TT đã lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” và khẩu hiệu hành động “Make in Vietnam” (“ Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”). Đây là một khởi đầu quan trọng, tiếp tục tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ, sớm hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển.
Tại đây, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đã trao đổi, chia sẻ và đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị với mong muốn kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm trở thành cường quốc về công nghệ, có một cộng đồng đông đảo các doanh nghiệp công nghệ “Make in Vietnam”.
Trong trao đổi tại Diễn đàn, CEO Công ty VCCorp Nguyễn Thế Tân đã đề xuất Nhà nước cần ban hành cơ chế Sandbox (khung chính sách riêng) dành cho cái mới: Cơ chế này rộng về phạm vi, rộng về đối tượng tham gia, giới hạn quy mô ảnh hưởng. Ví dụ, cho phép ví điện tử nạp tiền mặt, nhưng giao dịch không quá 1 triệu ngày, giao dịch hóa đơn cơ bản thì được giao dịch các khoản tiền to hơn.
Ông Tân cũng kiến nghị Nhà nước cho phép áp dụng chính sách đặc khu ảo cho những vấn đề quá hóc búa, cần kiểm soát, hoặc có rủi ro lớn. “Nhà nước chọn lọc công ty, chọn lọc vấn đề với quy định thông thoáng hơn để áp dụng thử nghiệm, sau thời gian thử nghiệm sẽ điều chỉnh chính sách để cho phép áp dụng chính thức. Ví dụ như quản lý tiền ảo chẳng hạn thì cần áp dụng chính sách đặc khu ảo”, ông Tân nêu.
Cách tiếp cận Sandbox – “Cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn” cũng đã được Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT đưa ra trong phát biểu khai mạc Diễn đàn , khi đề cập đến những giải pháp để tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, để Việt Nam trở thành nơi hội tụ nhân tài công nghệ toàn cầu.
“Nhân tài có đặc tính là toàn cầu. Việt Nam chúng ta sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ về đây. Cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận Sandbox: Cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn. Những “đặc khu công nghệ”, “đặc khu đổi mới sáng tạo” với nội hàm là nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ, có thể được Chính phủ xem xét…”, người đứng đầu ngành TT&TT đề xuất.
Video đang HOT
Trao đổi với báo chí, Chủ tịch kiêm CEO Công ty Got It Trần Việt Hùng cũng nhận định: nếu cơ chế Sandbox được thực hiện để hỗ trợ các doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẽ giúp rất nhiều cho sự phát triển các startup công nghệ của Việt Nam.
Trong phát biểu chỉ đạo Diễn đàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ sự ủng hộ về nguyên tắc cho thí điểm triển khai các mô hình kinh tế mới, mô hình kinh doanh mới trên nền tảng số tại một số địa phương, một số ngành, từ đó nghiên cứu tổng kết để áp dụng trên toàn quốc.
Tuy nhiên, trước mong muốn của các doanh nghiệp đối với việc sớm có chính sách Sandbox, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thẳng thắn chỉ rõ, rất khó để có luôn một quy định, chính sách về vấn đề Sandbox. Bởi lẽ đây là một vấn đề mới, các doanh nghiệp nên thử một vài lần trước đã. “Yêu cầu có ngay một chính sách về Sandbox cũng không đúng với tinh thần đã được thảo luận tại Diễn đàn, đó là cái gì mới thì thử trước cho lộ ra các vấn đề, sau đó mới đúc kết nó sau”, Bộ trưởng lý giải.
Bộ trưởng cũng cho hay, hiện nay có một điểm rất tốt là nhận thức về việc cái gì mới thì cho thử nghiệm đã được Chính phủ gần như nhất quán. Theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp khi muốn thử nghiệm một sản phẩm, hay một mô hình kinh doanh nào đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận Bộ quản lý vấn đề đó để đề nghị được hỗ trợ. “Tôi tin rằng Bộ trưởng Bộ đó nếu thấy rằng sản phẩm, mô hình đó tốt cho đất nước, sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp nhận”, Bộ trưởng chia sẻ.
Lấy dẫn chứng về chủ trương dịch vụ Mobile Money, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, khi chính sách này được triển khai, các doanh nghiệp viễn thông sẽ trở thành ngân hàng, và người dân có thể nạp tiền vào tài khoản nhà mạng rồi dùng điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau hoặc chi tiêu hàng hoá có giá trị nhỏ. Bộ trưởng cho biết: “Việc này đã được Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất cho triển khai thử, đồng thời đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho triển khai thử”.
Bộ trưởng cho rằng: “Các doanh nghiệp có thể đề xuất thử nghiệm cái mới trong một thời gian nhất định. Sau thời gian thử nghiệm đó, khi mọi thứ đã rõ hơn mới đưa ra một chính sách cho vấn đề Sandbox. Còn ngay bây giờ chưa rõ nó là gì, chúng ta muốn có ngay chính sách về Sandbox thì không khả thi”.
Theo GenK
Bộ TT&TT nên cấp phép thử nghiệm 5G trong năm 2019 để các nhà mạng không bị chậm trễ
Ông Lưu Mạnh Hà, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho rằng Bộ TT&TT nên sớm cấp phép cho thử nghiệm 5G trong năm 2019 để các nhà mạng không bị chậm trễ trong làn sóng 5G.
Ông Lưu Mạnh Hà, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom
Đây là những kiến nghị được ông Lưu Mạnh Hà nêu ra trong phiên hội thảo chuyên đề "Giải pháp và dịch vụ số với công nghệ 4G/5G" trong khuôn khổ hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT Việt Nam (Vietnam ICT Investment Forum - VIIF) 2018 kết hợp với Triển lãm India - ASEAN ICT Expo được Bộ TT&TT chủ trì tổ chức trong 2 ngày 27 - 28/9 tại Hà Nội.
Theo ông Lưu Mạnh Hà, dưới góc độ của một nhà mạng, "Viettel coi IoT như một kỳ vọng và một tiềm năng lớn."
Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho hay, trên thế giới, doanh thu của các dịch vụ viễn thông truyền thống đang suy giảm rất nhanh. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, doanh thu của các dịch vụ viễn thông truyền thống gần như đứng yên thậm chí là sụt giảm. Tỷ lệ người dùng trên dân số hiện nay gần như đã bão hòa. Do vậy, IoT là nguồn doanh thu mới bù vào phần doanh thu bị suy giảm của các dịch vụ truyền thống.
Doanh thu của IoT tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, các thiết bị IoT cũng đang tăng trưởng rất nhanh. Không những thế, ông Lưu Mạnh Hà cũng cho rằng: "IoT cũng sẽ khiến quyền lực về tay các nhà khai thác. Đặc biệt, với IoT, chúng ta sẽ có rất nhiều dữ liệu và dữ liệu này như nguồn dầu mỏ quý báu."
Đối với Viettel, 6 lĩnh vực có tiềm năng trong triển khai IoT đó là: các ứng dụng trong công nghiệp; giao thông (với các ứng dụng trong giám sát hành trình); sức khỏe, nông nghiệp, thành phố thông minh, nhà thông minh.
Trả lời câu hỏi Viettel đã thử nghiệm gì cho IoT, ông Lưu Mạnh Hà cho biết: ngay từ đầu, Viettel xác định đối với IoT thì vấn đề quan trọng nhất là hạ tầng.
Hiện nay, Viettel là nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam. Ngoài 2G/3G, 4G cũng đang được Viettel triển khai rất rộng. Đến hiện tại, số trạm phủ 4G của Viettel đang dẫn đầu trong các nhà mạng. Tính về IoT, Viettel cũng chiếm 90% doanh số, riêng data chiếm tới 95% doanh số. Dự kiến trong quý I/2019, Viettel cũng sẽ hoàn thiện platform của IoT.
Viettel hiện cũng có các công ty ứng dụng IoT trong các lĩnh vực khác nhau để tạo ra thành một hệ sinh thái cho IoT từ thiết bị, hệ thống cung cấp các nền tảng đám mây và phân tích dữ liệu; giải pháp và ứng dụng IoT cho thành phố thông minh hay an ninh mạng - vấn đề quan trọng của IoT. Ngoài ra, Viettel cũng xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp IoT của Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng về các startup về IoT.
Ông Lưu Mạnh Hà cũng đề xuất, khi IoT bùng nổ, số lượng trạm phát sóng sẽ tăng lên rất nhiều lần. Vì vậy, sẽ đặt sức ép triển khai lên các nhà cung cấp dịch vụ. Triển khai hạ tầng không thể nhanh được và cần sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan quản lý để xây dựng hạ tầng viễn thông đồng bộ với các hạ tầng công cộng khác.
Ông Lưu Mạnh Hà cũng cho rằng, để đảm bảo cho IoT thì Bộ TT&TT cũng sớm cấp phép thêm băng tần để có thêm dung lượng cho IoT sẵn sàng bùng nổ. Đồng thời, trong 2019, Bộ cũng nên cấp phép cho thử nghiệm 5G để các nhà mạng không bị chậm trễ trong làn sóng 5G.
Theo ITC
TSMC sản xuất hàng loạt chip 5nm vào năm tới TSMC đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm con chip 5nm, và dự kiến sẽ bắt đầu quá trình sản xuất hàng loạt chip này trong nửa đầu năm tới. TSMC sẵn sàng cho dây chuyền sản xuất chip hiện đại nhất của mình Theo GSMArena, quá trình này hứa hẹn mang đến chip nhỏ hơn nhiều (giảm tới 45% diện tích), cũng...